Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
09/06/2022 15:01
Ngày mới Đại An Khê

09/06/2022 15:01

Từ quốc lộ 1A chạy về làng Đại An Khê, hỏi thăm nhà chị Trần Thị Ngọc Ánh, đi vào cuối đường thôn, nằm ngay cạnh cánh đồng mới được gặp gia chủ một hoàn cảnh khá đặc biệt trong và sau cuộc kháng chiến...
Ngày mới Đại An Khê

Ngôi nhà mới của chị Trần Thị Ngọc Ánh đang hình thành. Ảnh: XUÂN DŨNG.

Từ quốc lộ 1A chạy về làng Đại An Khê, hỏi thăm nhà chị Trần Thị Ngọc Ánh, đi vào cuối đường thôn, nằm ngay cạnh cánh đồng mới được gặp gia chủ một hoàn cảnh khá đặc biệt trong và sau cuộc kháng chiến...

Cần nói thêm, thôn Đại An Khê thuộc xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là một trong những “làng đỏ” có tiếng với rất nhiều thương binh, liệt sĩ, gia đình có công cách mạng. Mỗi người ngoài những nét chung là một số phận khác nhau, mà nếu tìm hiểu cho rõ ngọn ngành rất có thể sẽ hé lộ nhiều tình tiết thật sự xúc động và ám ảnh.

Ngày mới Đại An Khê

Tôi hỏi chị Trần Thị Ngọc Ánh về chuyện đời của chị. Chị cười nói: “Biết kể chi hè. Nhiều chuyện lắm. Tui sinh năm 1965, nghe mạ (mẹ) mình cứ kể lui kể tới chuyện sinh tui được một tháng thì cha tui hy sinh. Mạ tui vì hoạt động cách mạng nên chịu nhiều cảnh đọa đày, khổ đau không kể xiết. Khi chồng còn sống thì ba tui , khi mất đi thì mạ tui một thân một mình chèo chống nuôi con nhiều khi lần hồi qua ngày đoạn tháng...”.

Tôi hỏi nhà bên cạnh nhà ai, chị Ánh cho biết là nhà em trai mình. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, chị giải thích: “À, sau khi ba tui mất một thời gian, bên nội, tức là gia đình chồng của mạ tui, thấy con dâu hiếu thảo nên thương, sợ sau này không có con trai thì lúc về già nương tựa khó khăn mới khuyến khích cho mạ tui kiếm con mà không cần phải đi bước nữa. Vì vậy nên mới có đứa em trai nay phụng dưỡng mạ. Như rứa cũng hay. Còn đời mạ tui, để mạ kể ra cho mà nghe, không tưởng tượng nổi mô (đâu)”

Chị cất tiếng gọi mẹ mình qua nhà. Mẹ chị là cụ bà Nguyễn Thị Liễn, tuổi đã ngoài tám mươi thong thả bước qua. Cụ ngồi xuống nghe chúng tôi thưa chuyện, rồi từ tốn kể : “Ui chao, kể chi ngạ (kể không hết), nhiều lắm. Khi chồng tui mất, có người báo tin, tui như chết đi sống lại, nhưng cũng , vì nếu trong vùng tạm chiếm mà lộ ra chuyện ấy thì chết.Rồi nhìn con Ánh mới một tháng tuổi còn đỏ hỏn càng thêm đau xót. Nhưng rồi cũng không giấu nổi chính quyền lúc đó nên bị kêu lên tra hỏi. Tui bồng con lên trụ sở chính quyền, cảnh sát giằng con tui ra, lôi tui vào phòng tra tấn, hỏi chồng đi mô, làm chi? Tui quyết không khai, nói chồng đi mô làm chi tui không rõ. Rứa là bị đánh đập liên hồi. Tui cắn răng chịu đựng. Đập chán, mấy tên tra tấn khuấy một xô nước xà phòng trộn ớt, đè tui ra đổ vào họng, rồi đạp chân vào bụng cho trào phụt ra, trời đất quay cuồng luôn... Tui cũng không khai. Mấy tên thẩm vấn dụ dỗ bảo rằng chắc nhà tui có hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, cứ khai ra thì sẽ thưởng to, còn nếu có súng thì chỉ điểm mỗi khẩu súng sẽ thưởng 4 triệu đồng tiền miền Nam lúc đó, như rứa là tiền nhiều lắm. Nhưng tui vẫn quyết không khai, mà khai răng được. Dưới hầm bí mật nhà tui có ba cán bộ và một khẩu súng.Mình khai thì anh em chắc là bị bắt nếu không cũng . Bị tra khảo quá dữ, tui thương tật khắp người, rồi sau này mới hưởng chế độ chính sách. Hồi đó tui chỉ mong mình sống mà nuôi con lên một đoạn, trông tới sáu mươi tuổi cũng là tốt lắm rồi, ai ngờ trời cho sống đến hôm ni. Cháu hỏi mệ có biết ai cán bộ hoạt động ngày trước còn sống hay không à? Thì ông “Hoan Mặt trận” đó, ông là người ở đây, hồi trước là cán bộ lãnh đạo". (Ý mệ nói đến ông Lê Văn Hoan, nguyên Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị).

