Người lao động tự do chật vật mưu sinh mùa dịch bệnh
Người lao động - 11/09/2020 17:10 Nguyễn Nga
Gánh hàng rong trên đường Phạm Ngọc Thạch gần Nhà thờ Đức Bà (quận 1, TP HCM). Ảnh N. Nga |
Thời tiết TP HCM khắc nghiệt, nắng nóng liên miên, nhưng những người lao động đội cả nắng mưa để mưu sinh. Số lượng lao động tự do trên địa bàn thành phố là rất lớn, bao gồm những gánh hàng rong bán bánh tráng, bán đồ ăn vặt, chiếc xe đồ ăn di động và ngay cả những cô chú lượm ve chai, bán vé số. Ngày ngày họ tỏa ra nhiều con đường, khắp các hẻm nhỏ, khu phố để kiếm sống.
Nhưng điều ít ai để ý rằng họ là đối tượng lao động rất dễ bị tổn thương, đặc biệt trong mùa dịch này. Điều đầu tiên là thu nhập của họ thấp hơn nhiều so với lao động chính thức. Theo tính toán bình quân mỗi tháng, thu nhập của họ chỉ bằng một nửa của lao động chính thức. Lao động phi chính thức (lao động tự do) là đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt khi có sự thay đổi về chính sách.
Nơi bán đồ ăn vặt gần Hồ Con Rùa (quận 3, TP HCM). Ảnh N. Nga |
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, số lao động phi chính thức có việc làm ở Việt Nam tính đến hết quý II/2020 là 19,5 triệu người. Số liệu này đã giảm 516.000 người so với quý trước và giảm 634.000 người so với cùng kỳ năm trước. Đây là nhóm lao động dễ bị tổn thương trong thị trường lao động khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng của các cú sốc. Không chỉ thu nhập bấp bênh, điều kiện làm việc nghèo nàn, họ còn khó có thể tiếp cận các chính sách an sinh xã hội.
Gần 21 giờ trên đường Phạm Ngọc Thạch (quận 1, TP HCM), gần Hồ Con Rùa và Nhà thờ Đức Bà, nhiều cô chú bán hàng rong, xe đẩy đồ ăn, vẫn chưa thu dọn đồ về nhà. Có những gánh hàng rong rất đông khách, nhưng cũng có gánh hàng vắng teo, người bán hàng ngồi buồn bã.
Gánh hàng bánh tráng ở gần Hồ Con Rùa được nhiều khách lui tới. Ảnh N. Nga |
Những tiệm ăn di động tại Hồ Con Rùa cũng không còn đông khách như trước, khách vắng hoe, người bán hàng ngao ngán. Dịch bệnh đã làm thay đổi hoàn toàn thời gian, cách thức mưu sinh và giảm đi thu nhập đáng kể của người lao động tự do.
Cô Ba (47 tuổi, quê An Giang), bán bánh tráng mưu sinh bằng nghề này đã gần 2 chục năm nay, lắc đầu khi tôi hỏi mùa dịch “kiếm ăn” có ổn không. Cô Ba kể, trước đây khi chưa có dịch, gánh hàng của cô 'đắt như tôm tươi', lúc nào cũng đông nghẹt người đến mua. Nhưng suốt từ mùa dịch đến nay giảm hẳn, ngày ngày bán đến khuya cô mới chắt góp được gần 200.000 đồng. Nếu cuối tuần thì may ra có nhiều hơn. Nhưng đổi lại, đôi chân cô mỏi nhừ vì đi nhiều.
Nhiều lao động tự do mưu sinh trên chiếc xe đồ ăn di động ngày mưa tại đường Nguyễn Trãi, quận 5. Ảnh N. Nga |
“Mỗi người một nghề để kiếm sống con ạ. Mình còn sức khỏe thì mình mần nhiêu đó. Đi bán hàng như này mình chủ động thời gian, tự do, khỏe mạnh thì đi mà ốm đau thì nghỉ, không bị gò bó. Nhưng đổi lại mình không có lương, tiền kiếm được cũng không ổn định. Già rồi, cũng không biết làm gì nữa”, cô Ba tâm sự.
Chú Nguyễn Trọng Đức (51 tuổi) cùng vợ bán hủ tiếu trên đường Phan Đình Phùng (Phú Nhuận, TP HCM) cho biết, dịch bệnh khiến cho công việc bán hàng của gia đình chú điêu đứng. Đợt dịch đầu tiên, giãn cách xã hội, không mở hàng quán, gần 2 tháng trời nhà chú lâm vào cảnh không có thu nhập. Chú đã từng đi nhận gạo, nhận thực phẩm được hỗ trợ của thành phố để gia đình có đồ ăn.
Xe đồ ăn di động trên đường Nguyễn Trãi, quận 5. Ảnh N. Nga |
“Quê tôi ở miền Trung, dịch bệnh đâu có về được, con cái cũng học hành trong này. Tiền trong nhà có được đều để dành cho con ăn học và trang trải cuộc sống. Dịch bệnh kéo dài khiến cho vợ chồng tôi buôn bán ế ẩm, khách hàng đến ăn giảm đáng kể. Chưa nói đến là ngày càng nhiều người đi bán đồ ăn dạo nữa, cạnh tranh nhau cũng ghê lắm. Tiền kiếm được mấy tháng nay cũng giảm nhiều so với trước”, chú Đức nói.
Thiết nghĩ, đối tượng lao động tự do, phi chính thức, gặp rất nhiều rủi ro khi làm việc. Hơn nữa, do khó tiếp cận an sinh xã hội, họ cần có chỗ dựa để đảm bảo quyền lợi cũng như an toàn khi kiếm sống.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 11/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 11/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu là hơn 28,3 triệu, hơn 913 nghìn người ... |
Cạn hẹp “Bác không bằng lòng gọi trận đánh chết nhiều người là “đánh đẹp” - Con xoá chữ “đẹp” đi như xoá sự cạn hẹp trong ... |
"Trai quê né ra, đừng mơ mộng làm người yêu em" Phần lớn nam nữ công nhân trẻ chọn , kết hôn với những tiêu chí thực tế, phù hợp. Nhưng một số bạn ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.