Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Người đàn ông cứu nhiều người thoát khỏi "thần chết" ở biển Đà Nẵng

Đời sống - NGUYỄN LUẬN

Đó là ông Phùng Thương (59 tuổi, ngụ quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) đã giúp nhiều người khỏi chết đuối khi làm nhân viên cứu hộ ở bãi biển Mỹ Khê. Trong 20 năm làm nghề, ông Thương tâm niệm, không được chủ quan trong bất cứ trường hợp nào khi làm việc. Những bất trắc, sự cố tai nạn chết đuối đến bất kể thời gian nào, dù chỉ là 1 giây cuối ca trực.

Mỗi CĐCS hãy làm ít nhất một việc mang lại lợi ích cho người lao động Những thành tựu nổi bật đáng ghi nhận của Công đoàn ngành Giáo dục TP Đà Nẵng

Đà Nẵng: 18 kiến nghị của công nhân lao động gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội

Những lần cứu người đáng nhớ

Người đàn ông cứu nhiều người thoát khỏi
Ông Phùng Thương, Tổ trưởng Tổ số 10, Đội cứu hộ các bãi biển du lịch. Ảnh: NGUYỄN LUẬN

Chiều một ngày giữa tháng 5, biển Mỹ Khê, TP. Đà Nẵng đông nghịt du khách và người dân tìm đến tắm biển. Từng tốp du khách đi theo chỉ dẫn xuống các khu vực tắm biển an toàn. Tuy nhiên, vẫn có một số người không biết hoặc cố tình chọn riêng cho mình một khu vực tắm nên lẳng lặng đi nhanh xuống nơi đã chọn. Thấy khách du lịch đi được vài bước chân dưới nước, một người đàn ông đứng xa ngay lập tức thổi tiếng còi vang lên liên hồi cùng cánh tay vẫy cảnh báo hãy di chuyển đến vùng biển an toàn để tắm.

Người đàn ông đó là ông Phùng Thương, Tổ trưởng Tổ số 10, Đội cứu hộ các bãi biển du lịch (thuộc Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng).

Khi nghe ông Thương nói năm nay đã ở tuổi 59, chúng tôi rất bất ngờ. Dù sắp chạm "60 năm cuộc đời" nhưng ông Thương vẫn khỏe mạnh, thân hình săn chắc, khuôn mặt rắn rỏi và đôi mắt còn rất tinh tường. Ông Thương bảo, nhờ kinh nghiệm hơn 25 năm làm nghề đi biển, sau đó làm nhân viên cứu hộ thêm 20 năm đã luyện nên ông như bây giờ.

Theo ông Thương, ngày xưa ông đi biển với cha mẹ để kiếm cái ăn, cái mặc. Vùng biển Đà Nẵng kéo dài gần 20 ki-lô-mét, ông nắm rõ nơi nào nước đẹp, thanh bình, còn nơi nào nước xấu, xuống tắm là nguy cơ mất mạng.

"Năm 2003, tôi nghỉ đi biển, bắt đầu vào làm nhân viên đội cứu hộ. Khu vực ngày xưa chúng tôi phụ trách là bãi biển thuộc phường Khuê Mỹ và Mỹ An với khoảng 4 - 5 người. Từ đó đến nay đã 20 năm, có nhiều thay đổi về con người, địa điểm làm việc,... Tuy nhiên, mục đích chính công việc vẫn là đảm bảo an toàn tính mạng cho du khách và người địa phương khi tắm biển", ông Thương chia sẻ.

Người đàn ông cứu nhiều người thoát khỏi
Ông Thương quan sát khách du lịch và người tắm biển để ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra. Ảnh: NGUYỄN LUẬN.

Làm nghề đã 20 năm, ông Thương có nhiều lần cứu du khách khi tắm và dạo chơi bãi biển chẳng may gặp nạn.

Đưa đôi mắt nhìn xa xăm ra khu vực bãi biển năm xưa đã cứu người, ông Thương trầm giọng kể về lần cứu hộ đang nhớ nhất. "Đó là một buổi tối thời điểm năm 2005, khi tôi đang đi kiểm tra bãi biển thì nghe tiếng hét vang lên liên hồi nhưng đứt đoạn. Trong đêm tối, bằng kinh nghiệm đi biển của mình, tôi đã phát hiện ra vị trí người gặp nạn nên chẳng cầm theo gì phòng thân mà vội bơi nhanh ra biển. Khi bơi ra đến nơi, tôi thấy đến 4 nữ sinh viên đang đuối dần do uống nước biển. Ngay lập tức, tôi kéo các cháu lại, quàng tay mình ôm chân các cháu rồi gắng sức bơi vào phía bãi cát. Rất may khi vào đến bờ, các cháu đều được cứu sống", ông Thương bồi hồi nhớ lại.

Đúng 5 năm sau, ông Thương lại một lần nữa cứu một mạng người trẻ tuổi khi tắm biển đêm. Theo lời ông Thương, thời điểm đó ông hết ca làm việc, đang chuẩn bị về thì nghe tiếng người dân trên bãi biển la hét, báo có người đuối nước. Không suy nghĩ nhiều, ông Thương bỏ đôi dép rồi chạy nhanh về phía biển nơi có người gặp nạn.

Ông Thương chia sẻ: "Trước lúc lao xuống biển, tôi cũng chỉ kịp với lấy cái ruột xe đã bơm hơi. Thời điểm năm đó trời lạnh buốt, tôi bơi một đoạn là chân tay tê cóng. Khi tôi ra tới nơi, một thanh niên đuối nước gần như ngất đi. Tôi vừa giữ chiếc ruột xe vừa kéo thanh niên này vào bằng tất cả sức lực. Vào đến bờ, tôi hô hấp nhân tạo, thanh niên bị ngất đã được cứu sống thành công".

