Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Nam công nhân sáng vào nhà máy, tối chạy xe ôm công nghệ

Đời sống - Ý YÊN

Đôi mắt Nam dừng thật lâu trên màn hình điện thoại khi thấy dòng title trên báo điện tử: “Hà Nội cho xe ôm công nghệ hoạt động trở lại”. Anh bật dậy, reo vui sau gần 7 tháng phải "treo app", dừng chở khách.
Nam công nhân sáng vào nhà máy, tối chạy xe ôm
Anh Phạm Văn Nam chạy xe ôm sau giờ làm việc tại nhà máy - Ảnh: Ý Yên

Phạm Văn Nam, 26 tuổi, công nhân Công ty TNHH Takara Tool & Die Hà Nội, nói rằng, dù xe ôm công nghệ là nghề “tay trái” nhưng góp phần giúp anh hiện thực hoá ước mơ làm chủ.

Năm 18 tuổi, anh từ Yên Thế, Bắc Giang xuống Hà Nội làm công nhân sau khi tốt nghiệp cấp 3. Một thời gian sau, anh trở về quê làm thuê cho một cửa hàng lắp đặt nhôm kính, mức lương hơn 4 triệu đồng/tháng. Mãi đến tháng 10/2018, anh trở lại Hà Nội làm công nhân với quyết tâm sẽ dành dụm vốn để về quê mở cửa hàng.

“Trước đó tôi đã suy nghĩ rất nhiều, mong muốn xuống làm công nhân để “gầy vốn” trong khoảng 5 năm. Bố mẹ có tuổi rồi, tôi không muốn phải đi vay mượn, cũng không muốn để bố mẹ suy nghĩ nhiều vì mình”, Nam nói và cho biết, mục tiêu đặt ra trong thời gian đó phải kiếm được từ 300 đến 400 triệu đồng.

Trong nhà máy, nam công nhân làm ở bộ phận rửa hàng. Công việc không vất vả, mức lương trung bình khoảng 6 - 7 triệu đồng/tháng, có tháng cao nhất đạt 9 triệu đồng. Nhưng để đạt mục tiêu lớn, anh không thể hài lòng với thu nhập của mình. Chưa kể, hằng tháng anh phải gửi về quê 1 - 2 triệu đồng để đỡ đần bố mẹ - những người quanh năm chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng.

Nam công nhân sáng vào nhà máy, tối chạy xe ôm
Nam trong trang phục kín mít dưới thời tiết gió rét, mưa phùn - Ảnh: Ý Yên

“Công nhân như chúng tôi ở đây chỉ đủ sống, khó mà dành dụm được. Vì thế tôi muốn tận dụng thời gian trống để đi làm xe ôm, mong có thêm thu nhập, tích lũy cho tương lai”, Nam nói.

Từ tháng 6/2019, Nam tìm hiểu trên mạng rồi quyết định đăng ký cài đặt ứng dụng xe ôm công nghệ. Anh nộp lý lịch, giấy tờ xe và 700 nghìn đồng mua combo của hãng gồm 2 mũ bảo hiểm, 2 áo đồng phục, 1 túi đựng đồ và chính thức trở thành một tài xế xe ôm công nghệ làm việc bán thời gian.

“Cuốc xe đầu tiên, tôi chở khách từ cầu Thăng Long đến cầu Nhật Tân, được 40 nghìn đồng, mất 8 nghìn đồng tiền phí ứng dụng, còn lại 32 nghìn đồng”, chàng trai quê Yên Thế kể lại.

Có lần, trời mưa rét, Nam chở một người phụ nữ, do mặc áo mưa nên không để ý số tiền. Vị khách nói chuyến đi hết 15 nghìn đồng nhưng sẽ “bo” thêm cho tròn 20 nghìn đồng. “Sau đó tôi mới biết cuốc xe ấy có phí hơn 40 nghìn đồng. Đó cũng là cuốc xe đáng nhớ nhất của tôi”, nam công nhân chia sẻ.

