Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Ngày Tết, nói chuyện “văn hóa tháng giêng...”

Kinh tế - Xã hội - BÙI HÀO

Nếu như đàn ông coi tháng Giêng là “tháng ăn chơi” thì với phụ nữ, đó là “tháng bắt đầu”, “tháng chuẩn bị” - không chỉ chuẩn bị cho cá nhân họ, mà cho cả gia đình, nhất là về tâm lý, đời sống tâm linh; dễ thấy là đi chùa cầu phúc, cầu an, cầu tài, cầu lộc... để biết vận mệnh, để xem gia sự, công danh hay tình duyên cho các thành viên trong gia đình.

Tháng giêng đi chùa cầu may mắn

Trong văn hóa Việt, chùa luôn là nơi đến gần gũi với phụ nữ. Họ lựa chọn đi chùa để đáp ứng nhu cầu tâm lý, tâm linh và đời sống tinh thần của mình. Sẽ dễ dàng nhận ra trong các đoàn người đi lễ chùa, dù dịp lễ, Tết hay ngày thường thì phụ nữ vẫn chiếm phần lớn hơn.

Theo một thống kê sơ bộ, hiện Nghệ An có 55 ngôi chùa lớn được Giáo hội Phật giáo quan tâm và có quyết định nhà sư trụ trì quản lý, thu hút hơn 50 ngàn phật tử thường xuyên đi lễ. Con số này có lẽ còn khiêm tốn bởi bên cạnh đó, còn có hàng vạn người vẫn đi lễ chùa nhưng họ chưa nhận mình là phật tử. Ở các vùng có nhiều ngôi chùa cổ, vốn là những nơi Phật giáo phát triển lâu đời như ở TP. Vinh, các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương,… thì số lượng phụ nữ đi chùa càng nhiều hơn. Chị em còn tập hợp thành các nhóm bạn dịp đầu năm tổ chức thuê xe để cả nhóm cùng đi hành hương qua nhiều chùa khác nhau.

Ngày Tết, nói chuyện “văn hóa tháng giêng...”
Thắp hương làm lễ cầu an. Ảnh: Dương Lan.

Theo nhiều người, việc đi lễ chùa là rất tốt cho đời sống tinh thần, tâm linh, nhất là đối với những người phụ nữ lớn tuổi. Sau bao năm vất vả lo cho gia đình, giờ họ cần được nghỉ ngơi, đi chùa để cho tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng, được cảm thấy an yên, nhẹ nhõm, tránh được sự bon chen, ồn ào của cuộc sống.

Trong một cuộc khảo sát nhỏ với 73 người phụ nữ ở TP. Vinh và huyện Yên Thành với 61 người đi lễ chùa vào tháng Giêng (chiếm 84%), thì có 47 người thường xuyên đi chùa, còn lại mỗi năm chỉ đi lễ chùa vài lần. Xét về nghề nghiệp, những người làm nghề buôn bán, kinh doanh tự do đi chùa nhiều nhất, sau đó là các viên chức Nhà nước (cả đang làm việc lẫn về hưu), rồi đến những đối tượng khác như CNLĐ. Khi được hỏi, hầu hết nói đi chùa làm lễ để cầu an, cầu phúc cho gia đình, một số cho biết cầu tài, cầu lộc, cầu duyên, trong khi có người chỉ đi chùa vãn cảnh.

Điểm chung là hầu hết đều đi theo các nhóm để không chỉ lễ Phật mà còn được gặp gỡ trò chuyện với nhau về cuộc sống gia đình, văn hóa tâm linh. Không chỉ những người lớn tuổi, nhiều phụ nữ trẻ hiện nay cũng hay dành thời gian đi chùa. Chị Lâm Như Hiền, một phụ nữ 25 tuổi làm buôn bán nhỏ ở TP. Vinh chia sẻ: “Quanh năm buôn bán, bon chen với cơm áo, với công việc, có lúc được, có lúc mất nhưng luôn phải lo lắng. Chỉ có vào chùa thì thấy mình nhẹ nhõm hơn. Vậy nên hằng tháng tôi vẫn đi lễ chùa. Tháng Giêng thì đi hầu hết các chùa trong tỉnh mà mình biết đến, để cầu mong cả gia đình được một năm may mắn, hạnh phúc”.

Xem bói đầu năm

Cùng với đi chùa cầu an, việc đi xem bói đầu năm để xem gia sự, công danh, làm ăn, tình duyên là hoạt động khá nhộn nhịp của nhiều phụ nữ. Từng một thời bị coi là mê tín, dị đoan, nhiều năm trở lại đây, việc xem bói càng ngày càng phổ biến với nhiều hình thức khác nhau, bởi nó phần nào đáp ứng nhu cầu về tâm lý của nhiều người. Trong bối cảnh xã hội ngày càng phức tạp, cuộc sống thất thường, con người phải đối diện với quá nhiều bất an, rủi ro từ bệnh tật, tai nạn cho đến công việc làm ăn… thì nhiều người lại càng có nhu cầu xem bói, xem tướng.

