Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Người gieo mầm xanh

Đời sống - Trần Thị Như Quỳnh - quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Thầy giáo Lê Hồng Minh ở Trường Tiểu học Tô Hiến Thành, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đã nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, vươn lên trong công tác, nhiệt tình với đồng nghiệp, tận tụy với công việc và học sinh thân yêu.

“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay

Người ta bảo là nghề trong sạch nhất

Có một nghề không trồng cây trên đất

Lại nở cho đời những đóa hoa thơm”

Đọc những dòng thơ trên của nhà thơ Đinh Văn Nhã, ta nghĩ ngay đến những người lái đò thầm lặng. Đó là những thầy cô giáo - những người mang sứ mệnh trồng người mà toàn xã hội đã tin tưởng trao cho, những người thầy không quản khó nhọc, hết mình vì học sinh thân yêu. Đất nước có sự phát triển như ngày hôm nay, trước tiên là nhờ các nhà giáo, những người thầm lặng đóng góp “GDP tri thức” cho đất nước. Nhiều nhà giáo đã tâm huyết, tận tụy với nghề, là những tấm gương sáng, góp phần để lại cho đời những đóa hoa thơm.

Hưởng ứng “Cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt thành phố Đà Nẵng, lần thứ II, năm 2023”, tôi xin được chia sẻ một tấm gương nhà giáo tiêu biểu tại đơn vị tôi đang công tác. Đó là một người thầy giáo với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, vươn lên trong công tác, nhiệt tình với đồng nghiệp, tận tụy với công việc và học sinh thân yêu, thầy đã nhiều năm cống hiến trong nghề dạy học, nay là một cán bộ quản lý đang giữ chức vụ là Phó Hiệu trưởng. Đó chính là thầy giáo Lê Hồng Minh ở Trường Tiểu học Tô Hiến Thành, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Thầy Minh xuất thân từ một gia đình thuần nông ở miền Bắc. Gia đình có cuộc sống khó khăn do bố mất sớm, một mình mẹ ở vậy nuôi ba đứa con lần lượt lớn khôn nên người. Từ nhỏ, thầy Minh đã có lòng thương yêu với trẻ nhỏ, luôn ấp ủ ước mơ được trở thành một giáo viên tiểu học nên dù trải qua bao khó khăn, thầy vẫn cố gắng phấn đấu để thực hiện được ước mơ của mình.

Sau khi học xong đại học, thầy về công tác tại Trường Tiểu học Tô Hiến Thành, với thâm niên mười hai năm cầm phấn trên bục giảng, thầy đã truyền thụ biết bao kiến thức cho học trò, dìu dắt nhiều thế hệ học sinh khôn lớn, đồng thời là giáo viên được đồng nghiệp tin tưởng, quý mến. Kể từ khi được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng, thầy là một cán bộ quản lý tận tụy với công tác chuyên môn, thực hiện việc điều hành, triển khai các kế hoạch chuyên môn của nhà trường, hướng dẫn giúp đỡ giáo viên trong đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, gặt hái nhiều thành tích đáng tự hào.

Người gieo mầm xanh
Thầy Minh trong những buổi hỗ trợ học sinh khó khăn về học.

Những năm đầu mới về trường, là một giáo viên trẻ đầy nhiệt huyết, thầy luôn học hỏi đồng nghiệp để trau dồi kinh nghiệm chuyên môn cho bản thân. Mỗi khi trống tiết, tôi lại thấy thầy cặm cụi bên những cuốn sách tại phòng đọc, tại phòng thư viện. Thầy bảo, đọc sách nhiều để trau dồi kỹ năng cho mình và cũng là cách để hiểu học sinh của mình hơn. Chính vì thế, thầy không chỉ là một giáo viên có kiến thức vững vàng mà còn là người thầy luôn gần gũi với học sinh của mình kể cả trong giờ dạy hay ngoài buổi học. Thầy vừa truyền thụ kiến thức cho học trò trong giờ học, vừa là người bạn tâm tình có thể sẻ chia với các em trong những giờ giải lao ở lớp.

Việc cống hiến sức trẻ cho công tác dạy học của thầy Minh những năm đầu gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Hòa Quý là địa bàn những năm trước vẫn còn nhiều khó khăn do cuộc sống của nhân dân còn thiếu thốn, nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc đến trường của con cái. Thậm chí, có những gia đình không cho con đi học nên công tác vận động học sinh đến trường trong giai đoạn này phải thực hiện thường xuyên. Có những em phải đến tận nhà chở đến trường học, rồi lại chở về nhà. Đồng nghiệp chúng tôi ai cũng nhớ những ngày mưa bão hay những ngày nắng gắt, thầy Minh phải tới những gia đình ở Đồng Nò, Khuê Đông... vận động ba mẹ để các em đi học đầy đủ. Trên chiếc xe máy cũ, thầy vẫn không quản ngại khó khăn đi sớm về muộn để lớp học lúc nào cũng đảm bảo về số lượng, các em được học tập và vui chơi với bạn bè chứ không phải ở nhà ra đồng cùng ba mẹ.

