Mong muốn của người lao động trong năm mới Tân Sửu 2021 |
Hầu hết người lao động đều mong muốn sẽ qua đi, công việc ổn định trở lại. Những người lao động xa quê thì mong muốn sức khỏe cho gia đình, người thân, được tăng lương và không mất việc vì dịch bệnh… |
Đó là những mong muốn giản đơn của công nhân lao động trong thời điểm hiện tại. Với họ không có gì quý bằng sức khỏe, sự an toàn của người thân, gia đình; công việc được ổn định… Trước diễn biến dịch bệnh hiện nay, không ít công nhân lao động mong rằng năm mới sẽ có vắc-xin điều trị. Anh Nguyễn Văn Huệ (31 tuổi, quê Nam Định) hiện đang làm công nhân xây dựng tại TP HCM chia sẻ mong muốn sang năm mới sẽ đủ điều kiện để đón gia đình từ quê vào TP HCM sinh sống. Anh Huệ cho biết, nhiều năm trước hai vợ chồng anh đã đến Hà Nội để làm công nhân. Cuộc sống vất vả, hai vợ chồng vừa đủ nuôi con, trả tiền thuê nhà. Gần 10 năm làm trong khu công nghiệp, hai vợ chồng không có tích lũy. Cứ mỗi lần con đau ốm, hai anh chị lại chạy vạy đi mượn của người thân, hàng xóm. Cho đến cuối năm 2019, anh quyết định vào TP HCM lập nghiệp thì rơi vào thời điểm Covid-19, khiến cuộc sống, việc làm, thu nhập của anh bị ảnh hưởng. Cho đến cuối năm 2020, anh dự tính sẽ đón gia đình vào TP HCM sinh sống. Quyết định này chưa được bố mẹ anh đồng ý. |
Nhiều người lao động mong muốn cuộc sống đỡ vất vả hơn. Nguyễn Nga |
“Tôi thực sự rất mong muốn đưa gia đình vào TP HCM sinh sống để gần gũi, dạy bảo các con, hai vợ chồng cùng nhau làm ăn như thời gian ở Hà Nội. Tình hình dịch bệnh khá căng thẳng nhưng tôi tin Chính phủ sẽ dập dịch tốt như mọi lần. Tôi cũng đang dự định năm tới không đi làm công nhân nữa mà sẽ đi học nấu ăn để mở quán ăn. Làm công mãi rồi, không khá lên được. Nhưng trước mắt tôi rất mong được bố mẹ ở quê đồng ý cho tôi đón vợ và các cháu vào TP HCM”, anh Huệ nói. |
Người lao động mong muốn có công việc ổn định. Ảnh N.N |
Chị Nguyễn Thị Thanh, quê Nghệ An, công nhân Công ty May Upgain, TP HCM, bày tỏ mong muốn trong năm mới sẽ hết dịch bệnh. Trong năm vừa qua chị đã sống trong tình trạng nơm nớp lo sợ bệnh dịch xuất hiện trong khu chế xuất. Thu nhập của chị Thanh và nhiều công nhân khác cũng bị giảm đáng kể do giảm giờ làm… |
“Trong năm vừa qua, tôi không để dành được thêm đồng tiền nào. Công nhân chỉ sống với đồng lương là không đủ, hơn nữa những lúc khó khăn, giảm giờ làm, giãn cách xã hội chúng tôi phải tự thu hẹp chi tiêu. Chưa kể đến sự phiền phức trong sinh hoạt, đeo khẩu trang thường xuyên khiến tôi ngạt thở, da mặt mọc nhiều mụn tùm lum…, giờ sinh học của nhiều anh chị em công nhân như tôi bị đảo lộn. Cho nên năm mới tôi chỉ mong muốn duy nhất một điều là dịch bệnh sẽ hết, chúng tôi quay lại cuộc sống như trước đây”, chị Thanh bộc bạch. “Tôi mong năm mới hai vợ chồng sẽ có công việc ổn định, có nguồn thu để trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học ở thành phố. Năm vừa rồi vì dịch bệnh, hai vợ chồng thay phiên nhau nghỉ làm để chăm con, đồng lương cũng ít đi, nỗi lo tăng lên. Khi công ty chồng tôi cắt giảm nhân sự, hai vợ chồng đã rất lo lắng, anh phải đi chạy xe ôm để “chống đói” những ngày cuối năm. Sang năm mới rồi, chúng tôi mong muốn có công việc ổn định để đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Nếu không, hai vợ chồng đã tính đến chuyện về quê để làm nông”, chị Huỳnh Minh Thảo (quê Vĩnh Long), làm việc tại Khu công nghiệp Tân Bình, chia sẻ. |
Một năm mới hứa hẹn những điều tích cực với công nhân lao động. Ảnh N.N |
Thêm một người nhiễm Covid-19 ở Hà Nội: Là F1 của bệnh nhân người Nhật Bản
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội trưa 15/2, người vừa có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 là N.T.H., nữ, 25 ... |
Hải Dương tăng cường phòng chống dịch bệnh tại các khu cách ly và các cụm dân cư
Nhằm giám sát chặt chẽ tại các khu cách ly tập trung, Bệnh viện Bạch Mai tăng cường 3 cán bộ y tế kiểm soát ... |
Đón Tết trong khu cách ly ở Hải Dương
Tiếng láo ráo chuyện trò khiến Long chợt tỉnh giấc. Anh vén chăn nhìn ra phía cửa sổ, ánh nắng đã phủ một màu vàng ... |