Người cách ly được đề xuất hỗ trợ khẩu phần ăn 80.000 đồng/ngày
Công đoàn - 12/03/2020 07:05 Anh Tú
Nơi cách ly bệnh nhân Covid-19. Ảnh minh họa |
Theo đề xuất, đối tượng áp dụng là người Việt Nam, người nước ngoài bị áp dụng cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại các cơ sở cách ly (không phải là nhà, nơi cư trú).
Theo đó, các cơ sở cách ly y tế đã cung cấp suất ăn cho người bị cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế thì không thu tiền của người bị cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế. Thay vào đó, tiền ăn đã thanh toán sẽ được ngân sách Thành phố Hà Nội bố trí theo thực tế đã phát sinh, tối đa không quá 80.000 đồng/người/ngày, áp dụng cho công nhân, viên chức, lao động cũng như người dân nói chung. Đối với các đối tượng bị cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế thuộc lực lượng an ninh, quốc phòng, được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an bố trí kinh phí, thì ngân sách Thành phố sẽ không thanh toán.
Theo đồng chí Trịnh Tố Tâm - Chủ tịch Công đoàn Sở Y tế Hà Nội, mức đề xuất trên được tính toán căn cứ vào quy định tại Nghị định số Nghị định số 101/2010/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch. Về các chế độ, quản lý, kinh phí đối với người bị cách ly y tế, Thông tư 32/2012 của Bộ Tài chính quy định khá đầy đủ.
Theo đó, người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế, tại cửa khẩu, tại các cơ sở, địa điểm khác sẽ được miễn chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi phát hiện, điều trị các bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; được cấp miễn phí nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày bị cách ly; miễn phí di chuyển đến cơ sở bị cách ly.
Về chế độ ăn uống, người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế, tại cửa khẩu, tại các cơ sở, địa điểm khác được cơ sở thực hiện cách ly y tế cung cấp bữa ăn theo yêu cầu, phù hợp với khả năng của cơ sở thực hiện cách ly y tế. Chi phí tiền ăn do người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tự chi trả. Trường hợp người bị cách ly là người thuộc hộ nghèo theo quy định thì được hỗ trợ tiền ăn theo mức 40.000 đồng/ngày trong thời gian cách ly.
Trong thời gian từ nay đến khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo về việc hỗ trợ tiền ăn cho người bị cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, trên cơ sở công văn đề nghị của Bộ Y tế, liên Sở: Y tế, Tài chính đề xuất UBND TP Hà Nội cho phép các cơ sở cách ly y tế cung cấp suất ăn miễn phí cho người bị cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.
Số tiền 80.000 đồng/người/ngày được Sở Y tế tính toán dựa trên tỷ lệ giá cả thị trường, đặc thù điều kiện kinh tế - xã hội của Thủ đô. Người bị cách ly được đảm bảo dinh dưỡng trong 3 bữa ăn với đủ năng lượng, góp phần phục hồi sức khỏe trong thời gian theo dõi, điều trị bệnh. Trường hợp người bị áp dụng cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế có yêu cầu bữa ăn riêng theo nhu cầu của mình nhưng phải phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị cung cấp thì phải tự chi trả phần chi phí tăng thêm (nếu có). Sau khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo về việc hỗ trợ tiền ăn cho người bị cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế thì thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bệnh viện đa khoa Hà Đông (Thành phố Hà Nội) là nơi tiếp nhận các bệnh nhân Covid-19. Ảnh: ST |
Trước đó, ngày 5/3, Thành ủy Hà Nội có thông báo 2510-TB/TU về kết luận của Thường trực Thành ủy về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Thành ủy giao Ban cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo tính toán nguồn kinh phí dự phòng của Thành phố theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để chủ động mua sắm vật tư, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch và hỗ trợ tiền ăn cho người cách ly không có khả năng chi trả, đối tượng chính sách, người nước ngoài.
Hiện nay, Thành phố Hà Nội có 5 Bệnh viện trọng điểm là nơi tiếp nhận cách ly, điều trị các đối tượng nghi nhiễm và mắc Covid-19. Đó là Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Bắc Thăng Long, Bệnh viện Hà Đông, Bệnh viện Đức Giang với năng lực 600 giường bệnh/cơ sở. Đây là các Bệnh viện có chuyên khoa về truyền nhiễm. Đồng thời, sẽ xây dựng Bệnh viện dã chiến số 2 tại xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
Thành phố Hà Nội cũng đã xây dựng phương án phòng chống dịch Covid-19 theo 5 mức độ, nâng cao năng lực tiếp nhận, cách ly, điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 của 41 cơ sở y tế, luôn sẵn sàng về cơ số giường bệnh và chuẩn bị các điều kiện đón tiếp các đối tượng cách ly.