Ngày Tết, nói chuyện “văn hóa tháng giêng...”
Người dân, trong đó phần đông là phụ nữ đi lễ chùa đầu năm. Ảnh: Nhật Bắc.

Trong dịp đầu năm, hầu hết mọi người đều có tâm lý tò mò muốn biết những vấn đề chính của mình và gia đình trong một năm tới. Đó là tâm lý chung của nhiều người, thể hiện rõ nhất ở những người phụ nữ, bởi mối quan tâm lớn nhất chính là cuộc sống gia đình họ trong một năm đang bắt đầu.

Vẫn trong khảo sát nói trên ở TP. Vinh, Nghệ An về xem bói toán với đối tượng phụ nữ, trả lời câu hỏi có đi xem bói đầu năm hay không, thật ngạc nhiên khi có đến 79% trả lời là có. Những người này ở các độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau, già có, trẻ có, nông dân, công nhân, viên chức, làm nghề kinh doanh buôn bán và cả giáo viên. Hầu hết người đi xem bói đều tập trung vào 04 nội dung chính là gia sự, công danh, làm ăn và tình duyên.

Một người phụ nữ 61 tuổi nhờ con gái chở đi xem bói đầu năm cho biết, bà không quá mê tín nhưng vẫn đi xem bói cho biết về gia sự năm nay để làm lễ cầu an, giải hạn cho gia đình, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

“Lúc đầu em không tin lắm, đi theo các chị bạn xem cho vui. Chẳng hiểu thầy linh thật hay duyên số mà năm ngoái thầy phán em có vong theo không lấy được chồng nên phải làm lễ cúng cắt duyên âm. Sau đó mấy tháng thì em lên xe hoa. Còn nhiều cái khác nữa thầy nói cũng thấy hay, nên thành ra cứ đầu năm em lại đi xem bói để biết thêm”, một cô gái tên là Vân trong số những người được khảo sát tâm sự.

Ngày Tết, nói chuyện “văn hóa tháng giêng...”
Chùa Hương, ngôi chùa linh thiêng, cổ kính là nơi thu hút rất đông phật tử hành lễ mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Ảnh: Giang Huy.

Đầu năm, số lượng người đi xem bói đông đảo nên không phải lúc nào đi xem cũng dễ dàng. Nếu quen biết thì còn dễ có lịch hẹn, không quen biết thì có khi đi mấy lần cũng không xem được. Thường dịp đầu năm, các thầy bói phải thuê người đứng ra liên lạc và thu xếp lịch hẹn với khách để thầy “làm việc”. Với những thầy nổi tiếng thì có khi lịch hẹn lên đến mấy ngày. Ứng xử với việc xem bói cũng đa dạng, tùy thuộc vào đối tượng. Có người tin, có người không tin nhưng vẫn đi vì tò mò. Một thầy bói nổi tiếng ở TP. Vinh chia sẻ: “Đối tượng đến xem bói chủ yếu là phụ nữ, cũng có đàn ông nhưng ít hơn. Có người tin, có người không. Xem có cái đúng, có cái gần đúng và cũng có cái sai. Nhưng có cung thì sẽ có cầu. Với lại, xem bói là một nhu cầu tâm lý để đáp ứng sự tò mò, giảm bớt sự lo lắng của một số người. Chỉ cần họ đừng hành động cực đoan, đừng mù quáng quá thì chẳng có gì xấu cả”.

Bên cạnh đi chùa lễ Phật cầu an, cầu phúc cho gia đình và đi xem bói để “biết trước” về gia sự, về đường công danh, tình duyên và có những nghi lễ “giải hạn, cắt duyên” nhằm giảm bớt tâm lý lo lắng, cầu mong bình an đến với gia đình… thì người phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt động văn hóa trong đời sống gia đình. Kể cả các nghi lễ mà người đàn ông luôn làm chủ lễ thì người phụ nữ trong gia đình cũng là người đứng ra chuẩn bị hết mọi thứ. Từ các nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong dịp Tết, đến các nghi lễ cầu an, giải hạn cho gia đình đầu năm mới đều in đậm vai trò chuẩn bị của phụ nữ. Nói cách khác, “văn hóa tháng Giêng” là văn hóa gắn với các hoạt động của người phụ nữ. Họ phải làm rất nhiều việc để chuẩn bị cho cả gia đình trong một năm mới.

2 chuyến bay miễn phí đưa 500 người lao động về quê đón Tết 2 chuyến bay miễn phí đưa 500 người lao động về quê đón Tết

Tối ngày 11 tháng 1 năm 2023, 500 người lao động đã lên 2 chuyến bay miễn phí từ TP.HCM về Nghệ An và Thanh ...

