Cả người cho mượn và người mượn thẻ BHYT đều bị phạt lên đến 5 triệu đồng, đặc biệt nếu việc mượn, cho mượn đó làm thiệt hại đến quỹ BHYT thì buộc phải hoàn trả số tiền đã vi phạm vào quỹ BHYT.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, Khoản 1 Điều 84 Nghị định 117 quy định phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau: Từ 1 - 2 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT; từ 3 - 5 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT.
Hiện nay, mức phạt đối với hành vi cho mượn hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác trong khám chữa bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 65 Nghị định 176/2013/NĐ-CP là 500.000 đồng đến 1 triệu đồng khi chưa làm thiệt hại quỹ BHYT và từ 1 - 2 triệu đồng khi làm thiệt hại đến quỹ BHYT. Như vậy, mức phạt trên tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP đã tăng so với mức phạt hiện hành.
Ngoài ra, trong trường hợp cho người khác mượn hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác mà làm thiệt hại đến quỹ BHYT thì buộc phải hoàn trả số tiền đã vi phạm vào quỹ BHYT (nếu có). Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2020.
Nếu người dân không phải là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc thì có nhiều cách để được chăm sóc y tế bằng BHYT như tham gia BHYT hộ gia đình, được cấp thẻ BHYT khi nếu là đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
I. Lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện
BHXH tự nguyện là chế độ bảo hiểm của Đảng và Nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, vì quyền lợi của người lao động và nhân dân, được Nhà nước bảo hộ, do cơ quan BHXH thực hiện. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Tham gia BHXH tự nguyện bạn sẽ:
1. Được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia.
2. Được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân.
3. Được hưởng lương hưu hàng tháng khi về già, để đảm bảo cuộc sống.
4. Lương hưu được điều chỉnh theo Chỉ số giá tiêu dùng.
5. Được cấp thẻ BHYT trong suốt thời gian hưởng lương hưu để chăm sóc sức khỏe.
6. Thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng (10 lần lương cơ sở) và chế độ tử tuất khi người tham gia qua đời.
Rủi ro khi không tham gia BHXH tự nguyện
1. Mất cơ hội được hưởng lương hưu hàng tháng và cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt quá trình hưởng lương hưu.
2. Phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh để chăm sóc sức khoẻ khi về già - độ tuổi thường gặp bất trắc về sức khỏe.
3. Vẫn phải tiếp tục mưu sinh hoặc sống phụ thuộc vào con cái/ người thân.
4. Thân nhân không được hưởng chế độ tử tuất nếu chẳng may bạn qua đời.
II. Lợi ích khi tham gia
Tham gia BHYT hộ gia đình, người dân sẽ được:
1. Người tham gia BHYT trong cùng một hộ gia đình, từ người thứ hai trở đi được giảm trừ mức đóng khi tham gia.
2. Được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc.
3. Được quỹ BHYT chi trả từ 80 - 100% chi phí khi khám chữa bệnh theo quy định.
4. Quỹ BHYT chi trả: 18.000 dịch vụ kỹ thuật y tế bao gồm cả những dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn như can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật nội soi, MRI, CT, PET-CT…; trên 1.000 hoạt chất, sinh phẩm tân dược bao gồm cả các thuốc tim mạch, điều trị ung thư đắt tiền…; hàng trăm vị thuốc đông y, thuốc từ dược liệu; hàng ngàn loại vật tư y tế bao gồm cả vật tư y tế thay thế như máy tạo nhịp tim, stent mạch vành, khớp nhân tạo…
5. Giúp bạn và gia đình giảm gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh khi ốm đau, tai nạn.
6. Góp phần chia sẻ rủi ro, phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” giữa những người tham gia.
Rủi ro khi không có thẻ BHYT
1. Kinh tế gia đình sa sút khi không may mắc bệnh hiểm nghèo.
2. Khó có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao và thuốc đắt tiền.
3. Luôn lo lắng vì giá dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng tăng cao.
4. Phải tự chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh.
Bạn có biết?
- Hàng năm có hàng nghìn người được với chi phí hơn 1 tỷ đồng.
- Người được quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh cao nhất là gần 13 tỷ đồng.
Bài: An Phương