Theo lời ông Thương, trong 20 năm làm công việc cứu hộ, những trường hợp ông cứu sống nhiều không kể hết. Tuy nhiên, ông không coi đó là "chiến tích", bởi trong bất cứ hoàn cảnh nào, làm công việc gì, khi thấy người bị nạn cần giúp đỡ thì sẽ dang tay ra khi bản thân có khả năng.

Làm nghề cứu hộ không được lơ là dù chỉ 1 giây

Trong những năm làm nghề cứu hộ, ông Thương chứng khiến không biết bao nhiêu lần bị người say rượu bia đe dọa, đuổi đánh khi ông ngăn cản không cho họ xuống tắm biển.

"Lực lượng trật tự bãi biển thành lập cỡ 10 năm trở lại đây nên anh em cứu hộ đỡ vất vả hơn. Còn trước đó, rất nhiều người nhậu say vào là đòi xuống tắm biển. Tôi khuyên bảo, ngăn cản, bảo về nghỉ ngơi nhưng họ không nghe. Nhiều trong số họ thấy tôi ngăn cản không cho họ tắm là bực lên đuổi đánh. Lúc đó, họ đuổi thì tôi chạy đi, thấy họ dừng thì tôi lại khuyên bảo tiếp. Nói nặng nhẹ mãi họ cũng lên bờ về nhà", ông Thương vừa cười vừa kể.

Bên cạnh những tình huống khó khăn, bi hài trên, ông Thương cũng hay nhận được lời cảm ơn hay món quà nhỏ thay lời muốn nói là trái dừa tươi, chai nước mà khách du lịch hay người dân tặng.

Người đàn ông cứu nhiều người thoát khỏi
Nhân viên cứu hộ trực quan sát khách du lịch và người dân tắm biển. Ảnh: NGUYỄN LUẬN.

Theo ông Thương, một người làm công việc cứu hộ giỏi bơi lội, mạnh thể lực là rất tốt để cứu người. Tuy nhiên, "phòng bệnh hơn chữa bệnh", nhân viên cứu hộ phải có kinh nghiệm, biết quan sát để cảnh báo ngay cho người dân và khách du lịch không tắm ở vùng nước nguy hiểm, chỉ được tắm trong vùng nước an toàn.

"Tôi luôn chia sẻ anh em đồng nghiệp và cũng cảnh báo chính bản thân rằng, không được chủ quan trong bất cứ trường hợp nào khi làm việc. Những bất trắc, sự cố tai nạn chết đuối đến bất kể thời gian nào, dù chỉ là 1 giây cuối ca trực. Làm nghề này, nếu vì lương thì tôi đã không đi đến bây giờ. Bởi vợ con, người thân cũng nhiều lần bảo xin nghề khác làm, cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, tôi có đam mê với nghề nên tâm sự vợ con kiểu "mưa dần thấm lâu" nên ai cũng hiểu, chia sẻ để làm đến nay 20 năm", ông Thương bộc bạch.

Khi được phóng viên hỏi về dự định tương lai, ông Thương bảo: "Còn sức, còn đam mê, còn cứu người. Hết sức, hết đam mê về vui vầy với vợ con và các cháu!".

Mỗi CĐCS hãy làm ít nhất một việc mang lại lợi ích cho người lao động Mỗi CĐCS hãy làm ít nhất một việc mang lại lợi ích cho người lao động

Đồng chí Lữ Trọng Phương, Chủ tịch LĐLĐ quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng phát động, trong Tháng công nhân năm 2023, mỗi công đoàn ...

Công đoàn Khu CNC và các KCN Đà Nẵng: Hơn 1 tỉ đồng chăm lo NLĐ trong Tháng Công nhân Công đoàn Khu CNC và các KCN Đà Nẵng: Hơn 1 tỉ đồng chăm lo NLĐ trong Tháng Công nhân

Tại Lễ phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2023, Công đoàn Khu ...

Đà Nẵng: Khai mạc Giải bóng đá các doanh nghiệp FDI Nhật Bản lần thứ I Đà Nẵng: Khai mạc Giải bóng đá các doanh nghiệp FDI Nhật Bản lần thứ I

Ngày 7/5, tại Nhà Văn hóa Lao động TP. Đà Nẵng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Đà Nẵng phối hợp với Hiệp hội Doanh ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người lao động -

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Đời sống -

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Đời sống -

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.

Đời sống -

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Người lao động -

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

Đời sống -

"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.

Tôi công nhân

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Tôi công nhân

Công nhân lao động có nhu cầu mua nhà ở xã hội thì có thể tra cứu thông tin các dự án nhà ở xã hội chuẩn bị mở bán tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xây dựng nơi có dự án hoặc thông qua sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư và thông tin báo chí tại địa phương.

Talk Công đoàn

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…

Đọc thêm

Đời sống -

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.

Người lao động -

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Đời sống -

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Người lao động -

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đời sống -

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Người lao động -

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...

Đời sống -

Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.

Đời sống -

Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!

Đời sống -

Là một giáo viên dạy tiếng Anh có thâm niên công tác hơn 21 năm tại Trường Tiểu học Đại Thành (thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cô giáo Hoàng Thị Mai Hương là một trong 36 cá nhân tiêu biểu được biểu dương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

Đời thợ -

Hai con người một thầy một trò, một thủ trưởng một nhân viên hàng chục năm qua đã tận hiến cho cộng đồng, bảo vệ chăm lo cho sức khỏe từ đứa trẻ đến người già. Họ là nguồn “tư liệu nhân văn sống” dệt nên những câu chuyện đời thường mà có khi rất phi thường ở vùng đất xa nhất, khó khăn bậc nhất ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: A Vao!