Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
28/12/2020 16:37
Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động

28/12/2020 16:37

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nói riêng là một trong những giải pháp góp phần xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh trong tình hình mới. Đây cũng là một nội dung trong Dự thảo các văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đang được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.
NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP Ý CHO DỰ THẢO CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nói riêng là một trong những giải pháp góp phần xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh trong tình hình mới. Đây cũng là một nội dung trong Dự thảo các văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đang được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.

CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VẪN CÒN THẤP

Thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực của nước ta đang ở mức thấp trong bậc thang năng lực quốc tế. Tính đến quý II/2020, lực lượng lao động của nước ta là 53,15 triệu người, giảm so với năm 2019 do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Trong đó, tỷ lệ lao động làm công hưởng hương chiếm 48,11%.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: lực lượng lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên) tính đến quý 2/2020 là 12,74 triệu người (chiếm 23,9%) trong đó tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 11,1%, trình độ cao đẳng chiếm 3,8%, trình độ trung cấp chiếm 4,4% và sơ cấp nghề là 4,6%.

Điều đó cho thấy, nguồn nhân lực đã qua đào tạo của nước ta còn thấp và đây là một thách thức rất lớn đối với lao động Việt Nam trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0. Nhiều đơn vị sử dụng lao động cho rằng, việc tuyển dụng lao động mới là một khó khăn cho doanh nghiệp do kiến thức, trình độ, tay nghề, kỹ năng của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, đặc biệt là trong các ngành quản lý, chuyên môn và kỹ thuật.

NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Chất lượng nguồn nhân lực của nước ta đang ở mức thấp trong bậc thang năng lực quốc tế.

Theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn về kiến thức, trình độ, chuyên môn của người lao động trong xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cho thấy, trong các ngành thâm dụng lao động, tỷ lệ người lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm 66,2%, 31,5% có trình độ trung học cơ sở và 2,3% có trình độ tiểu học.

Tỷ lệ công nhân ngành may mặc, điện tử và da giày có trình độ chuyên môn, tay nghề cũng thấp hơn các ngành nghề khác, 56,5% chưa qua đào tạo, 22,4% có trình độ trung cấp, 10,6% có trình độ cao đẳng và 10,5% có trình độ đại học. Đặc biệt, có nhiều trường hợp người lao động có trình độ đại học là những sinh viên ra trường nhưng không kiếm được việc làm theo ngành học nên phải đi làm công nhân.

Bên cạnh trình độ chuyên môn thì kỹ năng nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng giúp người lao động thích ứng trước xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, các kỹ năng mà người lao động cần có bao gồm: kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng quản lý con người, kỹ năng hợp tác, đàm phán; kỹ năng tìm kiếm chăm sóc khách hàng; kỹ năng lãnh đạo, quản lý; kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp; kỹ năng kinh doanh, giao tiếp, ra quyết định.

Tuy nhiên, trên thực tế, mức độ người lao động đáp ứng được yêu cầu của các kỹ năng trên còn rất hạn chế. Trước yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế sang hướng tăng trưởng dựa trên khoa học - công nghệ, đòi hòi nguồn nhân lực chất lượng cao thì chất lượng giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động nói riêng vẫn còn nhiều bất cập.

NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Tỷ lệ công nhân ngành may mặc, điện tử và da giày có trình độ chuyên môn, tay nghề cũng thấp hơn các ngành nghề khác.

Cần những chiến lược dài hơi

Trước thực trạng trên, đã có nhiều ý kiến cho rằng trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, người lao động phải có trình độ, phải có kỹ năng nghề nghiệp, tay nghề vững vàng thì mới có thể cạnh tranh được về việc làm. Trong giai đoạn nào, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động cho công nhân lao động thể hiện thông qua các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc qua các nhiệm kỳ.

NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, người lao động phải có trình độ, phải có kỹ năng nghề nghiệp, tay nghề vững vàng thì mới có thể cạnh tranh được về việc làm.
NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Với vị thế của mình, các cấp công đoàn đã tích cực tham gia góp ý cho dự thảo các văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng

với những nội dung liên quan đến nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, phát triển giai cấp công nhân Việt Nam.

Với vị thế của mình, trong thời gian qua, các cấp công đoàn đã tập trung trí tuệ, sức lực tích cực đóng góp ý kiến tham gia góp ý cho dự thảo các văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nhiều ý kiến góp ý tập trung những nội dung liên quan đến nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, phát triển giai cấp công nhân Việt Nam, trong đó có nội dung liên quan tới việc nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Tổng hợp lại có một số ý kiến sau:

Một là, trong thời gian qua, mặc dù chất lượng đào tạo đã có sự cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp và thị trường lao động. Nguyên nhân cơ bản là hệ thống đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp của nước ta chưa chú trọng đến hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho người học. Do đó, khi đánh giá “Đổi mới giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”, trong dự thảo Văn kiện cần chỉ rõ “chưa chú trọng đến việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho người học” để từ đó có các giải pháp phù hợp góp phần nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Hai là, cần bổ sung nội dung “nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho đất nước, hoàn thiện về cơ chế, chính sách thúc đẩy đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, gắn đào tạo - việc làm với thông tin về thị trường lao động để kịp thời đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo lại, đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động đáp ứng yêu cầu sự dịch chuyển nền sản xuất trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0” vào mục “định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ” để trong bất kỳ hoàn cảnh nào người lao động cũng có thể thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và trở thành những người “công nhân trí thức” vững vàng lý thuyết và tay nghề, làm chủ được khoa học hiện đại.

Ba là, bổ sung vấn đề “đào tạo, bồi dưỡng” vào nội dung về phát triển giai cấp công nhân bởi trước thực trạng về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân lao động nước ta hiện nay thì việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho công nhân lao động là việc rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động lớn đến nước ta và ảnh hưởng đến cơ cấu lao động. Cần xem việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động là một trong những chỉ tiêu có tính pháp lệnh như mọi chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội khác của đất nước.

Tóm lại, đối với tổ chức Công đoàn, mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng một xã hội học tập trong đoàn viên công đoàn, người lao động không chỉ là tình cảm giai cấp, mà còn là trách nhiệm chăm lo, bảo vệ quyền lợi được học tập của người lao động và để góp phần xây dựng và phát triển giai cấp công nhân ngày càng vững mạnh, theo tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Bài viết: ThS. TRẦN TỐ HẢO

Viện Công nhân và Công đoàn

Xem phiên bản di động