Mức lương tối thiểu: Đề xuất 5 hướng thiết kế, quản lý
Nghiên cứu - 13/06/2022 18:57 PGS. TS. VŨ QUANG THỌ - Trường Đại học Lương Thế Vinh
Để viết bài này, PGS. TS. Vũ Quang Thọ đã tham khảo và sử dụng kết quả của nhiều lần đàm phán về MLTT ở Hội đồng Tiền lương Quốc gia, những thành công và những điểm còn bất cập. Bài viết nêu ra 3 ý kiến phân tích về MLTT hiện hành và 5 hướng để thiết kế và quản lý MLTT sao cho khoa học, phù hợp với quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Hội thảo khoa học “Tăng lương và vấn đề ổn định thị trường lao động, phát triển sản xuất, kinh doanh” do Viện Công nhân và Công đoàn tổ chức tại Hà Nội, tháng 4/2022. Ảnh: Viện CN và CĐ. |
MLTT được tính chi cho những nhu cầu nào?
MLTT là vấn đề phải được nghiên cứu sâu, tính toán đầy đủ nhu cầu tối thiểu của người lao động (NLĐ) và đề xuất những thay đổi theo hướng bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Điều này vừa thực tiễn, vừa khoa học, vì nó xuất phát từ thực tế nhu cầu đời sống của một NLĐ, tức một người có hoạt động tạo ra sản phẩm có ích giúp cho cuộc sống của họ và xã hội. Mức lương tối thiểu, được ấn định và thi hành của người sử dụng lao động (NSDLĐ) với NLĐ nhằm mục đích:
1. Thỏa mãn những chi phí trực tiếp về cuộc sống của NLĐ, bao gồm ăn, mặc, ở, đi lại…nghĩa là bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu. Đây là nhu cầu tất yếu, đương nhiên của con người, bất luận họ thuộc tầng lớp nào, đẳng cấp nào, thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào. Đó là những chi phí để duy trì sự sống. Khoản này là yêu cầu cơ bản nhất của CNLĐ, nó phụ thuộc: 1). Số và chất lượng các hàng hóa tiêu dùng mà CNLĐ phải mua để thỏa mãn nhu cầu trên. 2). Sức mua của tiền tệ mà CNLĐ phải lấy tiền lương (thu nhập) của mình, để bảo đảm. Tức là mức giá đơn vị hàng hóa tiêu dùng mà CNLĐ phải mua, phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày. Trong 2 nhân tố này, nhân tố 1 ít thay đổi. Nhưng nhân tố 2 lại tùy thuộc vào khả năng kiểm soát lạm phát của Chính phủ và hay thay đổi trong thực tế ở Việt Nam.
Chúng ta đã chứng kiến những kỳ lạm phát khủng khiếp, mà hứng chịu chính là NLĐ, những người nội trợ. Tiền lương và thu nhập của họ bị hao hụt, giống như bị mất cắp. Người ta gọi những kỳ phá giá khó kiểm soát như vậy là thời kỳ “gạo châu, củi quế”.
2. Một phần của MLTT được sử dụng để đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Tức là những chi phí mà NLĐ mua, bảo hiểm cho cuộc sống của mình. Phần này NLĐ phải tính ra và chi bảo hiểm cho cuộc sống hiện tại và chi phí khi về già, được giữ lại dưới hình thức BHXH. Những khoản này, không thể không được cho là phần chi cần thiết, tất yếu của NLĐ. Nó cũng được xem là đặc điểm ưu việt, nhân văn của chế độ tiền lương và trả công lao động.
Tại nhiều doanh nghiệp, NLĐ thường ít chú ý đến BHXH, BHYT, BHTN, vì thường được tính để trả cho cơ quan bảo hiểm trước khi họ được nhận lương hằng tháng. Tỉ lệ đang là tương đối cố định, không phụ thuộc vào việc NLĐ thu nhập thấp hay cao. Tất nhiên, trong toàn bộ phần NLĐ đóng cho cơ quan bảo hiểm, NSDLĐ cũng tham gia đóng một phần, thể hiện trách nhiệm của mình. Phần đóng của NSDLĐ vào quỹ bảo hiểm, nhằm bảo hiểm cho những NLĐ mà họ thuê, sử dụng, cũng là kết quả của cuộc đấu tranh, đòi hỏi của phía NLĐ.
Công nhân lao động dành một phần trong tiền lương của mình tham gia BHXH, BHYT, BHTN một cách chủ động. Trong ảnh: Công nhân Công ty Cổ phần Thanh Tuyền Group (Quảng Ninh) vận hành hệ thống thiết bị hiện đại trong dây chuyền sản xuất gạch không nung. Ảnh: Báo Quảng Ninh. |
3. Một phần NLĐ dành dụm, sau khi phải chi phí 2 khoản cơ bản trên; phần để dành nhiều hay ít, hoàn toàn phụ thuộc vào mức lương mà NLĐ nhận được. Người ta cũng có thể đánh giá “sức sống” và độ ổn định của nền kinh tế, từ mức dành dụm nhiều hay ít này của NLĐ. Nói chung, khi mức giá của thị trường ổn định, tiền lương tăng lên (tức là việc thiết kế mức lương tối thiểu lớn lên), NLĐ có điều kiện để phần dành dụm cao hơn, đồng tiền có giá trị tốt, sức mua mạnh hơn. Mỗi NLĐ sau khi trang trải chi phí tối thiểu cho ăn, mặc, ở, đi lại có thể lấy ra một phần để dành.
