Ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể: Mối nguy lớn nhất từ các suất ăn chế biến sẵn
Đời sống - 12/06/2020 09:07 Ý YÊN (T.H)
Hơn 300 công nhân của Công ty TNHH Apparel Far Eastern Vietnam (trụ sở tại KCN VSIP 1, TX Thuận An, Bình Dương) bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn tăng ca năm 2016 - Ảnh: Vietnammoi |
Hội thảo có gần 200 đại biểu đến từ các ban quản lý, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh thành phía Nam tham dự.
Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm, từ năm 2015-2019, số vụ ngộ độc thực phẩm trung bình/năm, số người mắc, số người nhập viện và tử vong trung bình/năm đều giảm so với giai đoạn 2010-2014. Tính chung từ năm 2010 – 2019, trên cả nước ghi nhận 1.556 vụ ngộ độc thực phẩm, với hơn 47.400 người mắc; trong đó có 271 người chết, gần 40.190 người phải nhập viện điều trị.
Công nhân Công ty TNHH Ấn Độ Dương bị ngộ độc thực phẩm, phải nhập viện tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang cuối năm 2019 - Ảnh: Linh Giang |
Riêng năm 2020, tính đến ngày 31/5, toàn quốc đã ghi nhận 48 vụ ngộ độc thực phẩm làm hơn 870 người mắc, 824 người nhập viện điều trị và 22 người tử vong. So sánh với cùng kỳ năm 2019, tăng 11 vụ (29,7%) ngộ độc thực phẩm, số người mắc tăng 18 người và tử vong tăng 17 người.
Phân tích từ 1.604 vụ ngộ độc được ghi nhận từ năm 2010 đến năm 2020, nguyên nhân gây ngộ độc chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 38,7%), độc tố tự nhiên (28,4%), hóa chất (4,2%)…
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang thăm khám cho một bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm là công nhân Công ty Xuất nhập khẩu gỗ Việt Ý, tháng 5/2020 - Ảnh: BVCC |
Đối với các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn tập thể trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp, từ năm 2010 đến năm 2019, cả nước ghi nhận 149 vụ với 10.847 người mắc, 9.889 người nhập viện. Trung bình mỗi năm xảy ra 15 vụ với 1.135 người mắc và 1.084 người nhập viện.
Đáng chú ý trong 2 năm gần đây (2018, 2019), tình hình ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp đã có xu hướng giảm cả về số vụ, số mắc và nhập viện. Các vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong khu chế xuất, khu công nghiệp xảy ra nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ và Bắc Bộ, tiếp đến là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (đặc biệt là giai đoạn 2015-2019).
Tính riêng tại tỉnh Đồng Nai, giai đoạn từ năm 2016-2019 xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể và tại các cơ sở nấu suất ăn công nghiệp làm 701 người mắc. Một trong những nguyên nhân chính gây nên ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể tại Đồng Nai là do việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào chưa được chặt chẽ, giá trị mỗi suất ăn thấp (chỉ từ 11.000-14.000 đồng); cơ sở vật chất của các bếp ăn tập thể, các cơ sở cung cấp suất ăn vẫn còn nhiều hạn chế…
Hơn 100 công nhân của Công ty TNHH Kỳ Lợi, KCN Bàu Xéo, Trảng Bom, Đồng Nai nhập viện sau khi bị ngộ độc thực phẩm, tháng 3/2020 - Ảnh: A Lộc |
Phó trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. HCM Lê Minh Hải cho biết, từ năm 2015 đến 2019 trên địa bàn TP đã xảy ra 22 vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học với 196 người mắc. Nguyên nhân là do quá trình chế biến, vận chuyển suất ăn khiến cho vi sinh vật xâm nhập gây ngộ độc.
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong khu chế xuất, khu công nghiệp, trường học... vẫn có thể xảy ra. Một trong những vấn đề đáng chú ý là việc các bếp ăn tập thể sử dụng các nguyên liệu, thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, khâu vận chuyển, bảo quản thực phẩm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh và cung cấp suất ăn công nghiệp không đảm bảo an toàn.
Mối nguy lớn nhất chính là từ các suất ăn chế biến sẵn. Qua kiểm tra giám sát, khoảng 70% số vụ ngộ độc thực phẩm là do sử dụng suất ăn từ nơi khác vận chuyển đến.
Các cháu học sinh Trường Mầm non Vườn Mặt Trời bị ngộ độc thực phẩm, điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa vào ngày 23/12/2019 - Ảnh: Hà Đồng |
Để ngăn chặn các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các địa phương bố trí cán bộ đặc trách nắm chắc các đối tượng, xây dựng kế hoạch kiểm soát phù hợp đối với từng khu chế xuất, khu công nghiệp, từng bếp ăn tập thể. Cùng với đó là nghiên cứu đề xuất chính sách can thiệp về giá thành tối thiểu, khuyến cáo về định mức dinh dưỡng của một suất ăn sẵn cho công nhân.
Đối với các doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm cho đơn vị, ký cam kết giữa doanh nghiệp với y tế địa phương, Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp.
Một trong những biện pháp quan trọng là tăng cường thanh tra, kiểm tra bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm. Đình chỉ hoạt động, xử lý nghiêm các vi phạm đối với các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, cơ sở chế biến thực phẩm, công khai các vi phạm.
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.