Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
01/10/2020 07:30
Người thợ truyền tải điện - nhọc nhằn và những rủi ro

01/10/2020 07:30

Bước vào mùa mưa bão, cán bộ, công nhân lao động của Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia lại căng mình đảm bảo an toàn trên hệ thống truyền tải.
Người thợ truyền tải điện   nhọc nhằn và những rủi ro

Bước vào mùa mưa bão, cán bộ, công nhân viên của Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia lại căng mình đảm bảo an toàn trên hệ thống truyền tải.

Người thợ truyền tải điện   nhọc nhằn và những rủi ro

Bước vào mùa mưa bão, Truyền tải điện Đông Bắc 1 (Công ty Truyền tải Điện 1) tiếp tục triển khai thi công hoàn thành các công trình sửa chữa lớn năm 2020: “Xử lý khoảng cách pha đất khoảng cột 54 - 55 thuộc khoảng néo 51 - 56, khoảng cách pha đất khoảng cột 60 - 61 đường dây 220kV Phả Lại - Mạo Khê 1 và 2; tổng kiểm tra sửa chữa phần điện trên toàn tuyến.

Đường dây 220kV Phả Lại - Mạo Khê 1 và 2 được đóng điện và đưa vào vận hành từ năm 2002. Qua 18 năm vận hành thường xuyên đầy tải, quá tải dẫn đến dây dẫn và phụ kiện xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn. Theo kế hoạch sửa chữa lớn năm 2020 và kế hoạch xử lý tồn tại phần điện của 2 đường dây đã được Công ty phê duyệt, Truyền tải Điện Đông Bắc 1 đã thành lập Ban chỉ huy công trường với hơn 70 người được điều động từ các đội Truyền tải Điện Chí Linh, Uông Bí, Hạ Long, Đầm Hà... với mục tiêu hoàn thành sớm trước phương án được duyệt là một ngày.

Công đoạn nào cũng tiềm ẩn rủi ro

Tuy nhiên, trong suốt quá trình thi công, do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt nhất là ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2 nên thi công các đường dây giao chéo phía dưới không cắt được điện. Tất cả các cột điện đều nằm trên ruộng lúa hoa màu của nhân dân nên việc vận chuyển vật tư, thiết bị thi công với khối lượng công việc lớn, điều kiện làm việc trên cao luôn thách thức với công nhân truyền tải điện.

Người thợ truyền tải điện   nhọc nhằn và những rủi ro

Công ty Truyền tải Điện 1 (Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia) có tổng số hơn 2.000 cán bộ công nhân viên, trong đó gần 1.200 người lao động trực tiếp. Đặc thù lưới điện cũ, quá tải cục bộ; phương thức vận hành thay đổi liên tục nên tiềm tàng nhiều nguy cơ gây sự cố.

Nhiều đường dây đi qua các vùng có mật độ sét lớn, xác suất sự cố cao. Nhiều công trình thi công nâng công suất, đầu tư xây dựng xen lẫn với thiết bị đang vận hành. Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp (nắng nóng, mưa bão, lụt lội xảy ra trên diện rộng, liên tiếp, kéo dài…). Khối lượng quản lý vận hành tăng nhiều, trong khi định mức lao động ở các trạm thấp (đặc biệt là sau khi triển khai trạm biến áp không người trực, tổ thao tác lưu động). Trụ sở làm việc của người lao động nằm trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, phương tiện thiếu thốn, đi lại khó khăn…

Theo Công đoàn Công ty, rủi ro do điện xuất hiện khi thời tiết ẩm ướt, có nguy cơ gây cháy nổ và mất an toàn do điện cảm ứng, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động. Ngoài ra, mùa mưa bão còn gây nguy cơ tai nạn giao thông do đường trơn trượt, tầm nhìn hạn chế. Người lao động phải vượt sông, suối, leo đồi núi trơn trượt, nguy cơ sạt lở tiềm tàng. Thêm vào đó là , ong đốt, muỗi đốt gây sốt rét hoặc sốt xuất huyết…

Người thợ truyền tải điện   nhọc nhằn và những rủi ro
Người lao động của Công ty Truyền tải Điện 1.