Hiện nay, toàn bộ lực lượng cán bộ, nhân viên y tế của Sở Y tế Thành phố Hà Nội vẫn đảm bảo sức khỏe ổn định, chưa có ai bị nghi nhiễm Covid-19.
Ông Nguyễn Văn Hồng - xã Yên Sở (huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội) được đưa đi cách ly tại cơ sở cách ly y tế từ ngày 7/3/2020 do có lịch sử đưa con đi khám tại Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc trong thời gian bệnh nhân Covid-19 số 17 N.H.N. Ông cho biết: đề xuất hỗ trợ của Sở Y tế Thành phố Hà Nội nếu được chấp thuận sẽ giúp cho nhiều người đi cách ly có hoàn cảnh khó khăn cảm nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và được san sẻ gánh nặng chi phí do bệnh dịch cho người.
Tính đến 7h sáng nay, ngày 11/3, dịch bệnh đã lan rộng tại 118 quốc gia/vùng lãnh thổ. Việt Nam đã có 34 ca dương ... |
Tuy cơ quan chức năng khẳng định đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có trường hợp nào nhiễm Covid-19 nhưng ... |
Cùng với Zalo, các nhóm Facebook công nhân, đặc biệt là công nhân Khu công nghiệp đang trở thành “địa chỉ” tiếp thị của những ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 26/09/2024 18:47
Vào tháng 10 này, cuộc thi Điểm đến an toàn năm 2024 với chủ đề “Sau giờ tan ca” sẽ được tổ chức nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tìm hiểu kiến thức về trật tự an toàn giao thông, kỹ năng tham gia giao thông cho công nhân lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Công đoàn - 26/09/2024 16:13
Sau những biến cố của cuộc đời, thầy giáo Nguyễn Như Hòa- người anh cả của tổ Ngữ văn Trường THCS Bình Thọ (phường Bình Thọ, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh)- một Công đoàn viên xuất sắc đã tìm thấy được niềm tin vào cuộc sống. Từ vòng tay ấm áp, yêu thương của Công đoàn, thầy đã có được cuộc sống mới.
Công đoàn - 26/09/2024 07:56
Cán bộ công nhân viên Tổng Công ty May 10 (Long Biên, Hà Nội) ai cũng ấn tượng với câu chuyện cảm động về gia đình anh Nguyễn Hữu Huy – công nhân Tổ cắt, Xí nghiệp Veston. Sau sự cố hỏa hoạn xảy ra, mọi thứ trở thành tro bụi, nhưng nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội và Công đoàn đã giúp anh có một tổ ấm mới khang trang, tràn ngập ánh sáng của tình yêu thương, sẻ chia và đồng cảm.
Hoạt động Công đoàn - 25/09/2024 10:12
Nhắc đến anh Huỳnh Công Minh, chuyên viên kỹ thuật của Nhà máy Dệt nhuộm (Công ty Cổ phần Dệt may Huế, Thừa Thiên Huế) không ai không bồi hồi xúc động nhớ lại điều kỳ diệu năm ấy. Sau bao khó khăn hoạn nạn, anh như được hồi sinh lần nữa. Vòng tay Công đoàn đã góp phần tạo nên sức mạnh để anh vượt qua bạo bệnh, dần bình phục và quay trở lại cuộc sống.
Công đoàn - 25/09/2024 09:17
Năm 2024, Công đoàn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tập trung nâng cao kỹ năng khai thác trí tuệ nhân tạo trong truyền thông cho cán bộ công đoàn.
Hoạt động Công đoàn - 25/09/2024 07:44
Trong cuộc sống, có những con người âm thầm đóng góp mà không màng đến những lời khen hay sự công nhận. Ở Trường THCS Đồng Khởi (quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh), một tấm gương tiêu biểu như thế chính là thầy Nguyễn Tuấn Kiệt, Chủ tịch Công đoàn trường. Anh không chỉ hoàn thành tốt công việc chuyên môn mà còn là người luôn phấn đấu vì lợi ích của tập thể, chăm lo chu đáo cho đoàn viên Công đoàn.