Công nhân “khăn gói” rời quê lên Hà Nội đòi nợ lương ngày giáp Tết Công nhân “khăn gói” rời quê lên Hà Nội đòi nợ lương ngày giáp Tết

Cận tết Nguyên đán, nhóm công nhân thuộc Nhà máy Dệt Hà Nam (thuộc Công ty Dệt 19/5 Hà Nội tại Hà Nam) "khăn gói" ...

Tết vắng mẹ và câu chuyện giảm nghèo đa chiều Tết vắng mẹ và câu chuyện giảm nghèo đa chiều

Hồi đầu tháng 10 năm ngoái, trước làn sóng mất việc, trong cuộc trao đổi với một nhóm công nhân tại một nhà máy ở ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Xã hội -

Hôm nay (3/9) là ngày cuối trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, người dân từ các địa phương quay trở lại thành phố lớn để làm việc. Như thường lệ, lưu lượng phương tiện giao thông ngày này gia tăng đột biến tại các khu vực bến xe, tuyến cao tốc và các cửa ngõ thành phố lớn.

Kinh tế - Xã hội -

Giải thích việc bán chiếc Suzuki Jimny đã qua sử dụng đắt gấp rưỡi xe mới, người bán cho hay tiền độ xe hết 500 triệu.

Kinh tế - Xã hội -

Nhiều trang báo điện tử, các Fanpage Facebook đưa tin "Giấy phép lái xe hạng B1 không được điều khiển ô tô từ 1/1/2025", gây xôn xao dư luận. Vậy thực hư thông tin này như thế nào?

Kinh tế - Xã hội -

Tọa lạc tại Quận 7 với diện tích “khủng” 24.000m2, Trung tâm Khám chữa bệnh Tâm Anh sở hữu hệ thống thiết bị, công nghệ hiện đại đẳng cấp quốc tế, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu hùng hậu.

Kinh tế - Xã hội -

Những mẫu xe mới sắp ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 9/2024 hầu hết đều là ô tô gầm cao của các thương hiệu quen thuộc, duy nhất một là xe Trung Quốc.

Kinh tế - Xã hội -

Honda Dream 50 thua xa RC110 về sức mạnh, nhưng bù lại đẹp hơn, nhiều boong hơn, thích hợp với tôi, một người thích xe đua nhưng không dám đua xe.

Cà phê cuối tuần

Ở nơi đây, từ nhiều tuần trước Tết Độc lập, bà con người Mông đã háo hức chuẩn bị cho việc xuống núi hòa chung niềm vui của đất nước.

Tôi công nhân

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Talk Công đoàn

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Infographic

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.

Đọc thêm

Kinh tế - Xã hội -

Từ ngày 1/9, Honda CR-V và Honda City giảm giá niêm yết lần lượt 60-80 triệu đồng và 40-60 triệu đồng, đưa mức giá niêm yết của hai mẫu xe này xuống chỉ còn từ 1,029 tỷ đồng và 499 triệu đồng.

Kinh tế - Xã hội -

Chiếc VF 8 đã đạt 4 sao thử nghiệm an toàn của NHTSA, với việc đánh giá tiến hành vào trung tuần tháng 7/2024.

Kinh tế - Xã hội -

Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP quy định ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ trong ba tháng, từ 1/9/2024 đến hết ngày 30/11/2024.

Kinh tế - Xã hội -

Giá lăn bánh MG7 sẽ dao động từ 848,6 đến 1,162 triệu đồng tại Hà Nội, và từ 833,8 đến 1.141,8 triệu đồng tại TP HCM.

Kinh tế - Xã hội -

Từ tháng 9/2024, BFGoodrich chính thức phân phối dòng lốp đa địa hình KO3 mới với 14 kích cỡ, áp dụng các công nghệ tiên tiến giúp tăng khả năng bám đường, tăng độ bền bỉ và hiệu suất so với sản phẩm tiền nhiệm.

Kinh tế - Xã hội -

Tại Trà Vinh, dừa sáp - được ví von như "vàng trắng". Bởi vì, không giống như các loại dừa bình thường, dừa sáp có lớp cơm dừa dày, mềm, dẻo, đặc quánh cùng với ít nước sệt, vị béo ngậy và có hương thơm rất đặc trưng.

Kinh tế - Xã hội -

Cổng đăng ký Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024 mở từ 10 giờ ngày 30/8 và đóng lại vào 10 giờ ngày 7/9.

Kinh tế - Xã hội -

Haval Big Dog được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, nhưng chưa biết khi nào mở bán.

Kinh tế - Xã hội -

Lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Việt Nam được Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế xem như một câu chuyện thành công, một điểm sáng về xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Kinh tế - Xã hội -

Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 14/9, tại Trường đua Đại Nam, Bình Dương.