Hiện nay, khi cuộc sống nơi đây đã khá lên nhiều, thầy Minh cũng như những người giáo viên nơi đây mới dần bớt đi những tháng ngày lặn lội đón học sinh đến lớp. Lo xong việc vận động học sinh đến trường lại lo cho chất lượng của các em. Trong lớp còn nhiều học sinh khó khăn về học, thầy Minh lại dành thêm thời gian để chỉ bảo, uốn nắn để các em biết từng con chữ, làm được từng phép tính. Thầy luôn quan tâm đến những em học sinh không may bị khiếm khuyết, khi học hòa nhập gặp nhiều khó khăn, thầy tận tụy rèn từng nét chữ, chỉ từng con số.... Đặc biệt là những em bị tăng động giảm chú ý, thầy luôn có những cách dạy phù hợp để những học sinh này tự giác ngồi học và tham gia các hoạt động ở lớp đầy đủ. Đó là điều khó khăn mà người giáo viên phải tâm huyết với nghề và yêu thương, thấu hiểu trẻ mới có thể làm tốt được.

Với những cống hiến và học hỏi không ngừng trong công việc, nhiều năm liền thầy Lê Hồng Minh là tổ trưởng chuyên môn đã cùng tổ viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, là giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp. Trong công tác dạy học cũng như trong hoạt động quản lý chuyên môn, thầy Minh luôn tìm tòi, là người tiên phong tại đơn vị trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, áp dụng sáng kiến để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục. Nhiều năm liền, thầy được nhận giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hòa Quý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn nhờ lập nhiều thành tích trong công tác dạy học và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Liên tục từ năm 2016 đến nay, thầy là Chiến sĩ thi đua cơ sở, đã hai lần vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vì lập nhiều thành tích xuất sắc trong công tác dạy và học. Năm 2019, thầy là một trong số 25 giáo viên được tuyên dương là Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu. Ngoài ra, thầy còn được Liên đoàn Lao động quận Ngũ Hành Sơn tuyên dương là Điển hình tiên tiến giai đoạn 2015 – 2020. Nói về những thành tích mà mình đạt được, thầy nhấn mạnh rằng đó là những phần thưởng quý báu và là động lực để thầy tiếp tục cố gắng hết mình trong công việc.

Người gieo mầm xanh
Thầy Lê Hồng Minh (thứ hai bên trái sang) trong Lễ tuyên dương khen thưởng phong trào thi đua dạy tốt năm học 2021 - 2022.

Ngoài ra, thầy Lê Hồng Minh còn là một đoàn viên thanh niên tiêu biểu, tham gia công tác Đoàn thanh niên rất sôi nổi, nhiệt tình. Những năm đảm nhận vị trí là Bí thư Chi đoàn, thầy luôn đồng hành và tham gia các hoạt động xây dựng đoàn cơ sở vững mạnh, xứng đáng là đoàn viên trẻ tiêu biểu trong mọi phong trào thi đua, được Chủ tịch UBND phường Hòa Quý tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và Phong trào Thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, kể từ khi được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng, thầy Minh luôn nâng cao nhận thức của mình là một đảng viên trẻ, năng động, nâng cao trách nhiệm trong công việc, cống hiến hết sức mình cho mọi hoạt động phong trào của đơn vị. Nhiều năm liền, thầy đủ tiêu chuẩn được tuyên dương là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Không chỉ cống hiến hết sức mình cho công tác giáo dục, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 kéo dài suốt hai năm qua, cá nhân thầy Lê Hồng Minh còn là một điển hình tiêu biểu tại địa bàn trong việc tham gia vào công tác phòng, chống dịch. Năm 2021, thầy vinh dự được Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Hòa Quý trặng giấy khen là cá nhân tiêu biểu trong phong trào “San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch”.

Với lòng say mê với công việc, sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, tinh thần trách nhiệm và đặc biệt là lòng tận tâm, nhiệt huyết với sự nghiệp “trồng người”, thầy giáo Lê Hồng Minh thật xứng đáng là một gương “người tốt, việc tốt”, là một giáo viên tiêu biểu trong ngành Giáo dục và là tấm gương sáng để các cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường học tập và noi theo.

Người gieo mầm xanh
20 năm “gieo mầm xanh”ở miền núi 20 năm “gieo mầm xanh”ở miền núi

Tình thương yêu trẻ em đồng bào khiến người phụ nữ ấy quên hết nhọc nhằn, khó khăn để “gieo mầm xanh” trên mảnh đất ...

Toả sáng tấm gương giáo viên, chủ tịch công đoàn mẫu mực, tiêu biểu Toả sáng tấm gương giáo viên, chủ tịch công đoàn mẫu mực, tiêu biểu

Cô Nguyễn Thị Duy Hoà, Trường Tiểu học Hoà Bắc, huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng không chỉ biết đến là giáo viên dạy giỏi ...

"Hạt giống đỏ" của ngành Giáo dục

Cô giáo Nguyễn Thị Hồng đã dành nhiều năm cống hiến cho ngành Giáo dục với nỗ lực không ngừng.

Nữ giáo viên luôn “cháy” hết mình với nghề Nữ giáo viên luôn “cháy” hết mình với nghề

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng luôn “cháy” hết mình với nghề ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người lao động -

Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.

Đời sống -

Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đời sống -

Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.

Người lao động -

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.

Đời sống -

Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.

Người lao động -

Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.

Video

Tôi công nhân

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

Infographic

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Đọc thêm

Người lao động -

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Đời sống -

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Đời sống -

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Người lao động -

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Người lao động -

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Đời sống -

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Đời sống -

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.

Người lao động -

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Đời sống -

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Đời sống -

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.