Món ăn phổ biến mâm cỗ Tết hai miền |
Nước ta trải dài hơn 2.000 km từ Bắc đến Nam; sự khác biệt khí hậu, thổ nhưỡng và phong tục đã dẫn đến những khác biệt nhất định trong ẩm thực ngày Tết hai miền Bắc - Nam. Năm nay, do , đời sống công nhân, NLĐ khó khăn hơn do việc làm, thu nhập không ổn định. Song, chỉ với số tiền không lớn, mỗi gia đình vẫn có thể lo được một cái Tết đủ đầy. Dưới đây là những món ăn đặc trưng, phổ biến trong ngon, bổ và không quá đắt. |
|
của người miền Bắc rất coi trọng hình thức, mâm cơm ngày Tết được bày biện tỉ mỉ, công phu. Miền Bắc vào Tết với cái lạnh có khi cắt da cắt thịt. Dù cuộc sống hiện đại đã có nhiều biến đổi song trong mâm cỗ Tết ở miền Bắc phổ biến có các món ăn sau: Xôi gấc: Là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Bắc. Màu đỏ tươi của xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn, niềm vui đầu năm mới. Bánh chưng: Bánh chưng có nhân đậu xanh, thịt mỡ được bọc bên ngoài lớp lá dong cùng dây lạt. Bánh có hình vuông vức tượng trưng cho đất cũng như nền nông nghiệp lâu đời, đây là món ăn mang “quốc hồn quốc túy” của dân tộc Việt. Bánh chưng là thứ không thể thiếu được trong ngày Tết. Thịt nấu đông: Thịt nấu đông là món ăn đặc trưng mang đậm màu sắc Bắc Bộ, thường là thịt lợn hoặc thịt gà, có khi là thịt gà cùng với bì lợn, sau đó ninh tất cả cho nhừ và để nguội. Thịt được bảo quản trong ngăn lạnh, đông lại thành tảng. Dưa hành: Dưa hành là món ăn kèm được người miền Bắc ưa chuộng. Ngày Tết ăn quá nhiều các món chứa nhiều dầu mỡ và khó tiêu, nếu được thưởng thức món dưa hành sẽ ngon miệng hơn và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Thịt gà luộc: Ngày Tết người miền Bắc thường luộc gà nguyên con để cúng ông bà tổ tiên, sau đó có thể xé hoặc chặt để thưởng thức. Hương vị thơm ngon, ngọt thanh của thịt gà luôn tạo nên một . Gà luộc trong mâm cơm ngày tết phải là loại gà ta, thịt dai, da giòn, vừa thơm vừa béo. |
Món ăn ngày Tết lúc nào cũng được chuẩn bị khá tươm tất. |
Giò lụa, giò thủ: Đây cũng là hai món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Bắc. Chả lụa được làm từ thịt lợn giã nhuyễn vẫn giữ được vị ngọt từ thịt và gia vị, còn giò thủ được làm từ phần thịt của thủ heo. Chả lụa, giò thủ có hương vị rất thơm ngon, đây là món mồi ngày tết rất được nhiều người yêu thích. Nem rán: Trong mâm cơm ngày Tết, người miền Bắc đều làm món nem rán. Món nem rán giòn tan, béo ngậy nhân thịt chấm với nước chấm chanh tỏi cay nồng là một điểm nhấn khó quên. Nem rán là món không thể thiếu trong mâm cỗ ở miền Bắc. Canh măng lưỡi lợn: Măng lưỡi lợn ngọt mềm kết hợp với vị béo bùi của thịt tạo nên một món canh đậm đà, thanh nhã, là món được người miền Bắc rất ưa chuộng trong dịp Tết. Canh miến nấu măng: Trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc, canh miến nấu măng luôn là món ăn đặc biệt được yêu thích. Sự xuất hiện của một tô canh miến nấu măng thơm ngon sẽ khiến bữa cơm ngày cuối năm thêm phần đầm ấm. Canh bóng thập cẩm: Canh bóng thập cẩm cũng là món ăn quen thuộc trong mâm cỗ Tết miền Bắc. Bóng thả đem nấu với rau củ tạo nên một món canh bổ dưỡng và hấp dẫn, giúp mâm cơm ngày Tết thêm phần ngon miệng, đầm ấm. Rau nộm: Người miền Bắc thường làm rau nộm từ rau muống, su hào, hoa chuối,… Bổ sung rau nộm vào mâm cơm ngày Tết để hội tụ đủ sắc, hương, vị trong ngày đầu năm. Ngoài những món phổ biến kể trên, tùy từng gia đình và từng địa phương tại miền Bắc lại có thêm những món ăn khác đặc trưng ngày Tết rất hấp dẫn. Ai được thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi. |