Thời gian đầu Nam cảm thấy khá mệt mỏi, uể oải nhưng cũng dần bắt nhịp và làm tốt cả hai công việc. Chạy xe ôm cũng đem đến cho anh nhiều niềm vui, trải nghiệm thú vị khi gặp nhiều người, ngắm nhìn nhiều con phố ở Thủ đô.

Nam công nhân sáng vào nhà máy, tối chạy xe ôm
Nam chăm chú theo dõi điện thoại để nhận khách - Ảnh: Ý Yên

Hằng ngày, sau khi kết thúc ca 1, anh sẽ về phòng trọ nghỉ ngơi, thay đồng phục rồi đi xe vào nội thành, chở khách từ 4h chiều đến 8h tối. Nếu công ty làm ca 2, anh sẽ chạy xe buổi sáng, từ 8h đến khoảng 12h trưa.

Trung bình 4 tiếng làm việc, Nam chạy được 6-7 cuốc xe, thu về từ 100 đến 150 nghìn đồng sau khi đã trừ chi phí ứng dụng, xăng xe… Mỗi tháng suôn sẻ, anh thu nhập 3-4 triệu đồng từ nghề “tay trái” - xe ôm công nghệ.

Năm ngoái, đại dịch Covid-19 khiến thu nhập của Nam bị sụt giảm. Thôn Hậu Dưỡng nơi anh ở trọ bị phong toả 1 tháng, anh phải tạm ngừng việc, hưởng 70% lương, thỉnh thoảng nhận nhu yếu phẩm hỗ trợ của Công đoàn và các đoàn thể khác.

Cuốc xe gần nhất anh chở khách đã cách nay hơn 6 tháng. Từ tháng 7/2021, Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội ra quy định dừng chở khách đối với xe ôm công nghệ. “Xe không lăn bánh thì đồng nghĩa với việc không có tiền. Đóng ứng dụng là tôi "treo niêu"”, Nam trải lòng.

Nam công nhân sáng vào nhà máy, tối chạy xe ôm
Anh Nam phấn khởi khi TP Hà Nội cho xe ôm công nghệ hoạt động trở lại - Ảnh: Ý Yên

Nam công nhân cho biết thêm, từ ngày không được chạy xe, mức chi tiêu phải cắt giảm, ăn uống kham khổ hơn, tụ tập bạn bè cũng hạn chế. Tuy nhiên, việc gửi tiền về cho bố mẹ vẫn được anh duy trì. “Mục tiêu kiếm tiền trong 5 năm nhưng bước sang năm thứ 4 rồi tôi mới chỉ đạt được 30% số tiền dự tính”, anh ngại ngùng chia sẻ.

Tối 8/2, khi đang nằm trong phòng trọ lướt web, Nam mừng rỡ khi đọc được tin Hà Nội cho phép xe ôm công nghệ hoạt động trở lại. “Tôi rất vui vì sắp tới sẽ có thêm khoản thu nhập để trang trải cuộc sống, tích cóp cho dự định tương lai”, Nam nói và cho biết sẽ thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch để đảm bảo an toàn khi làm tài xế xe ôm công nghệ.

Người lao động tìm việc sau Tết Người lao động tìm việc sau Tết

Sau Tết Nguyên đán, nhu cầu tìm việc làm của người lao động rất lớn. Ai cũng mong muốn khởi đầu năm mới bằng một ...

Sau Tết, nhu cầu tuyển dụng công nhân ở Bắc Giang tăng cao Sau Tết, nhu cầu tuyển dụng công nhân ở Bắc Giang tăng cao

Nhu cầu tuyển dụng ở Bắc Giang năm nay tăng cao so với năm trước bởi một số doanh nghiệp mở rộng sản xuất để ...

