|
Trên địa bàn Nghệ An hiện có 50 mỏ khai thác đá, đây được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị lớn. Tuy nhiên, hoạt động này lại luôn tiềm ẩn (ATLĐ). LIÊN TIẾP XẢY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG Ngày 27/11 vừa qua, tại mỏ đá trên địa bàn xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một người thiệt mạng. Mỏ đá này đang được Công ty CP Khoáng sản và Thương mại Trung Hải khai thác. Trước đó, tháng 8/2020, tại xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp xảy ra một vụ tai nạn lao động tại một mỏ đá khiến một người thiệt mạng. Nạn nhân là anh Vi Văn Hợp (39 tuổi), trong quá trình sử dụng khoan để khai thác đá cho một doanh nghiệp trên địa bàn, đã bị đá từ trên cao sập xuống khiến anh này tử vong. Được biết, vị trí xảy ra tai nạn lao động này, theo người dân địa phương thì trước đây cũng đã từng xảy ra tai nạn chết người. Khu vực này đã được cấp phép khai thác khoáng sản cho Công ty TNHH Hà An, sau đó công ty này chuyển nhượng cho một doanh nghiệp nước ngoài khai thác. Đó chỉ là 2 trường hợp mới nhất liên quan đến xảy ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An. |
Doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm về ATVSLĐ Hai vụ tai nạn lao động liên tiếp xảy ra là lời cảnh tỉnh không chỉ đối với các doanh nghiệp, mà còn đặt ra nhiều vấn đề bất cập, tồn tại xung quanh việc quản lý đối với lĩnh vực này. Thực tế cho thấy, từ trước đến nay, mặc dù cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, nhưng nhiều vụ tai nạn lao động vẫn xảy ra làm nhiều người tử vong. Qua đó cho thấy, công tác bảo đảm ATVSLĐ tại nhiều doanh nghiệp vẫn bất cập. Vậy đâu là nguyên nhân hoạt động này lại luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ATLĐ? Do muốn giảm chi phí, có sản phẩm ngay nên một số đơn vị đã cắt xén nhiều công đoạn trong quy trình khai thác, khai thác chập nhiều tầng. Ở một số mỏ, người chủ khoán cho các tổ, nhóm lao động khai thác, điều này dẫn đến nguy cơ mất an toàn rất cao vì thiếu giám sát. Đa số các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, và đầu tư rất ít cho ATVSLĐ, cả về con người, về đào tạo, trang thiết bị. |
Nguy cơ mất an toàn lao động tại một mỏ đá trên địa bàn Nghệ An. |
Đa số các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, không đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và đầu tư rất ít cho ATVSLĐ, cả về con người, về đào tạo, trang thiết bị. Ông Trần Duy Thành - Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An cho biết, nguyên nhân chủ yếu là người sử dụng lao động chưa thực sự quan tâm công tác ATVSLĐ theo quy định. Đặc biệt, việc tập huấn về ATLĐ, chưa phân loại công việc độc hại, nặng nhọc cho người lao động, khi khai thác cũng chưa thực hiện đúng theo thiết kế, kỹ thuật, như thực hiện cắt tầng chưa đảm bảo... Các quy định về bảo đảm ATLĐ trong khai thác mỏ rất chặt chẽ, thế nhưng, các doanh nghiệp không tuân thủ đúng quy định, hoặc chỉ thực hiện được một phần. Ông Trần Duy Việt - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An cho hay, kỹ thuật và phương pháp khai thác mỏ của các doanh nghiệp hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các nguy cơ mất ATLĐ. Thay vì khai thác theo phương pháp cắt tầng, tạo vỉa, bạt taluy và bóc lớp đất phủ bì, thì hầu hết các doanh nghiệp đều khai thác theo kiểu khoan nhồi nổ mìn vào mái sườn đồi để lấy đá.... cách làm đó dễ dẫn đến nguy cơ mất ATLĐ. |
Khu vực khai thác đá ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), nơi xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động thương tâm. |
Cần xử lý nghiêm Trao đổi về vấn đề này, luật sư Nguyễn Tuấn Anh (Đoàn luật sư Nghệ An) cho hay, khi tai nạn lao động ở mỏ đá làm chết người xảy ra, cơ quan chức năng cần nhanh chóng điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc. Cần phải kiểm tra quy trình khai thác mỏ đá như vậy đã đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo ATLĐ và đã được phê duyệt chưa? Các cơ quan chức năng ở địa phương có thường xuyên kiểm tra định kỳ việc khai thác của doanh nghiệp không? Đồng thời điều tra làm rõ nguyên nhân chính dẫn đến sập mỏ, từ đó mới xác định được trách nhiệm cá nhân trong vụ việc này. Đồng thời cần phải làm rõ trách nhiệm của chủ mỏ đá, đơn vị khai thác. Nếu có căn cứ cho thấy chủ doanh nghiệp này xem thường vấn đề an toàn của người lao động thì khởi tố vụ án hình sự để điều tra phải xử lý thật nghiêm để răn đe như cấm khai thác, tước giấy phép. Trường hợp cần thiết thì khởi tố vụ án hình sự để điều tra cấm khai thác, tước giấy phép. Trường hợp cần thiết thì khởi tố vụ án hình sự để điều tra. |
ĐỀN BÙ CHƯA THỎA ĐÁNG Theo tìm hiểu của chúng tôi, khi xảy ra tai nạn chết người ở mỏ đá, để tránh tiếng dư luận, chủ mỏ thường tìm cách dàn xếp với gia đình người bị nạn, bồi thường một khoản tiền nào đó cho xong chuyện, sau đó mỏ đá lại tiếp tục hoạt động. Có những vụ tai nạn lao động mỏ làm chết người, chủ mỏ đá chỉ bồi thường cho người nhà nạn nhân chưa đến... 200 triệu đồng. Thực tế, lao động ở các mỏ đá hầu như làm tự do, không có hợp đồng, không bảo hiểm, nên đến khi xảy ra tai nạn thường thiệt thòi. Người lao động nên ký hợp đồng và tham gia bảo hiểm để được hưởng quyền lợi đầy đủ. Nếu xảy ra tai nạn, quyền lợi bị ảnh hưởng có thể nhờ luật sư tư vấn, bảo vệ cho mình. Chính quyền địa phương cũng cần vào cuộc, đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Trong Thông tư 04/2015 và Nghị định 39/2016/NĐ-CP về trợ cấp bồi thường tai nạn lao động có nhiều điểm bảo vệ quyền lợi người lao động. Thế nhưng, nhiều người thân của những lao động xấu số ở các mỏ đá không hay biết. Mục 3, Điều 3 của Thông tư 04 được quy định như sau: Mức bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động... Mức lương trung bình của phu đá hiện nay từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng, vậy nếu nhân với 30 tháng lương thì thân nhân của người lao động phải nhận được mức bồi thường từ 300 đến 450 triệu, chứ không phải 100 hay 200 triệu như các chủ mỏ đá dàn xếp đang bồi thường hiện nay. |
Khu vực khai thác đá ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An). |
|
Bài viết: Mạnh Hùng Ảnh: Mạnh Hùng Thiết kế: Minh Hằng |