Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Một số quy định về huấn luyện sát hạch an toàn điện tại doanh nghiệp

An toàn, vệ sinh lao động - TS. ĐỖ THỊ LAN CHI - Khoa An toàn lao động và Sức khỏe nghề nghiệp, Trường Đại học Công đoàn

Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, tai nạn điện giật chiếm 11,05% tổng số vụ và 10,53% tổng số người chết trong các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) 6 tháng đầu năm 2021. Điều đó cho thấy ưu tiên an toàn điện (ATĐ) tại nơi làm việc là rất quan trọng. Thông tư số 05/2021/TT-BCT ngày 02/08/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, sát hạch (HLSH), xếp bậc và cấp thẻ ATĐ cho NLĐ.
Một số quy định về huấn luyện sát hạch an toàn điện tại doanh nghiệp

Hướng dẫn sơ cấp cứu nạn nhân bị điện giật tại buổi tuyên truyền sử dụng điện an toàn do Điện lực Cái Nước (Cà Mau) tổ chức. Ảnh: Việt Tiến.

1. Trách nhiệm của NSDLĐ trong huấn luyện ATĐ

Theo quy định của Thông tư nêu trên, để thực hiện , NSDLĐ phải thực hiện xây dựng tài liệu HLSH và quy định thời gian huấn luyện phù hợp với bậc an toàn và vị trí công việc của NLĐ; lựa chọn người HLSH theo quy định; tổ chức HLSH, xếp bậc và cấp thẻ ATĐ cho NLĐ sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu thì phải huấn luyện lại phần chưa đạt. Cũng theo quy định tại Thông tư này, NSDLĐ phải quản lý, theo dõi công tác HLSH, xếp bậc và cấp thẻ ATĐ tại đơn vị.

2. Quy định đối với người HLSH về ATĐ

Người huấn luyện ATĐ được chia thành hai nhóm, gồm và thực hành. Người HLSH phần lý thuyết phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành đó. Người HLSH phần thực hành chỉ cần có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.

3. Hình thức và thời gian HLSH

Hình thức huấn luyện bao gồm ba loại: Huấn luyện lần đầu, huấn luyện định kỳ và huấn luyện lại. Huấn luyện lần đầu được thực hiện khi NLĐ mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ. Huấn luyện định kỳ được thực hiện hằng năm. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 08 giờ. Huấn luyện lại được thực hiện khi NLĐ chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của NLĐ không đạt yêu cầu hoặc khi NLĐ đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 12 giờ. Tùy theo điều kiện cụ thể, NSDLĐ có thể tổ chức huấn luyện riêng về ATĐ theo nội dung quy định tại Thông tư này hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung về ATVSLĐ - PCCC hoặc phối hợp với đơn vị huấn luyện khác được . Chi phí tổ chức huấn luyện, cấp thẻ do NSDLĐ chi trả.

Một số quy định về huấn luyện sát hạch an toàn điện tại doanh nghiệp

Cấp cứu người bị điện giật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Nguyễn Trang.

4. Bậc ATĐ

Bậc ATĐ được phân thành 5 bậc, từ bậc 1/5 đến 5/5 với kết quả sát hạch cả lý thuyết và thực hành đều phải đạt từ 80% trở lên.

4.1. Yêu cầu đối với bậc 1/5

a). Kết quả huấn luyện lần đầu về lý thuyết và thực hành đạt 80% trở lên;

b). Có kiến thức về những quy định chung để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc được giao;

c). Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao đúng quy định.

4.2. Yêu cầu đối với bậc 2/5

a). Hiểu rõ những quy định chung và biện pháp bảo đảm an toàn khi thực hiện công việc được giao;

b). Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao đúng quy định;

c). Hiểu rõ phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện;

d). Có kiến thức về sơ cứu người bị điện giật.

4.3. Yêu cầu đối với bậc 3/5

a). Yêu cầu như đối với bậc 2/5;

b). Có khả năng phát hiện vi phạm, hành vi không an toàn;

c). Có kỹ năng kiểm tra, giám sát người làm việc ở đường dây hoặc thiết bị điện.

