Hiện nay, do ảnh hưởng của Covid-19, hầu hết các khách sạn, resort lớn tại TP Đà Nẵng đều cửa đóng, then cài vì không còn khách. Nhiều ngành Du lịch, dịch vụ đã chuyển sang các ngành nghề khác để duy trì thu nhập. |
Từ tháng 4/2021, Trần Huy Toàn (Sơn Trà, Đà Nẵng) - nhân viên lễ tân, được chủ một khách sạn trên đường Võ Nguyên Giáp gọi đi làm trở lại với mục đích tăng cường nhân sự phục vụ mùa du lịch hè. Là người có kinh nghiệm, giao tiếp tốt, nhưng anh Toàn vẫn chấp nhận mức lương cơ bản khoảng 6 triệu đồng (chưa tính phụ cấp) để được có việc làm. Toàn cho rằng mình khá may mắn khi xung quanh còn rất nhiều người vẫn chưa có việc làm. “Nhưng chưa nhận được lương tháng đầu tiên thì khách sạn đã thông báo đóng cửa. Tôi chuyển sang làm shipper cho các trang giao thực phẩm công nghệ. Những ngày đầu, cứ 6 giờ sáng mở ứng dụng thì đơn hàng “nổ” liên tục. Mỗi ngày chạy khoảng 15 – 20 đơn, tôi kiếm được từ 300 đến 400 nghìn đồng, thu nhập cũng khá nhưng vẫn đang chờ ngày du lịch "hồi sinh" để được làm đúng ngành nghề”, anh Toàn nói. |
Đà Nẵng xét nghiệm cho người lao động làm dịch vụ giao hàng. |
Không may mắn như anh Toàn, chị Trịnh Tú Trinh, hướng dẫn viên "chuyên trị” các tour khách Nhật Bản, chuyển sang bán hàng handmade online từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Đà Nẵng vào năm 2020. Đầu năm 2021, Đà Nẵng lên kế hoạch bài bản để đón khách du lịch, nhiều địa phương khác cũng “rục rịch” chuẩn bị đón khách quốc tế, chị Trinh hào hứng nộp đơn xin dẫn tour đến các điểm du lịch ở Hội An. Nhưng trong lúc đơn xin việc của chị còn chưa được duyệt thì Đà Nẵng phát hiện ca Covid-19 mới trong cộng đồng. Tất cả các khu du lịch phải đóng cửa để phòng dịch. Kế hoạch trở lại với nghề dẫn tour lại một lần nữa dang dở đối với cô gái trú quận Ngũ Hành Sơn. |
Đà Nẵng đóng cửa các bãi biển để phòng dịch.
Nhiều xe du lịch nằm im tại bãi đỗ xe sau khi dịch bùng phát trở lại. Ảnh: Quang Luật |
Hội Hướng dẫn viên du lịch TP Đà Nẵng có hơn 1.700 hội viên chính thức, hầu hết đang gặp khó khăn. Trong tình cảnh đó, Hội đã đề xuất với UBND TP Đà Nẵng tìm giải pháp hỗ trợ, giúp người lao động tạm vượt qua khó khăn trước mắt. Ông Võ Văn Anh – Chủ tịch Hội Hướng dẫn viên du lịch TP Đà Nẵng cho biết Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố đã thông qua gói vay ưu đãi cho lao động trong ngành Du lịch, bao gồm: Các công ty du lịch, các nhà xe thuộc Hội vận chuyển và nhân viên khách sạn… Cụ thể, mỗi thành viên của Hội được vay 100 triệu đồng, lãi suất 7,92%/năm, tương đương 0,66%/tháng, thời hạn 5 năm. Hội cũng đang khảo sát để tìm hiểu nhu cầu vay vốn của người lao động, đồng thời hỗ trợ các cá nhân, tập thể hoàn thành hồ sơ vay vốn. Bên cạnh đó, Hội cũng đã đề xuất với Quỹ Xúc tiến phát triển du lịch Đà Nẵng và Sở Du lịch thành phố hỗ trợ một số lớp học miễn phí để chuyển đổi ngành nghề cho người có nhu cầu, chẳng hạn như các lớp học mô hình thiết kế kinh doanh; lớp chuyển đổi phục vụ khách nội địa... “2 năm nay, hội viên không phải đóng hội phí nên nguồn ngân sách giới hạn. Hội đã đề xuất để nhận hỗ trợ, tiếp tục mở các lớp như trên. Bản thân mỗi người hướng dẫn viên đều ý thức việc tìm kiếm công việc khác để giúp cho qua giai đoạn khó khăn này, sau đó quay trở lại ngay khi có việc” – ông Anh nói. |
Xe buýt Quảng An cũng nằm im lìm tại bãi. |
Ông Cao Trí Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, đã đề xuất Chính phủ nhóm giải pháp để giải cứu người lao động, tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận các gói cứu trợ của Chính phủ; giảm lãi suất ngân hàng, giãn nợ, giảm thuế VAT; giảm các điều kiện tiếp cận các gói hỗ trợ, các loại chi phí phát sinh đối với doanh nghiệp du lịch chịu ảnh hưởng Covid-19. Các nhóm giải pháp trên đã được thực hiện từ đợt dịch đầu tiên. Theo ông Dũng, Đà Nẵng đã thực hiện rất tốt việc chi gói hỗ trợ lần 1 dành cho doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19. Đến đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, bên cạnh việc tạo điều kiện cho người lao động vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng đã có văn bản gửi Sở Công Thương thành phố, Bộ Công Thương xin giảm giá điện cho các hoạt động dịch vụ du lịch. “Đây là chính sách rất lớn, mang quy mô toàn quốc. Nhưng vẫn hy vọng Chính phủ sẽ có quyết sách giống như từng làm vào năm 2020, đã giảm hơn 30% giá điện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch” – ông Dũng cho biết. Về những giải pháp dài hơi, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng cho hay đã tiếp thu các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, trong tuần tới sẽ trao đổi cụ thể với Sở Du lịch thành phố để tìm đường khai thác du lịch khi dịch trở lại. Cụ thể, cuộc họp sẽ bàn về các hướng triển khai sản phẩm du lịch, thông điệp của Đà Nẵng và các bước cụ thể để khôi phục nền du lịch đã bị thiệt hại nặng nề sau các đợt dịch Covid-19.
|
Xuân Hậu Đồ họa: Minh Hồng |
VIMC: Quan tâm đội ngũ sỹ quan, thuyền viên khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh
Đại dịch Covid-19 tái bùng phát mạnh mẽ từ đầu năm 2021 đến nay khiến đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty ... |
Livestream của bà Hằng, 14 tỷ của Hoài Linh và “món ăn” của số đông
Câu chuyện từ thiện 14 tỷ củavẫn là đề tài cuốn hút dư luận và tối qua (25/5) càng được “đốt ... |
Thêm 55 ca nhiễm mới, Bắc Giang tiến hành test nhanh Covid-19 trong cộng đồng
Liên tiếp ghi nhận nhiều ca nhiễm mới là công nhân lao động trong các khu công nghiệp, sáng nay (26/5), Bắc Giang bắt đầu ... |