Ngày mới Đại An KhêChị Trần Thị Ngọc Ánh trò chuyện với tác giả. Ảnh: XUÂN DŨNG.

“Dạ, đời mệ (bà) cũng gian nan lắm hè!”, tôi buột miệng nói với cụ Liễn. Cụ lại cười không thành tiếng, vẻ mặt từng trải của một người cao tuổi mà đau thương, vất vả theo năm tháng đời người cứ dày lên và hằn sâu những nếp nhăn không chỉ vì tuổi tác.

Cụ lại kể cũng với giọng mới nghe cảm thấy nhẹ như không: “Năm bảy hai (1972) khi trận Thành cổ Quảng Trị xảy ra, ai nghe cũng khiếp. Quá loạn lạc, nguy hiểm, hai đứa con lại còn dại, tui phải sơ tán ra Gio Linh. Bom đạn đầy trời, tui gánh hai cái thúng, hai đứa con ngồi hai đầu. Mình thì rớt nước mắt mà con thì cứ cười, còn muốn bò ra khỏi thúng, hắn có biết chi mô...”.

Tôi ngồi nghe kể hình dung người mẹ gánh hai đầu tao loạn đi bộ trên đường thiên lý, chợt nhớ tới bài hát “Người mẹ Ô Lý” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, rồi nhìn ra ngoài trời, nắng vàng rực mà như thể rưng rưng sương khói khi vừa đúng ngọ.

Nhưng chuyện đời của cụ vẫn còn những bất ngờ số phận...

Tôi hỏi chuyện hy sinh của cụ ông. Cả ba người cùng “À” lên một tiếng. Cụ Liễn thở ra rồi bảo: “Chồng tôi tên là Trần Thính, hy sinh năm 1965, đâu ở phía Nam, nhưng mất xác, cũng không biết chính xác ngày mất. Sau này trong nhà có tìm hiểu rồi vào Quảng Nam nhưng cũng không tìm thấy hài cốt”.

Cụ bảo người con rể vào tìm Giấy báo tử và Bằng chứng nhận Tổ quốc ghi công đem ra. Bàn tay già nua giở gói ni lông, run rẩy xúc động lần tìm quá khứ...

“Dạ, vậy thì nhà mình kỵ cụ ông ngày nào ?”, tôi lại thắc mắc. Cụ Liễn khẽ lắc đầu rồi nói: “Thì theo ngày Giấy báo tử gởi về, ngày 19/4 Dương lịch. Đến ngày đó thì làm một mâm khấn vái linh hồn ông sống khôn thác thiêng, phù hộ gia đình... Chứ còn biết ngày nào nữa đây!”.

Chao ôi, từ thuở cha sinh mẹ đẻ, nay tóc đã ngả màu, đây là lần đầu tiên tôi mới biết sự lạ là kỵ (giỗ) người đã khuất của gia đình liệt sĩ dựa vào ngày Dương lịch. Có bao nhiêu chuyện nữa đằng sau những cuộc kháng chiến mà chúng ta vẫn còn chưa biết tới!

Cụ khoát tay rồi nói tiếp: “Tui già rồi, gần đất xa trời, chỉ lo cho vợ chồng con Ánh, nhà cửa bằng lỗ mũi, lại xuống cấp rồi. Nó chưa có mái nhà cứng cáp, tui sợ không yên tâm nhắm mắt”.

Ngày mới Đại An KhêHai mẹ con cụ bà Nguyễn Thị Liễn và chị Trần Thị Ngọc Ánh. Ảnh: XUÂN DŨNG.

Ngày mới Đại An Khê

Chị Ánh gật đầu theo mẹ rồi nói tiếp: “Vợ chồng tui cũng chịu thương chịu khó, cũng muốn tự lập. Ngặt nỗi hai vợ chồng nuôi 4 đứa con ăn học cũng xất bất xang bang, ăn mắm mút giòi. Lại thêm, nhà tui không có ruộng, phải thuê ruộng để làm. Ruộng của mình mà làm có dư cũng không dễ huống hồ là ruộng thuê mướn. Lại thêm chăn nuôi heo, gà lại bị dịch bệnh, càng khó khăn hơn. Ba tui liệt sĩ, mẹ tui thương binh, người có công... nhưng tui không phải so bì chi cả, vì biết Nhà nước mình cũng còn lo nhiều chuyện, mà đối tượng chính sách thì chỉ riêng Đại An Khê, chưa nói cả xã Hải Thượng cũng đã nhiều lắm rồi, nhiều người cũng khó khăn. Nhiều lần cán bộ xã mời lên nói có chế độ Nhà nước cấp mấy chục triệu hỗ trợ xây nhà ở cho gia đình tui, nhưng tui không dám nhận vì mình còn nuôi con, còn nợ nần, lấy đâu ra tiền để thêm vào mà xây nhà, nên thôi cứ để suất ấy cho gia đình khác”...

