|
là vấn đề quan trọng với người lao động mà công đoàn cơ sở phải luôn tập trung quan tâm và coi đây chính là nhiệm vụ số 1. Theo báo cáo nghiên cứu mới của Viện Công nhân và Công đoàn, nhiệm vụ trọng tâm của công đoàn cơ sở phải là nhiệm vụ mà người lao động coi đó là quan trọng và sát sườn với họ. Theo đó, trong hội thảo đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo nghiên cứu khoa học về “Nhiệm vụ trọng tâm của công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong tình hình mới” của Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức, chỉ ra rằng, ở các công đoàn cơ sở khác nhau, người lao động sẽ có những vấn đề mà họ cho là quan trọng và sát sườn khác nhau. Cụ thể, với công đoàn cơ sở thuộc khu vực doanh nghiệp như dệt may, da giày, điện tử... trong điều kiện tiền lương và thu nhập kém như hiện nay, thực tế gần 80% các cuộc đình công tự phát xảy ra đều liên quan đến tiền lương, thì việc thương lượng để cải thiện tiền lương chính là vấn đề quan trọng và sát sườn với người lao động. |
nhiệm vụ trọng tâm của công đoàn cơ sở ở các khu vực khác nhau là khác nhau Trong khi đó, tại các công đoàn cơ sở thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương được thực hiện theo quy định của Nhà nước. Do đó, tiền lương không phải là nội dung quan trọng và sát sườn với người lao động làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp. Từ ví dụ trên có thể thấy rằng nhiệm vụ trọng tâm của công đoàn cơ sở ở các khu vực khác nhau là khác nhau. |
Bà Phạm Thu Lan, Viện Phó Viện Công nhân và Công đoàn, chia sẻ, khảo sát cũng cho thấy mong muốn của người lao động đối với nhiệm vụ của công đoàn cơ sở. |
Bên cạnh đó, ngay trong khu vực doanh nghiệp, người lao động sẽ gặp phải những vấn đề khác nhau ở các doanh nghiệp khác nhau. Cụ thể, có doanh nghiệp gặp vấn đề về tiền lương, tiền thưởng, nhưng có doanh nghiệp lại là vấn đề về bố trí công việc phù hợp... Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của công đoàn cơ sở chính là xử lý những vấn đề mà người lao động gặp phải. Đặc biệt, khi những vấn đề mà người lao động gặp phải là khác nhau thì nhiệm vụ trọng tâm của công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp sẽ khác nhau. Bà Phạm Thu Lan, Viện Phó Viện Công nhân và Công đoàn, chia sẻ, khảo sát cũng cho thấy mong muốn của người lao động đối với nhiệm vụ của công đoàn cơ sở là tập trung vào chăm lo về quyền lợi, nghĩa là liên quan tới cải thiện tiền lương, điều kiện lao động, định mức lao động, đảm bảo đóng BHXH, BHYT, đảm bảo điều kiện của lao động nữ, đảm bảo hợp đồng lao động, được đại diện bảo vệ khi bị kỷ luật, khi có mâu thuẫn, bất bình, cạnh tranh trong lao động, đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo các chế độ theo luật và thỏa ước được thực thi… Mặt khác, cách thức thực hiện nhiệm vụ của công đoàn cơ sở cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để thu hút đoàn viên và người lao động. Nếu thực hiện nhiệm vụ với vai trò “trung gian” sẽ làm cho đoàn viên và người lao động không thấy vai trò đại diện của công đoàn cơ sở đối với họ, đặc biệt khi có sự xuất hiện của các tổ chức đại diện khác. |
Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng của công đoàn là vấn đề tiền lương của người lao động. |
Trong tình hình mới, đặc biệt là khi Bộ luật Lao động 2019 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, nhiều ý kiến tại hội thảo đều cho rằng, nhiệm vụ trọng tâm của công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở vẫn là . Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết, thu nhập và tiền lương là vấn đề quan trọng với người lao động mà công đoàn cơ sở phải luôn tập trung quan tâm và coi đây chính là nhiệm vụ số 1. Thực tế cho thấy mục tiêu số 1 của người lao động chính là thu nhập năm sau cao hơn so với năm trước. Vì vậy, cán bộ công đoàn đừng lẩn tránh một nhiệm vụ quan trọng của công đoàn, đó là vấn đề tiền lương của người lao động. Thế nhưng, để giải quyết vấn đề đó, cần phải có giải pháp, lộ trình khôn khéo để thực hiện. Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhấn mạnh, cán bộ công đoàn cơ sở không đối đầu với người sử dụng lao động, tuy nhiên phải bản lĩnh, khôn khéo và đặc biệt là không được thỏa hiệp với họ, để từ đó đạt được mục tiêu là đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Bên cạnh đó, cũng cần có đánh giá toàn diện hơn nữa về chi tiêu của công đoàn cơ sở để nhiệm vụ trên được thực hiện một cách hiệu quả; đồng thời tăng cường truyền thông hơn nữa ở công đoàn cơ sở để lan tỏa và thuyết phục tới đoàn viên, người lao động, giúp họ thêm tin tưởng vào tổ chức Công đoàn. |
Mong muốn cốt lõi của người lao động đó là việc làm, thu nhập... Ông Vũ Thượng Thư, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, chia sẻ: “Nhiệm vụ cốt lõi của công đoàn là phục vụ lợi ích của đoàn viên và người lao động. Mong muốn cốt lõi của người lao động đó là việc làm, thu nhập, có những phúc lợi tốt hơn so với quy định của pháp luật, so với các doanh nghiệp khác; cùng với đó là sự tôn trọng của doanh nghiệp với người lao động...”. Ngoài ra, theo ông Nguyễn Xinh, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Giấy Việt Nam, công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải có định hướng tới việc bảo vệ người lao động. Đồng thời phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn có kiến thức pháp luật, khéo léo... để có thể đối thoại được với người sử dụng lao động. |
Ông Vũ Thượng Thư, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, chia sẻ về mong muốn của người lao động. |
Toàn cảnh hội thảo.
Bài viết: Ngọc Anh Ảnh: Minh Hằng Thiết kế: Minh Hằng |