Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
14/10/2020 16:25
Nâng cao nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên, người lao động

14/10/2020 16:25

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực sản xuất, thay thế con người, đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp và lao động có kỹ năng bậc trung; trong đó ngành Dệt May được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Trước tình hình trên, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã đưa nội dung “Đẩy mạnh phong trào thi đua, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động” là một trong 5 chuyên đề hoạt động trọng điểm của nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Nâng cao nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên, người lao động

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực sản xuất, thay thế con người, đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp và lao động có kỹ năng bậc trung; trong đó ngành Dệt May được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Trước tình hình trên, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã đưa nội dung “Đẩy mạnh phong trào thi đua, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động” là một trong 5 chuyên đề hoạt động trọng điểm của nhiệm kỳ 2018 - 2023.

***

Thực trạng ngành Dệt May hiện nay

Phong trào “Đẩy mạnh phong trào thi đua, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động” có mục tiêu nâng cao nhận thức của đoàn viên, công nhân lao động để họ thấy rõ thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nếu không nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thì đoàn viên, người lao động rất dễ bị đào thải khỏi thị trường lao động.

Việc học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp là xu thế tất yếu nhằm thích ứng yêu cầu phát triển mới, đó vừa là quyền lợi, vừa là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập, vừa là thực hiện trách nhiệm của người lao động đối với doanh nghiệp và bản thân.

Ngành Dệt May không chỉ đóng vai trò là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam mà còn là một trong những ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm với khoảng 2,5 triệu lao động, nhiều doanh nghiệp dệt may hiện nay đã từng bước sử dụng công nghệ, máy móc hiện đại, sử dụng robot, máy in 3D, công nghệ cắt laser để thay thế những khâu giản đơn, độc hại. Tuy nhiên, trong ngành, đặc biệt là ngành May, hiện tại hầu hết các công đoạn chế tạo sản phẩm đều do người lao động đảm nhận, việc tự động hóa hiện nay mới chỉ bù đắp phần thiếu hụt lao động, chưa làm mất việc làm của công nhân trong ngành.

Nâng cao nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên, người lao động

Phần lớn số lao động trong ngành Dệt May hiện nay là lao động phổ thông, thực hiện các công đoạn gia công sản phẩm, còn các khâu yêu cầu có trình độ kỹ thuật cao như nhuộm, hoàn thiện vải hay thiết kế sản phẩm… hiện đang rất thiếu và yếu. Ngoài ra, một trong những thách thức đối với các doanh nghiệp dệt may là hiện tượng nhảy việc của những nhân sự có tay nghề và kinh nghiệm. Vì vậy, muốn giữ chân người lao động, ngoài mức tiền lương tương xứng, doanh nghiệp cần áp dụng các phương thức quản trị hiệu quả như: tạo điều kiện để người lao động phát huy năng lực, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, quan tâm tới các nhu cầu tinh thần…

Tóm lại, lao động ngành Dệt May hiện còn tồn tại một số vấn đề như sau: Thứ nhất, tỷ lệ trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động bậc cao còn thấp; thứ hai, năng suất lao động thấp (năng suất, chất lượng sản phẩm của một số đơn vị trong ngành có thể tương đương với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới xét trên góc độ cùng công nghệ sử dụng; tuy nhiên, xét về tổng thể thì năng suất ngành May của Việt Nam mới chỉ đạt mức trung bình khá); thứ ba, tay nghề và các kỹ năng mềm khác còn yếu và hạn chế.

Nâng cao nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên, người lao động
Nâng cao nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên, người lao động
Sử dụng dây chuyền dệt công nghệ tiên tiến tại doanh nghiệp trong nước.

Nhiệm vụ, giải pháp khắc phục

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến doanh nghiệp, người lao động. Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã và đang mang lại nhiều tiến bộ về năng suất lao động; song, với những thay đổi về nhu cầu sử dụng lao động trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 sẽ đặt ra nhiều cơ hội với lao động tại Việt Nam. Như cơ hội tiếp cận với ngành nghề mới, việc làm mới, cơ hội tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Người lao động buộc phải nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, tránh nguy cơ mất việc làm. Điều đó có ý nghĩa rất lớn với một ngành sử dụng nhiều lao động như Dệt May.

Nâng cao nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên, người lao động

Công nhân, người lao động Dệt May phải xác định cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là xu thế tất yếu, nó đang diễn ra và không gì có thể cưỡng lại được. Chúng ta không có quyền lựa chọn mà bắt buộc phải thích nghi bằng cách chủ động học tập, rèn luyện, đi trước đón đầu các kỹ năng cần thiết cho một nền kinh tế thông minh và công nghiệp hóa.

Lao động cần ra sức tự học tập, rèn luyện cũng như tranh thủ tối đa các lớp bồi dưỡng nghề, chuyên môn kỹ thuật do Tập đoàn, Công đoàn Dệt May tổ chức hoặc phối hợp tổ chức. Mỗi cá nhân cần nỗ lực, tự vượt qua chính mình, trang bị kiến thức để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Công nhân lao động ngành Dệt May cần rèn luyện kỹ năng ứng phó, làm chủ tình hình trong một thế giới thay đổi nhanh và thiếu bền vững. Cần nỗ lực trau dồi khả năng học hỏi, sẵn sàng tiếp thu những kỹ năng mới. Trong thời kỳ mới, khả năng được tuyển dụng ít phụ thuộc vào những gì người lao động đã biết mà phụ thuộc nhiều vào khả năng học tập, ứng dụng và thích nghi tốt như thế nào. Người lao động phải thay đổi tư duy và chấp nhận học suốt đời, mất việc này thì học việc mới, làm việc khác; chấp nhận thay đổi môi trường, địa điểm làm việc.

Trình độ chuyên môn, kỹ thuật và các bằng cấp chưa đủ để quyết định hiệu quả trong công việc; lao động dệt may phải tạo cho mình các yếu tố đặc trưng về kỹ năng làm việc, khả năng sáng tạo, thích ứng, linh hoạt với công việc và giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, tin học… Các yếu tố này được gọi là kỹ năng mềm. Những kỹ năng này có thể không được học trong nhà trường, mà cần sự trau dồi, rèn luyện của người lao động trong quá trình làm việc.

Nhằm thích ứng, linh hoạt với công việc trong môi trường cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu của cán bộ, đoàn viên, người lao động luôn muốn thường xuyên được cập nhật những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, quy định pháp luật, những thông tin mới về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế... Vì vậy, Công đoàn Dệt May Việt Nam phải tuyên truyền công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ về lý luận chính trị, cập nhật kiến thức, lý luận nghiệp vụ cho cán bộ, đoàn viên và người lao động.

Bài: Hồng Chiến

Đồ họa: Hoàng Hà

Xem phiên bản di động