Ở Việt Nam hiện nay NLĐ phải đóng 31% BHXH, trong đó NSDLĐ đóng 20,5%, còn NLĐ trích từ lương của mình để đóng 10,5%. Như vậy, tiền lương tối thiểu được sử dụng để chi mua hàng hóa tiêu dùng, đóng BHXH, BHYT, BHTN; một phần để dành dụm phòng khi trái gió, trở trời.
Như bài viết trên Tạp chí Lao động và Công đoàn số 688, tháng 05/2022 chúng tôi đã thông tin, mức lương bây giờ của NLĐ trung bình khoảng 6 triệu đồng/người/tháng. Sau khi thực hiện các khoản đóng bảo hiểm, chi ở mức tối thiểu nhu cầu sống, NLĐ sẽ không còn phần dành để tự bảo hiểm khi cuộc sống có những thay đổi. Chúng tôi đã sử dụng câu nói của một nhà kinh điển: NLĐ khi vào làm khu công nghiệp (KCN) với hai bàn tay trắng. họ cũng sẽ rời khỏi KCN với hai bàn tay trắng... Trong điều kiện có thể cải cách chế độ tiền lương, thì việc đầu tiên chúng tôi khuyến nghị là cải cách MLTT.
5 hướng thiết kế, quản lý MLTT
1. Chi phí phải kiếm soát (một cách chủ động) sức mua của tiền tệ. Tức là cần phải hạn chế ở mức thấp nhất sự biến động bất lợi của mức giá, trước hết là giá hàng hóa tiêu dùng. Nếu yêu cầu này không được bảo đảm, chúng ta sẽ quay lại thời kỳ 1978 - 1980, khi chúng ta không thể kiềm chế được tốc độ tăng giá (hoặc tỉ lệ lạm phát) của nền kinh tế. Người đi chợ, những công nhân lao động (CNLĐ) lương thấp, thường phải chi mua những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống, phải hứng chịu tác động khủng khiếp của giá cả tăng cao. Túi tiền, vốn đã thấp xẹp của CNLĐ nhanh chóng bị lột sạch, bởi việc đi chợ như bị “móc túi”.
2. Phải tính lại một cách chi ly, khoa học các mặt bằng đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu, cần thiết. Chẳng hạn, tỉ lệ các phần P, G, L trong thành phần các hàng hóa tiêu dùng phải chi mua, bảo đảm mức năng lượng cần thiết cho NLĐ. Đây là yêu cầu vừa có tính bắt buộc, vừa phải khoa học. Không thể cho rằng, khi chúng ta tăng giá các chi phí cho các loại hàng hóa để cung cấp năng lượng cho NLĐ số P, G, L là đủ, mà phải có phương án phối hợp, hợp lý, khoa học từng đại lượng P, G, L trong cơ cấu các hàng hóa mà NLĐ phải mua. Chúng tôi cho rằng, bây giờ, trong điều kiện chúng ta cần CNLĐ ăn no, sau đó sẽ tiến tới ăn ngon, và sau cùng là ăn uống khoa học.
Khảo sát tình hình lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập và đời sống người lao động năm 2022 tại Công ty Cổ phần Kem Tràng Tiền (TP. Hà Nội). Ảnh: Viện CN và CĐ. |
3. Từng bước chăm lo để CNLĐ được dành một phần trong tiền lương của mình tham gia BHXH, BHYT, BHTN một cách chủ động. Những người xây dựng các chính sách về lương phải thực sự bảo vệ NLĐ, vì NLĐ là nguồn lực cơ bản của quốc gia. Không thể xoa dịu NLĐ bằng những từ hoa mĩ mà “trống rỗng”. Phải là sự thông cảm, sẻ chia thực chất với đời sống của NLĐ. Coi NLĐ là người thân của chính mình. Họ hạnh phúc khi họ được sống trong điều kiện có mức lương bảo đảm cho họ hạnh phúc. Đây là mệnh đề lúc nào cũng đúng và bất di, bất dịch. Nhiều năm qua, chúng ta vẫn loay hoay chưa có những thay đổi mạnh mẽ về thu nhập. Nhiều người dân vẫn lo ngại sự trở lại của thời kỳ thiếu thốn. Gần đây dịch Covid-19 đã làm cho nhiều CNLĐ phải rời bỏ nơi đang làm việc, tìm đến khu vực mới, tránh dịch và có thu nhập cải thiện hơn vì cuộc sống của họ đã rất khó khăn, khó tìm được những phương kế tốt hơn.
