Lương công nhân thấp nên tiết kiệm thế nào?
Ghi chép, theo dõi các khoản chi tiêu giúp người lao động kiểm soát được chi tiêu để tiết kiệm |
Hiện nay, phần lớn công nhân có còn thấp. Đặc biệt, có số lượng đông công nhân làm việc tại các khu công nghiệp phải thuê nhà trọ nên nhiều chi phí phát sinh. Không ít công nhân cho rằng, không thể tiết kiệm với mức thu nhập còn thấp và luôn thường trực nỗi lo thiếu tiền. Thế nhưng thực tế ở mức thu nhập nào người lao động đều có thể tiết kiệm nếu có kế hoạch cụ thể về cách chi tiêu. Sau đây là một số cách giúp công nhân lao động quản lý chi tiêu và tạo thói quen tiết kiệm
Theo dõi chi tiêu theo tháng. Hàng tháng, người lao động nên sử dụng lịch để đánh dấu thời điểm nhận lương cũng như ngày thanh toán các hóa đơn. Sau đó, chia các khoản chi tiêu trong tháng ra thật rạch ròi và tỉ mỉ. Điều này giúp cho người lao động nắm được tổng thể các khoản chi tiêu trong tháng, tính toán cân đối giữa số tiền lương mang về và số tiền phải chi trả. Khi kiểm soát được toàn bộ khoản chi tiêu trong tháng sẽ biết được số tiền dư ra để thực hiện tiết kiệm. Thay đổi thói quen chi tiêu Một trong những cách hữu hiệu để người lao động tiết kiệm chi tiêu là thay đổi thói quen chi tiền cho các khoản không cần thiết hay các khoản không thể cắt giảm. Chẳng hạn như thuê nhà nhỏ hơn, tìm người ở chung phòng, nấu ăn tại nhà thay vì ra quán, hạn chế dùng những thứ không bắt buộc cho nhu cầu sinh hoạt. Đồng thời, cần liệt kê ra những thứ cần mua và suy tính xem có cần thiết phải mua trong thời điểm đó. Bên cạnh đó, cần hạn chế việc ngẫu hứng tiêu tiền cho một món đồ hay một sở thích nào đó. |
Không chi tiêu vượt quá kế hoạch đã đề ra
Đây là mục tiêu đặt ra trong mọi khoản chi tiêu. Việc tăng thêm bữa ăn ngoài, tụ tập bạn bè uống nước, đi chơi, hiếu hỉ... có thể làm thâm hụt các khoản tiền người lao động đã tính toán và lên kế hoạch sẵn. Thậm chí số tiền phải tiêu vượt quá số tiền hiện có khiến người lao động phải dùng tới khoản tiết kiệm trước đó. Điều này là tối kị trong mua sắm chi tiêu tiết kiệm. Chẳng hạn, trong hoạch định tiền ăn của người lao động chỉ được phép chi tiêu từ 1.400.000 đến 1.600.000 đồng/tháng, nếu trong tháng chưa tiêu hết số tiền này, phần dư sẽ được chuyển vào mục khác như mua vật dụng. Ngược lại, nếu số tiền chênh lệch cao hơn so với hoạch định ban đầu, người lao động chỉ còn cách ở các mục khác để bổ sung vào.
Dành số tiền dư để bỏ ống heo tiết kiệm là một cách làm hiệu quả |
Đặt ra mục tiêu tiết kiệm
Người lao động cần phải có mục tiêu tiết kiệm cụ thể mới có thể tiết kiệm được tiền. Dựa vào thu nhập và các khoản chi tiêu cố định đã liệt kê, hãy luôn dành ra một khoản nhỏ để tích lũy. Hàng tháng khi nhận lương, người lao động có thể tính toán các khoản cần chi trong tháng. Sau đó, số tiền dư ra có thể gửi tiết kiệm hoặc gửi về cho bố mẹ giữ.
Khi có một khoản tiết kiệm hàng tháng, dù nhỏ, vẫn khiến cho người lao động cảm thấy tự tin và yên tâm hơn. Điều này, theo thời gian sẽ hình thành thói quen tiết kiệm, thực tế muốn tiết kiệm phải có mục tiêu và hành động cụ thể.
Nhiều công nhân lao động tích góp bằng cách bỏ . Mỗi ngày có thể bỏ số tiền nhỏ từ 10 nghìn đến 50 nghìn và một năm có thể góp được hàng triệu đồng. Đây cũng là “của để dành” cho người lao động khi ốm đau, có việc đột xuất hay mua sắm đồ dùng sinh hoạt khi cần.
Đề ra mục tiêu và tạo thói quen tiết kiệm là cách thức cơ bản để đảm bảo cuộc sống |
Bảng đánh giá mức thu nhập của cá nhân
Số TT |
Thu nhập trung bình từ tiền lương hàng tháng của cá nhân (Đơn vị tính: VNĐ) |
Phân loại mức lương cá nhân hàng tháng |
1 |
Dưới 2.500.000 |
Rất thấp |
2 |
Từ 2.500.000 đến dưới 5.000.000 |
Thấp |
3 |
Từ 5.000.000 đến dưới 8.000.000 |
Trung bình |
4 |
Từ 8.000.000 đến dưới 10.000.000 |
Trung bình khá |
5 |
Từ 10.000.000 đến dưới 15.000.000 |
Khá |
6 |
Từ 15.000.000 đến dưới 20.000.000 |
Khá cao |
7 |
Trên 20.000.000 |
Cao |
8 |
Trên 50.000.000 |
Rất cao |
Bài: Mai Liễu