Người chồng chị Ánh là ông Trần Bình Binh, 65 tuổi, với vẻ ngoài chất phác, thật thà lại ít nói, giờ mới góp chuyện: “Vợ chồng tui đã vô TP. Hồ Chí Minh để kiếm việc làm thêm, nhưng đúng lúc đó lại dịch Covid-19 nên phải quay về quê”.

Ngày mới Đại An Khê

Cụ bà Nguyễn Thị Liễn cũng nói: “Hai vợ chồng con Ánh vô Nam, có đứa con học lớp bảy ở nhà với tui, tui nấu cơm cho cháu ăn, nhắc nhở học hành. May mà lúc đó trời cho sức khỏe, tui không đau ốm”.

Thấy chị Ánh có vẻ ngập ngừng như đang có điều gì muốn tâm tình, tôi động viên chị cứ nói. Chị mới mạnh dạn: “Tui nói thiệt, là có nghe cán bộ về nói sẽ hỗ trợ tiền xây nhà, vợ chồng tui và cả nhà ai cũng mừng lắm, nên cứ mua vật liệu và kêu thợ làm. Đó, các anh thấy họ đang làm, đã làm móng và lên trụ. Nhưng có người nói vô nói ra nên cũng nghe lo lo. Tiện có mấy anh đây, tui cũng nói luôn, có chi mấy anh bỏ qua”.

Cụ Liễn gật đầu đồng ý với con: “Tui cũng đang băn khoăn muốn hỏi...”.

Tôi cười nói với chị rằng đây là chủ trương của tổ chức Công đoàn (thông qua Tạp chí Lao động và Công đoàn) nhằm hỗ trợ gia đình chính sách và hộ nghèo quá khó khăn về nhà ở.

Ngay ở Quảng Trị, khi triển khai, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức họp và quán triệt nghiêm túc, cử cán bộ về tận nơi khảo sát cụ thể để lựa chọn đối tượng cần được hỗ trợ, như đã về nhà chị chẳng hạn. Còn kinh phí chắc chắn là có.

Để bà con yên tâm, tôi điện thoại ngay cho nhà báo Lâm Chí Công, Ủy viên Hội đồng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn trình bày sự việc. Nhà báo Lâm Chí Công khẳng định qua điện thoại: “Anh Dũng cứ nói bà con yên tâm, triển khai mà làm nhà theo đúng mục tiêu hỗ trợ của tổ chức Công đoàn. Sắp tới nhà tài trợ sẽ về tận nơi trao 80 triệu đồngcho nhà chị Ánh. Việc này, tổ chức Công đoàn và Tạp chí Lao động và Công đoàn đã thống nhất, cứ vậy mà triển khai, không hề có chuyện thay đổi. Nói với chị Ánh, hãy cứ yên tâm, chắc chắn sẽ có số tiền hỗ trợ như chúng tôi đã cam kết”.

Tôi mở loa ngoài, cả nhà chị Ánh chăm chú lắng nghe và gương mặt mọi người từ từ giãn ra, ai cũng cười vui sướng. Cả nhà đứng dậy nói lời cảm ơn Nhà nước, cảm ơn tổ chức Công đoàn. Câu chuyện kết thúc trong niềm hân hoan của cả chủ và khách.

Ngày mới Đại An Khê
Ngày mới Đại An Khê

Nghe kể lại chỉ một phần cuộc đời gia đình mệ Liễn, tôi lại nhớ đến một đoạn văn trong bút ký “Đêm chong đèn nhớ lại” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường:

“Quảng Trị là thành phố đã chết để cho nhân loại thức tỉnh và tự mình hoàn thiện. Tôi đã chôn cất hài cốt của nhiều liệt sĩ còn gửi lại trên mảnh đất Thành cổ mà tôi đang thừa kế, với tư cách là một người sống sót. Lịch sử được làm nên bởi những người đã chết, và vì thế trong quan hệ với lịch sử, mỗi nhà văn làm công việc của mình với tư cách là một kẻ sống sót. Từ đáy lòng quằn quại, tôi cố gắng giải mã bức thông điệp câm lặng của các anh chị để lại. Rằng, những người chết đi không hề mong ước được phong anh hùng và được thấy hoa tươi dâng trước mộ. Không, không, không! Họ chết cho một lẽ duy nhất là khát vọng sống, là đằng sau họ, cuộc sống sẽ được thiết kế trở lại trên ấm no, công bằng và nhân phẩm”.

Vâng, chính điều đó phải là tâm nguyện thường trực và bổn phận thiêng liêng cần được nhắc nhở với mỗi người đang sống, với hết thảy những người đang sống, thôi thúc chúng ta cùng đến với đồng bào...

Ngày mới Đại An Khê

Một trận chiến bên trong Thành cổ Quảng Trị, năm 1972. Ảnh: ĐOÀN CÔNG TÍNH

Ngày mới Đại An Khê

PHẠM XUÂN DŨNG

Đồ họa: AN NHIÊN

Xem phiên bản di động