Mức xử phạt tăng cao, nhiều người đã bắt đầu biết "sợ" rượu bia
Kinh tế - Xã hội - 03/01/2020 11:20 Ý YÊN
Lực lượng chức năng ở nhiều địa phương đã ra quân xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với chủ điều khiển phương tiện giao thông - Ảnh: Đại đoàn kết |
Ngày hôm qua, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an TP Hà Nội đã ra quân theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định số 100. Tổ tuần tra kiểm soát giao thông lập các chốt tại nhiều tuyến phố để phát hiện xử lý những người điều khiển phương tiện có dấu hiệu uống rượu bia. Nhiều người tỏ ra bất ngờ vì bị yêu cầu dừng xe và đo nồng độ cồn. Họ càng bất ngờ hơn nữa khi nghe thông tin về mức phạt của mình.
Tại nút giao thông Hàng Cót - Phan Đình Phùng (Hà Nội), sau khi tiến hành kiểm tra nồng độ cồn của một người đàn ông ở Gia Lâm, Hà Nội, lực lượng chức năng đã xử phạt 7 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 23 tháng. Người đàn ông bị xử phạt tỏ ra hối hận: “Ai ngờ mức phạt giờ cao quá, thế này thì tôi không bao giờ uống rượu bia lái xe nữa”.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã có hành vi chống đối, thậm chí không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát. Điển hình là trường hợp vi phạm của một nam thanh niên sinh năm 1992 tại chốt kiểm tra ở nút giao Xuân Thủy - Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy, Hà Nội) vào tối qua. Anh này sau khi uống khá nhiều rượu, bia từ tiệc liên hoan tất niên ở công ty, trên đường về nhà có biểu hiện say xỉn thì được lực lượng chức năng yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn. Tại thời điểm kiểm tra, nồng độ cồn của anh ta lên tới 1,117mg/ml khí thở. Điều đáng nói, sau khi biết mức phạt hơn 7 triệu đồng, ban đầu người thanh niên này không chịu ký biên bản, thậm chí hùng hổ bỏ đi. Một lúc sau anh ta mới chịu quay lại ký vào biên bản vi phạm.
Trao đổi với Cuộc sống an toàn, anh Nguyễn Hà Anh, một kỹ sư cầu đường chia sẻ: "Năm ngoái khi tôi còn công tác trong Cà Mau cũng bị xử phạt 18 triệu và tước giấy phép lái xe 5 tháng vì tội lái xe sau khi uống rượu bia, nồng độ cồn vượt mức cho phép. Nói chung, đã vi phạm thì phải chấp nhận xử phạt. Sau lần đấy cứ hễ uống rượu bia thì tôi không điều khiển xe máy hay ô tô nữa. Tôi thấy nghị định mới tăng mức xử phạt là điều cần thiết, Tây họ còn bỏ tù cơ mà. Dù rượu bia là thú vui của tôi, nhưng tôi vẫn ủng hộ nghị định xử phạt thật nặng, vì sự an toàn đối với mọi người".
Anh Lục Tiến Mạnh (Tuyên Quang), hiện đang làm việc tại Hà Nội cho biết: "Mức phạt quá nặng. Với mức thu nhập của tôi thì thật sự không dễ chấp nhận. Từ nay xác định đi uống rượu bia thì bắt xe ôm hoặc đi taxi cho an toàn. Không may bị bắt nộp phạt xót lắm".
Anh Chiến (quê Bắc Giang), công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long nói: "Thỉnh thoảng ngày nghỉ mấy anh em chúng tôi cũng hay tụ tập ăn uống, cũng thường xuyên uống rượu, hát hò. Nhưng kể từ bây giờ cũng phải hạn chế, đặc biệt là la cà rượu bia ở hàng quán".
Có thể nói, từ lâu rượu bia đã trở thành nếp sinh hoạt của nhiều gia đình, tập thể. Rượu bia không thể thiếu trong các cuộc vui liên hoan. Tuy vậy, sau khi Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ 2 ngày nay, người dân, đặc biệt là người lao động tỏ ra quan tâm, bàn luận sôi nổi về mức phạt khi uống rượu bia tham gia giao thông. Bước đầu, một bộ phận người lao động đã thể hiện sự chuyển biến về ý thức. Họ tỏ ra dè dặt, thận trọng trước mỗi cuộc nhậu bởi theo họ mức xử phạt quá cao so với thu nhập.
Ngày 30/12, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký ban hành Nghị định số 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thay thế Nghị định số 46/2016 có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Nghị định mới tăng mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn (mức 3), ma túy. Nghị định cũng bổ sung quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn mức 1 đối với xe mô tô theo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia. Theo đó, đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (mức 3), Nghị định phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Nghị định 46/2016 trước đây quy định xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng và tước GPLX 4 - 6 tháng. Đối với người điều khiển xe mô tô từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400-600 ngàn đồng. |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 15/09/2024 14:41
Chiếc xe đầu kéo mang biển kiểm soát 19R-011.11 được phát hiện nằm dưới sông, bị phần cầu sập đè lên, được lực lượng cứu hộ tiến hành trục vớt sáng nay.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:45
Hai tay đua và hai thành viên hỗ trợ thuộc Hai Phong Motorsports Club đã xuyên Việt ba ngày từ Hải Phòng vào tới Đại Nam để tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:10
Đặng Công Minh (sinh năm 1989), đến từ Bình Phước, thi hạng FWD cùng chiếc xe Toyota Altis 1.8 MT tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:00
Với niềm đam mê mãnh liệt dành cho xe hai bánh và 4 bánh, tay đua Quân Trần đã có những chia sẻ đầy thú vị về hành trình của mình trong bộ môn đua xe gymkhana.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 12:06
Mitsubishi Xfroce tiếp tục là mẫu xe bán chạy nhất tháng lần thứ hai liên tiếp, xếp ở vị trí thứ hai và ba lần lượt là Ford Ranger và Mazda CX-5.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 11:00
Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền nam PVOIL Cup 2024 sẽ tìm ra các vận động viên tham dự thi đấu tại giải vô địch quốc gia.