|
Khác với miền Bắc đón Tết trong cái lạnh, miền Nam không có mùa đông. Hoa trái ở miền Nam quanh năm tốt tươi, sản vật dồi dào. Điều đó làm nên sự khác biệt, phong phú trong mâm cỗ Tết của người dân phía Nam và là điều thú vị khi so sánh tương đối mâm cỗ Tết ở hai miền. Sự trù phú về nông sản của miền Nam thể hiện rất rõ qua . Thịt, rau, các loại màu sắc, hương vị…đều cực kì phong phú và bắt mắt. Do khí hậu miền Nam quanh năm ổn định, những món ăn ngày Tết cũng gần gũi với ẩm thực nhiệt đới hơn. Các món ăn phổ biến được gia đình người dân phía Nam chế biến, sử dụng trong dịp tết gồm: Canh khổ qua: Là món ăn ngày Tết không thể thiếu của người miền Nam. Món ăn này không chỉ có tác dụng giải mỡ, thanh nhiệt, mà theo quan niệm còn giúp xua đi những khó khăn của một năm mới để cầu mong một năm mới đến với những điều tươi đẹp hơn. Bánh tét: Cũng giống như miền Trung, bánh tét là món không thể trong ngày Tết của người miền Nam. Bánh được gói thành hình trụ dài giống như bánh tét miền Trung. Người dân miền Nam thường gói bánh tét trước Tết khoảng 10 ngày để cúng tổ tiên và làm quà biếu. |
Mâm cơm ngày Tết của người miền Nam là sự kết hợp của những món ăn truyền thống và sự mộc mạc, giản dị. |
Củ kiệu tôm khô: Tương tự như món dưa đủ màu sắc ở miền Trung, củ kiệu tôm khô ở miền Nam là một trong các món ngon ngày Tết không thể thiếu trên mâm cỗ của mỗi gia đình. Củ kiệu kết hợp cùng với tôm khô tạo nên một món ăn vô cùng ngon miệng với vị chua chua ngọt ngọt, bùi bùi rất đặc trưng. Chả giò: Món ngon ngày Tết miền Nam cũng không thể thiếu sự góp mặt của chả giò, những miếng chả giò thơm ngon, giòn rụm và đặc biệt, ngoài những món chả giò nhân mặn còn có sự góp mặt của món chả giò nhân hoa quả. Món gỏi gà: Gỏi gà xé phay là món ăn với vị chua ngọt dịu mát, chế biến lại nhanh gọn, ngon và nhiều dinh dưỡng. Đây là món ăn ngày Tết rất được ưa thích ở miền Nam. Món này vừa ngon, vừa sang và ăn không ngán. Lạp xưởng: Là món ăn rất phổ biến ở miền Nam. Vào dịp Tết, tìm mua lạp xưởng ngon để ăn và đãi khách là nhu cầu không thể thiếu của bà con Nam bộ. Lạp xưởng trong Nam có nhiều loại: lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá... Dưa giá: Được người dân miền Nam ưa thích vì tính mát, vị giòn. Dưa giá ăn với cơm, cuốn bánh tráng nhưng thích hợp nhất vẫn là ăn kèm thịt kho hột vịt trong mấy ngày Tết vì tác dụng giải ngấy rất hiệu nghiệm. Thành phần trong món dưa giá gồm giá, hẹ, cà rốt, rất bổ dưỡng cho cơ thể. Ngoài các món chủ đạo trên, mâm cỗ Tết ở miền Nam còn có các món mặn như: tôm rim, thịt kho tàu, cuốn ram, thịt heo, gà rán, thịt phay, nem, chả, thịt ngâm nước mắm…; các món đồ mộc như: măng khô xào thịt, mít trộn, giá xào nham... Cũng không thể không kể các món tráng miệng rất phong phú: mứt cam quật, mứt sen, mứt gừng như miền Bắc; mứt củ bình tinh, mứt củ khoai mài, mứt củ sen, mứt chanh, mứt khế; bánh măng, bánh mận, bánh bó mứt, bánh thuẫn, bánh phục linh, bánh nổ, bánh tổ... |