Người lao động phải làm gì khi công ty không trả lương
Trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp khó khăn do dịch bệnh nên có những công ty lấy lý do này để không trả lương theo đúng quy định cho người lao động. Trên mạng xã hội, tại các hội nhóm công nhân, nhiều người than vãn về tình trạng công ty chậm trả lương, nợ lương và thậm chí là quỵt lương. Khi rơi vào trường hợp này, người lao động cần nắm rõ các quy định của pháp luật về trả lương để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.
Trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nên nhiều công ty chậm lương của người lao động (Ảnh minh họa). |
Nguyên tắc trả lương cho người lao động
Bộ luật Lao động 2012 quy định nguyên tắc cho người lao động như sau: “Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.” Như vậy, hành vi không trả lương cho người lao động là vi phạm quy định của pháp luật.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân Người lao động khi không được trả tiền lương theo quy định cần thực hiện các bước sau đây: Thứ nhất, gửi đơn yêu cầu trả lương đến Ban lãnh đạo công ty để được giải quyết về tiền lương. Thứ hai, trường hợp công ty không trả lời thỏa đáng và không thể giải quyết, người lao động làm đơn gửi đến Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi công ty đóng trụ sở để họ cử giải quyết. Trong ba ngày kể từ ngày nhận đơn họ sẽ thực hiện việc hòa giải. Thứ ba, nếu không đồng ý với kết quả hòa giải, người lao động có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân tại địa phương nơi công ty đóng trụ sở. Thứ tư, khi giải quyết xong tranh chấp về lương, người lao động có quyền nghỉ việc tại công ty đó. Điều 37 Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước: Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g Khoản 1 Điều này; |
Hành vi bị xử phạt đối với người sử dụng lao động liên quan đến tiền lương
Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
– Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động;
– Trả lương thấp hơn mức quy định tại đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
– Trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động;
– Khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động;
– Trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động.
Nhiều người lao động bị chậm lương, quỵt lương và chỉ biết than vãn. |
Tại một số công ty, công nhân đình công để yêu cầu trả lương đúng hạn. |
Bài: Mai Liễu