Nghệ An: Công tác bình đẳng giới từ chủ trương, chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống
Phóng sự điều tra - 13/10/2022 18:19 ĐỖ THIỆM
Các chị em tham gia Hội thảo Công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, kế hoạch điều tra, khảo sát công tác cán bộ nữ tỉnh Nghệ An năm 2022. Ảnh: ĐVCC |
Đưa nghị quyết và chính sách, pháp luật vào cuộc sống
Đồng chí Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” (VSTBCPN) tỉnh Nghệ An cho biết, Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, có 47 dân tộc anh em sinh sống với dân số hơn 3,36 triệu người, trong đó nữ chiếm 49,93% dân số (1.680.244 người), người thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh (491.267 người), vì vậy công tác BĐG luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị ở đây quan tâm triển khai thực hiện.
“Để đưa nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về BĐG vào cuộc sống của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, mỗi ngành, mỗi cấp, cơ quan, đơn vị đã có những cách làm thiết thực, hiệu quả ở đơn vị mình” - đồng chí Bùi Đình Long nói. Điển hình như, Uỷ ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân, Tỉnh đoàn, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh đã thực hiện công tác thông tin, giáo dục về BĐG có hiệu quả, thiết thực và phù hợp; tổ chức nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực, kỹ năng cho các nữ ứng cử viên tham gia vào đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp trong các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021, 2021-2025.
Buổi gặp mặt nữ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đại biểu cơ quan dân cử tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020. Ảnh: ĐVCC |
UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức các hội nghị gặp mặt nữ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nữ đại biểu cơ quan dân cử tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015, 2016 – 2020; tổ chức “Gặp mặt nữ trí thức lãnh đạo, quản lý trong các trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn thành phố Vinh”, “Hội nghị biểu dương điển hình phụ nữ sáng tạo”, “Giao lưu gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh”, “Gặp mặt biểu dương phụ nữ trên các lĩnh vực”, gặp mặt nữ cán bộ mặt trận là uỷ viên thường trực trở lên từ tỉnh đến huyện nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam …
Hay việc chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về BĐG. Hằng năm, UBND tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác BĐG và hoạt động VSTBCPN tại các sở, ban ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh. Các sở, ngành, đoàn thể tham gia các đoàn kiểm tra hoặc chủ động lồng ghép kiểm tra công tác BĐG với công tác chuyên môn tại các địa phương, cơ sở.
Sở LĐ-TB&XH tổ chức 30 đợt kiểm tra chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, kiểm tra việc triển khai thực hiện và xây dựng các mô hình BĐG tại các huyện, thành, thị. Sở Nội vụ tổ chức 10 cuộc kiểm tra thực hiện các quy định của pháp luật về BĐG liên quan đến quy định về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh. Sở Y tế tổ chức 30 đợt kiểm tra các cơ sở, dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục, kế hoạch hóa gia đình, qua đó ngăn ngừa được các cơ sở, dịch vụ có hành vi vi phạm Luật BĐG. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở VHTT&DL kiểm tra các hoạt động và sản phẩm văn hóa, thông tin tại một số đơn vị, phát hiện, thu giữ và tiêu hủy các cuốn sách, ấn phẩm có nội dung định kiến giới đã bị cấm lưu hành.
LĐLĐ tỉnh và công đoàn các cấp đã chủ động tham gia với doanh nghiệp bố trí sử dụng lao động nữ và giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan cho lao động nữ như: Chế độ thai sản; nghỉ trong thời gian có kinh nguyệt; nghỉ dưỡng sức, khi con ốm đau; khám sức khỏe định kỳ, khám phụ khoa; việc bố trí nhà vệ sinh, buồng tắm, chi phí gửi trẻ, mẫu giáo ...
LĐLĐ tỉnh Nghệ An tư vấn pháp luật lao động và các chế độ chính sách cho lao động nữ. Ảnh: TRẦN VÂN |
Cùng với đó, tăng cường tổ chức tập huấn BĐG lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công đoàn và công nhân, viên chức, người lao động (CNVCNLĐ). Hằng năm, có khoảng 32 nghìn lượt nữ CNVCNLĐ tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, bậc thợ, trình độ chính trị. Đến nay, nữ CNVCNLĐ có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 2,2%; đại học chiếm 33%, cao đẳng 15,5%; trình độ tay nghề, bậc thợ 1 đến 3 là 7,2%, bậc thợ 4 trở lên chiếm 3,2% ...
Nhiều phong trào, mô hình hoạt động hiệu quả
Từ thực tiễn triển khai công tác BĐG gắn với nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn, hằng năm, các cấp, các ngành ở Nghệ An đã xây dựng nhiều phong trào, mô hình hoạt động hiệu quả trong công tác BĐG; góp phần thiết thực hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và xây dựng Đảng, hệ thống chính trị của tỉnh.
Cụ thể là, việc xây dựng nội dung, giải pháp tổ chức các hoạt động về giới và BĐG bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị, thu hút đông đảo người dân tham gia và phát huy hiệu quả. Đơn cử như: Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các huyện với phong trào “Thi đua liên kết phục vụ nông nghiệp, nông thôn” gắn với phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới – đô thị văn minh”; ngành Giáo dục tổ chức phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt"; ngành Y tế tổ chức phong trào thi đua "Nâng cao y đức, quy tắc ứng xử"; các cấp ngành, cơ quan, đơn vị cùng thực hiện phong trào “Xây dựng người cán bộ công chức trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”.
Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội ở các cấp chủ động trong việc phản biện xây dựng các chính sách, tham gia ý kiến, giám sát việc thực hiện công tác BĐG, đảm bảo quyền, lợi ích của đoàn viên, hội viên và nhân dân trong lĩnh vực giới và BĐG.
Sở LĐ-TB&XH tỉnh phối hợp tổ chức Toạ đàm, đối thoại cơ chế, chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và phát triển kinh tế. Ảnh: ĐVCC |
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phát huy vai trò tham gia quản lý nhà nước về BĐG thông qua những hoạt động giám sát và phản biện những chính sách liên quan đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của phụ nữ - trẻ em, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tham gia ý kiến tại các hội nghị, hội thảo chuyên đề liên quan đến xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách của địa phương thông qua hình thức trực tiếp hay góp ý bằng văn bản gửi đến các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành liên quan.
Đề xuất những chính sách liên quan đến quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ bình đẳng của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; quyền và lợi ích liên quan trực tiếp và gián tiếp đến phụ nữ; bảo vệ danh dự, nhân phẩm của phụ nữ trước những tác động xấu của các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, bạo lực gia đình, xâm hại tình dục; bảo đảm cơ hội tham gia, đóng góp của phụ nữ trong xã hội, gia đình và tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện quyền và trách nhiệm pháp lý của công dân.
Tuyên truyền, vận động phụ nữ tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua: "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", “Giỏi việc nước, đảm việc nhà', “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, Cuộc vận động “5 không 3 sạch”; tham gia các hoạt động xây dựng làng văn hóa, cụm dân cư văn hóa, các hoạt động văn hóa, thể thao tại đơn vị, địa phương.
LĐLĐ các huyện đã tổ chức nhiều chương trình truyền thông về BĐG, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho nữ CNVCLĐ. Ảnh: LĐLĐ tỉnh Nghệ An. |
LĐLĐ tỉnh, triển khai thực hiện mô hình "Sức khỏe của bạn" với các nội dung: Khám, tư vấn, cấp phát thuốc miễn phí và tuyên truyền cho CNVCNLĐ, trong đó tập trung cho lao động nữ tại các doanh nghiệp. Đến nay, 100% công đoàn cấp trên cơ sở triển khai thực hiện nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), "Tháng Công nhân", ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) … Trong đó, Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam là một trong 4 mô hình thí điểm cả nước về cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và phương tiện tránh thai cho công nhân khu công nghiệp; Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam đã phối hợp với Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh đến các doanh nghiệp, các khu nhà trọ tổ chức truyền thông và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phương tiện tránh thai cho công nhân lao động.
Cùng với đó, để cung cấp kiến thức, kỹ năng sống cho CNVCNLĐ trong việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con, các cấp công đoàn thành lập và duy trì sinh hoạt 746 câu lạc bộ trong CNVCNLĐ, trong đó tập trung phát triển Câu lạc bộ gia đình 4 tiêu chí “No ấm - Bình đẳng - Tiến bộ - Hạnh phúc”, Câu lạc bộ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, Câu lạc bộ xây dựng gia đình văn hóa, Câu lạc bộ thể thao, Câu lạc bộ nữ CNVCNLĐ vùng công giáo, Câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình ... Thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ nhằm xây dựng tình đoàn kết, gắn bó và truyền tải các chính sách, pháp luật đến CNVCNLĐ hiệu quả hơn.
Đánh giá về hiệu quả công tác BĐG trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long khẳng định: “Thực tiễn cho thấy, nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác BĐG đã đi vào hoạt động của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cơ quan, đơn vị và đời sống Nhân dân ở Nghệ An, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng của tỉnh”.
Kỳ cuối: Đưa Đảng đến với công nhân và doanh nghiệp - Vai trò của cả hệ thống chính trị Với quan điểm phải xuất phát từ lợi ích của người lao động và chủ doanh nghiệp để vận động thành lập các tổ chức ... |
Nghệ An: Công tác bình đẳng giới chuyển biến tích cực và toàn diện 15 năm thực hiện nghị quyết của Trung ương và Luật Bình đẳng giới (giai đoạn 2007 – 2022), các cấp, các ngành, cán bộ, ... |
Công đoàn Nghệ An chúc mừng các doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam Nhân dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), LĐLĐ tỉnh Nghệ An và các công đoàn cấp trực tiếp cơ sở đã đến ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 20/09/2024 16:56
Nhận thông báo về khoản nợ vay quá hạn tới hơn 7,5 triệu đồng từ một ngân hàng, chị X. lo lắng, suy sụp…
Phóng sự điều tra - 19/09/2024 19:34
Mặc dù đã có chỉ đạo của UBND thành phố Bảo Lộc, Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn phớt lờ, chưa trả tiền nợ lương người lao động làm việc tại đây.
Pháp luật lao động - 14/09/2024 09:42
Đến nay, Công ty Cổ phần Môi trường Xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn không trả tiền nợ lương đối với người lao động làm việc tại đây.
Phóng sự điều tra - 06/09/2024 15:09
Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.
Phóng sự điều tra - 04/09/2024 17:07
Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) về quy trình quản lý, phát hành thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Quan điểm này cũng được đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) nêu lên trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vấn đề phát hành, quản lý, vận hành thẻ ngân hàng hiện nay.
Phóng sự điều tra - 03/09/2024 16:24
Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.