4.4. Yêu cầu đối với bậc 4/5

a). Yêu cầu như đối với bậc 3/5;

b). Hiểu rõ trách nhiệm, phạm vi thực hiện của từng đơn vị công tác khi cùng tham gia thực hiện công việc;

c). Có kỹ năng lập biện pháp an toàn để thực hiện công việc và tổ chức giám sát, theo dõi công nhân làm việc;

d). Có khả năng phân tích, điều tra sự cố, tai nạn điện.

4.5. Yêu cầu đối với bậc 5/5

a). Yêu cầu như đối với bậc 4/5;

b). Có kỹ năng phối hợp với các đơn vị công tác khác, lãnh đạo công việc, tổ chức tiến hành các biện pháp an toàn và kiểm tra theo dõi thực hiện công việc.

5. Những công việc được làm theo bậc an toàn

5.1. Bậc 1/5 được làm những phần công việc sau

a). Được làm các công việc không tiếp xúc với thiết bị hoặc dây dẫn mang điện;

b). Tham gia phụ việc cho đơn vị công tác làm việc trên thiết bị điện, đường dây điện.

5.2. Bậc 2/5 được làm những phần công việc sau

a). Làm phần công việc của bậc 1/5;

b). Làm việc tại nơi đã được cắt điện hoàn toàn.

5.3. Bậc 3/5 được làm những phần công việc sau

a). Làm phần công việc của bậc 2/5;

b). Làm việc tại nơi được cắt điện từng phần;

c). Làm việc trực tiếp với đường dây điện, thiết bị điện hạ áp đang mang điện;

d). Thực hiện thao tác trên lưới điện cao áp;

đ). Kiểm tra trạm điện, đường dây điện đang vận hành;

e). Cấp lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc, giám sát đơn vị công tác làm việc trên đường dây điện, thiết bị điện hạ áp.

5.4. Bậc 4/5 được làm những phần công việc sau

a). Làm phần công việc của bậc 3/5;

b). Làm việc trực tiếp với đường dây điện, thiết bị điện cao áp đang mang điện;

c). Cấp phiếu công tác, lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc, giám sát đơn vị công tác làm việc trên đường dây điện, thiết bị điện cao áp.

5.5. Bậc 5/5 làm toàn bộ công việc thuộc phạm vi được giao.

Một số quy định về huấn luyện sát hạch an toàn điện tại doanh nghiệp

Lớp huấn luyện, kiểm tra sát hạch điện năm 2021 cho người lao động tại Điện lực Quảng Trị. Nguồn: cpc.vn

6. ThẻATĐ

6.1. Việc cấp thẻ ATĐ được thực hiện trong các trường hợp sau đây

a). Sau khi NLĐ được huấn luyện lần đầu và sát hạch đạt yêu cầu;

b). Khi NLĐ chuyển đổi công việc;

c). Khi NLĐ làm mất, làm hỏng thẻ;

d). Khi NLĐ thay đổi bậc an toàn.

6.2. Sử dụng thẻ

a). Thời hạn sử dụng: Từ khi được cấp cho đến khi thu hồi;

b). Trong suốt quá trình làm việc, NLĐ phải mang theo và xuất trình thẻ ATĐ theo yêu cầu của người cho phép, NSDLĐ và người có thẩm quyền.

6.3. Các trường hợp thu hồi thẻ

a). Khi NLĐ chuyển làm công việc khác hoặc không tiếp tục làm việc tại tổ chức, đơn vị cũ;

b). Thẻ cũ, nát hoặc mờ ảnh hoặc các ký tự ghi trên thẻ;

c). Vi phạm quy trình, quy định về an toàn điện;

d). Khi được cấp thẻ mới.

6.4. Thẩm quyền thu hồi thẻ: Do đơn vị cấp thẻ thực hiện.

7. Mẫu thẻ ATĐ

Mẫu thẻ ATĐ: Quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 5/2021/TT-BCT ngày 02/08/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương.

Kích thước của thẻ: 85 mm x 53 mm, nền cả hai mặt màu vàng nhạt.