4. Mức năng lượng mà mỗi CNLĐ “nạp” vào sau một ngày làm việc cần ít nhất là 2.700 đến 2.800 Kalo. Như chúng tôi đã chia sẻ, phải kiểm soát chặt chẽ và khoa học các hàng hóa được CNLĐ mua vào, chế biến thành đồ ăn, thức uống. Trong điều kiện của Việt Nam, cần tăng dần P, giảm L và G ở mức hợp lý. Chúng tôi cho rằng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cần nghiên cứu, đưa ra những khuyến cáo, có hướng điều chỉnh các hàng hóa mua hàng ngày. Nên có nhiều đơn hàng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra cho CNLĐ tham khảo, tuân thủ và được đưa lên thông tin đại chúng, để nhiều CNLĐ có điều kiện theo dõi. Các đơn hàng, cũng có thể phù hợp với mức thu nhập của CNLĐ, tùy từng thời kỳ, với từng vùng lương. Chúng ta dần chấm dứt tình cảnh hết ca làm việc, CNLĐ lao ra chợ, gặp hàng hóa nào mua hàng hóa ấy, chỉ cần đủ món trong bữa ăn, mà không cần biết những thức ăn ấy có phù hợp, khoa học không?
5. Dần dần, việc tính toán khối lượng hàng hóa tiên dùng mà NLĐ phải mua đáp ứng mức năng lượng mà CNLĐ cần nạp vào sau mỗi ca làm việc, bù đắp mức năng lượng đã hao phí. Những hàng hóa mà CNLĐ phải mua, đáp ứng mức “nạp” năng lượng tối thiểu như vậy, được coi là mức chuẩn (ở mức tối thiểu). Các yêu cầu nâng cao sẽ bắt đầu từ “mức chuẩn” này - đương nhiên, NLĐ phải có thêm chi phí để đáp ứng những chi phí đáp ứng “mức chuẩn” gọi là chi phí tối thiểu.
Phải tính lại một cách chi ly, khoa học các mặt bằng đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu, cần thiết của CNLĐ. Trong ảnh: Công nhân thuê trọ tại KCN Nam Thăng Long. Ảnh: N. Liên. |
MLTT sẽ được hình thành và giữ tương đối ổn định trong một số năm. Đây cũng là kinh nghiệm quản lý lương của một số quốc gia phát triển trước Việt Nam khi kinh tế có tăng trưởng và sự thay đổi rõ rệt của đời sống. Các cơ quan chức năng sẽ đề xuất MLTT mới. MLTT này phải thể hiện sự tiến bộ của đời sống và nền kinh tế, thể hiện việc ghi nhận và nhanh chóng đưa Việt Nam, mà trước hết là đời sống của CNLĐ vào quỹ đạo phát triển.
Việc nghiên cứu và tăng MLTT, theo kịp những tiến bộ của nền kinh tế, cũng là một đòi hỏi hợp lý, cần thiết. Các cơ quan, các chuyên gia trong nước và nước ngoài sẽ giúp Chính phủ xây dựng và ban hành MLTT trong thời gian tới, cùng với đề xuất sửa đổi MLTT, để chế độ tiền lương là công cụ được dùng trong tay những nhà quản lý, trong điều kiện phát triển. Điều này cũng góp phần ổn định hóa quan hệ lao động của Việt Nam, hài hòa quan hệ giữa NSDLĐ với NLĐ làm thuê, và do đó làm cho sự phát triển của Việt Nam ngày càng vững chắc.
Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định MLTT đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này quy định MLTT tháng và MLTT giờ áp dụng đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động. Đối tượng áp dụng gồm: 1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. 2. NSDLĐ theo quy định của Bộ luật Lao động gồm: doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận. 3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện MLTT quy định tại Nghị định này. Về MLTT tháng, Nghị định quy định các MLTT theo 4 vùng: Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng. MLTT nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với MLTT hiện hành. Về MLTT giờ, Nghị định cũng quy định các MLTT giờ theo 4 vùng: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của NSDLĐ. Nghị định cũng nêu rõ MLTT tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với NLĐ áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của NLĐ làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng. MLTT giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với NLĐ áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của NLĐ làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn MLTT giờ. Đối với NLĐ áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn MLTT tháng hoặc MLTT giờ. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2022. |
Mức lương tối thiểu vùng của 63 tỉnh, thành trong cả nước Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trả lương, nhiều doanh ... |
Cần thiết phải tăng lương tối thiểu vùng Trong bối cảnh giá cả các mặt hàng tăng cao, đời sống người lao động bị ảnh hưởng, vấn đề điều chỉnh tăng lương tối ... |
Đề xuất mức lương tối thiểu tính theo giờ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ–TB&XH) đề xuất từ 1/7/2022 sẽ có thêm mức lương tối thiểu tính theo giờ, bên ... |
Tin cùng chuyên mục
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 24/05/2024 18:18
Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.