Truyền tải Điện Tây Bắc 2 là đơn vị đứng chân trên địa bàn đặc thù (vùng Tây Bắc) với núi đá hiểm trở, rừng rậm, nhiều suối, thác và nguy cơ sạt lở, lũ quét cao. Đơn vị quản lý những đội truyền tải điện có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng như Truyền tải Điện Mường La (Sơn La). Nơi đây có công trình hệ thống truyền tải điện 500kV là công trình liên quan đến an ninh quốc gia theo Quyết định số 1944/QĐ-TTg, ngày 04/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Công trình Trạm biến áp 500kV Sơn La và hệ thống đường dây 500kV, 220kV trên địa bàn huyện Mường La còn đảm nhận nhiệm vụ nhận và truyền tải công suất phát của các nhà máy thuỷ điện Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát, Nậm Chiến... Nếu để xảy ra sự cố mất an ninh, an toàn trên tuyến sẽ ảnh hưởng lớn tới các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng - của cả nước nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng. Do vậy, công tác kiểm tra trên tuyến, phòng ngừa rủi ro và sự cố, đảm bảo an toàn cho hệ thống truyền tải và con người luôn được đơn vị và công ty coi trọng.

Đó chỉ là hai trong số nhiều đơn vị có nguy cơ mất an toàn cao thuộc Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia - đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, sửa chữa hệ thống điện truyền tải cấp điện áp từ 220kV đến 500kV trên phạm vi toàn quốc.

Theo đồng chí Nguyễn Huy Thắng – Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty: “Tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, trong tất cả các khâu truyền tải điện thì khâu nào cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Do vậy, vấn đề thực hiện quy trình về quản lý rủi ro tại tất cả các vị trí làm việc trên hệ thống đều được đánh giá thường xuyên. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro tại nơi làm việc”.

Người thợ truyền tải điện   nhọc nhằn và những rủi ro

Tổng Công ty hiện có tổng số hơn 7.000 cán bộ, công nhân lao động. Lực lượng lao động trực tiếp bao gồm đội ngũ quản lý vận hành, sửa chữa, dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện, quản lý các dự án đầu tư xây dựng lưới truyền tải điện. Trong toàn bộ chuỗi hoạt động đó đều tiềm ẩn nguy cơ rủi ro gây mất an toàn cho hệ thống truyền tải và người lao động trong quá trình làm việc. Đặc biệt là đối với các trạm biến áp cải tạo, sửa chữa, nâng công suất, mở rộng trạm thì vừa đảm bảo vận hành vừa đảm bảo thi công. Người lao động làm việc đan xen giữa các loại hình công tác trong trạm, xen kẽ giữa các môi trường có điện.

Bên cạnh rủi ro thường trực khi làm việc trên hệ thống như sơ sẩy gặp rủi ro do điện giật, ngã cao hoặc vi phạm khoảng cách an toàn hành lang tuyến thì khi kiểm tra tuyến trong mùa mưa bão, người lao động phải vượt qua các địa hình hiểm trở rừng rậm, suối, lũ và đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Hoặc trong quá trình di chuyển bộ máy tổ chức ở trên các công trình trọng điểm, ngoài nguy cơ lũ quét, người lao động ở tất cả mọi vị trí trên hệ thống còn đối mặt với nguy cơ bị côn trùng đốt, rắn cắn, trượt ngã, cây đổ.

Nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, an toàn vận hành, từ đầu mùa mưa bão, Tổng Công ty đã lập các chế độ kiểm tra: Tất cả các thiết bị phải được thí nghiệm định kỳ, phát hiện các bất thường của thiết bị để khắc phục kịp thời. Đồng thời tăng cường kiểm tra hành lang tuyến, phát hiện các điểm vi phạm hành lang tuyến và các điểm bất thường trên hệ thống truyền tải điện, có khả năng là nguy cơ gây mất an toàn khi mưa bão. Tổng Công ty cũng chỉ đạo các đơn vị trực tiếp xây dựng phương án và tổ chức diễn tập xử lý sự cố khi có tình huống khẩn cấp và cứu hộ, cứu nạn theo phương châm 4 “tại chỗ” gồm chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

Công đoàn đã phối hợp với chuyên môn đồng cấp xây dựng phương án chi tiết phòng chống lụt bão tại đơn vị. Trong đó chú trọng việc đảm bảo trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động cho người lao động. Đồng thời yêu cầu các công đoàn cơ sở thành viên chỉ đạo mạng lưới an toàn vệ sinh viên tại chỗ nâng cao trách nhiệm trong hoạt động thông qua việc tham gia góp ý vào phương án phòng chống lụt bão. Tăng cường kiểm tra trang thiết bị an toàn, rà soát tất cả các rủi ro đã được đánh giá và tuyên truyền hướng dẫn người lao động tuân thủ và làm theo. Tại Hội nghị Người lao động hằng năm, các cấp công đoàn đều lấy ý kiến người lao động, thương lượng đưa vào thỏa ước lao động tập thể điều khoản có lợi cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động.

Bài: Duy Minh
Ảnh: Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia
Đồ họa: Duy Minh

Xem phiên bản di động