Nội dung của thẻ:

1). Tên cơ quan cấp trên của đơn vị cấp thẻ (nếu có);

2). Tên đơn vị cấp thẻ;

3). Số thứ tự thẻ do đơn vị cấp từ 01 đến n, số thứ tự thẻ của mỗi NLĐ được giữ nguyên sau mỗi lần cấp lại thẻ;

4). Chữ viết tắt của đơn vị cấp thẻ;

5). Họ tên của người được cấp thẻ;

6). Công việc hiện đang làm của người được cấp thẻ;

7). Chức vụ của người cấp thẻ;

8). Chữ ký của người cấp thẻ và dấu của đơn vị cấp thẻ.

Phông chữ: Tại các vị trí 1), 2), 7) sử dụng phông chữ Arial, cỡ chữ 12, kiểu chữ in hoa có dấu, màu đen; các chữ “Thẻ ATĐ” sử dụng phông chữ Arial, cỡ chữ 22, kiểu chữ in hoa, đậm, có dấu, màu đỏ; các nội dung còn lại sử dụng phông chữ Arial, cỡ chữ 12, kiểu chữ in thường, có dấu, màu đen.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bện nghề nghiệp (BNN) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Nguyên tắc sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động Nguyên tắc sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết về nội dung, chương trình và việc tổ ...

Quy định về an toàn làm việc trên cao tại Việt Nam Quy định về an toàn làm việc trên cao tại Việt Nam

Làm việc trên cao là công việc phổ biến đặc trưng trong lĩnh vực thi công xây dựng, cùng với các lĩnh vực sửa chữa ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người lao động -

Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.

Người lao động -

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.

Người lao động -

Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.

An toàn, vệ sinh lao động -

Những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã cho thấy cán bộ công đoàn cần có tiếp tục nâng cao kiến thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động.

Người lao động -

Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.

Người lao động -

Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.

Video

Mới đây, lớp cán bộ chủ chốt Công đoàn cấp tỉnh, thành phố, ngành Trung ương đã có buổi khảo sát thực tế về mô hình quản trị hiệu quả tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công đoàn Dầu khí Việt Nam.

game doi thuong

Sau hàng năm trời với bao kêu than vật vã của người bệnh có BHYT nhưng vẫn phải mua thuốc, vật tư, thiết bị… bên ngoài thì Bộ Y tế mới ban hành thông tư đồng ý cho bệnh nhân được BHYT thanh toán trực tiếp nếu vẫn phải như vậy! Nghe thì tưởng hay nhưng mọi việc không dễ như người dân mong mỏi.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam chia sẻ về những kinh nghiệm triển khai hiệu quả các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo trong ngành Dệt May.

Infographic

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã hỗ trợ trên 141 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị giảm việc, chấm dứt HĐLĐ cho doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng.
Muôn nẻo yêu thương

Những mất mát, bệnh tật, khó khăn, vất vả không làm chị Lê Thị Thu – Công nhân Công ty Yakjin Việt Nam – TP Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ chùn bước. Chị Thu đã hóa giải những khó khăn thành động lực làm tốt vai trò làm cha, làm mẹ. Với sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía ban lãnh đạo công ty và đặc biệt là công đoàn các cấp, chị Thu tìm thấy niềm vui trong công việc, hăng say lao động, sáng tạo phát triển bản thân.

Video

Chiều ngày 23/10, đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đến dâng hương, tham quan, giao lưu với nhân chứng lịch sử tại di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội).

Đọc thêm

Người lao động -

Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.

Người lao động -

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

An toàn, vệ sinh lao động -

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.

Người lao động -

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

An toàn, vệ sinh lao động -

Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).

An toàn, vệ sinh lao động -

Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.

An toàn, vệ sinh lao động -

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.

An toàn, vệ sinh lao động -

Cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” đã thu hút đoàn viên, NLĐ ở nhiều ngành, nghề tham gia, truyền tải thông điệp sâu sắc và góp phần khẳng định vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ.

An toàn, vệ sinh lao động -

Sáng nay 14/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã trực tiếp thăm hỏi các công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing. LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, điều trị tốt nhất các các công nhân nhập viện, tích cực phối hợp làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm đông người này.