Người lao động phấn khởi trong ngày “khai Xuân, mở máy” đầu năm Người lao động phấn khởi trong ngày “khai Xuân, mở máy” đầu năm

Sau hơn một tuần nghỉ Tết, công nhân lao động tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) đã trở ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đời sống -

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Đời sống -

Tại Trà Vinh, dừa sáp - được ví von như "vàng trắng". Bởi vì, không giống như các loại dừa bình thường, dừa sáp có lớp cơm dừa dày, mềm, dẻo, đặc quánh cùng với ít nước sệt, vị béo ngậy và có hương thơm rất đặc trưng.

Người lao động -

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đời sống -

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Người lao động -

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...

Đời sống -

Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.

Lao động & Công đoàn media

Khi nào người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước?

Tôi công nhân

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Talk Công đoàn

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Infographic

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.

Đọc thêm

Đời sống -

Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!

Đời sống -

Là một giáo viên dạy tiếng Anh có thâm niên công tác hơn 21 năm tại Trường Tiểu học Đại Thành (thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cô giáo Hoàng Thị Mai Hương là một trong 36 cá nhân tiêu biểu được biểu dương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

Đời thợ -

Hai con người một thầy một trò, một thủ trưởng một nhân viên hàng chục năm qua đã tận hiến cho cộng đồng, bảo vệ chăm lo cho sức khỏe từ đứa trẻ đến người già. Họ là nguồn “tư liệu nhân văn sống” dệt nên những câu chuyện đời thường mà có khi rất phi thường ở vùng đất xa nhất, khó khăn bậc nhất ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: A Vao!

Đời sống -

Có thể thấy một thực trạng đáng buồn ở các khu công nghiệp hiện nay là việc thiếu thiết chế văn hóa, hoặc có thiết chế văn hóa nhưng công nhân còn thờ ơ. Điều này vừa lãng phí, vừa nguy hại khi công nhân không được thụ hưởng thiết chế văn hóa. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội.

Đời sống -

Một trong những vấn đề nổi bật đối với công nhân khu công nghiệp ở Hà Nội là tiền lương thấp, chưa đủ trang trải các chi phí sinh hoạt trong cuộc sống và phải làm thêm giờ để đù đắp chi phí sinh hoạt. Ngoài thời gian lao động sản xuất trở về phòng trọ cũng cô quạnh không có nhiều phương tiện để giải trí, đi ra ngoài tham gia các dịch vụ giải trí thì chi phí lại đắt đỏ không phù hợp với đồng lương của công nhân.

Đời sống -

Những năm qua, mặc dù các cấp chính quyền ở Hà Nội đã ưu tiên quỹ đất xây dựng nhà ở và các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân nơi đây vẫn khá nghèo nàn. Loạt bài dưới đây được nhóm phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện nhằm nêu lên nguyên nhân của thực trạng trên và tìm giải pháp để giai cấp công nhân thực sự “tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc” như Đảng ta từng khẳng định.

Đời sống -

Các gói thầu thuộc các dự án cao tốc đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, nhất là nông dân các tỉnh, thành miền Tây đi làm công nhân, giúp cuộc sống bà con khấm khá hơn…

Đời sống -

Khu cư xá Doanh nghiệp chế xuất Nitori, Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) được xem là ngôi nhà thứ hai đối với nhiều lao động nữ xa quê. Họ không chỉ tiết kiệm được một khoản tiền thuê trọ rất lớn hằng tháng, mà còn tiết kiệm một số chi phí sinh hoạt khác, nhất là sống trong môi trường an ninh tốt.

Đời sống -

LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã chi hỗ trợ khẩn cấp để chia sẻ khó khăn với người lao động. Với sự vào cuộc quyết liệt của công đoàn, công ty Hoàng Sinh cam kết đến ngày 9/8 tới sẽ chi trả lương cho người lao động trong 2 tháng (tháng 4 và tháng 5/2024)…

Đời sống -

Những năm qua, các cấp công đoàn quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng đã thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân, viên chức, lao động được tham gia, giám sát mọi hoạt động của đơn vị. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngày càng phát triển.