Lựa chọn nào cho con công nhân: Được đi học gần cha mẹ hay về quê chỉ vì KT3
Người lao động - 24/08/2020 11:52 Nguyễn Nga
Xóm trọ công nhân hầu hết là hộ gia đình có con nhỏ. Ảnh N.Nga |
Sẽ không là vấn đề đáng quan tâm đối với công nhân mỗi dịp đầu năm học mới nếu mọi chuyện cứ vận hành theo trục xoay đủ tuổi thì đi học, hết một năm lại lên lớp mới... Thực tế, nhiều ngày nay, tại các khu trọ của công nhân đang xôn xao, rục rịch chuyện học hành của con cái. Nơi ở của công nhân tại các khu công nghiệp lớn trên địa bàn TP HCM không chỉ đơn thuần là phòng trọ cho người độc thân mà hầu hết là anh chị đã có gia đình, phòng trọ hộ gia đình. Những người sống tại đây cũng ít nhất là 4 năm, họ quyết định gắn bó tuổi trẻ, thanh xuân trên “miền đất hứa”.
Họ đều là gia đình trẻ, con cái mới vài tuổi. Có một đặc điểm chung tại các xóm trọ mà tôi đến, đó là trẻ em ở đây chỉ dưới 6 tuổi, độ tuổi học mầm non, gửi trẻ; còn những bé đi học cấp 1, cấp 2 thậm chí là cấp 3 rất ít. Hỏi ra mới biết, nhiều gia đình anh chị công nhân cho con họ về quê ở với ông bà nội hoặc ngoại để đi học. Nếu học ở TP HCM thì không đủ điều kiện hoặc không đủ tiền vì chi phí sẽ cao hơn gấp nhiều lần khi về quê.
Bởi vậy, đến phòng trọ công nhân, hầu hết mọi người chỉ có thể nhìn thấy bọn trẻ lớp mầm. Những đứa trẻ tại xóm trọ công nhân trên đường số 1 (phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM) vây quanh khi tôi đến. Đứa lớn nhất trong đám trẻ ấy là 5 tuổi, đang học tại trường mầm non gần đó.
Phòng trọ của gia đình anh Minh (đang làm việc tại công ty du lịch) và vợ (làm việc tại Khu chế xuất Linh Trung 1) rộng khoảng 10 mét vuông gồm có hai vợ chồng và hai đứa con. Ngày cuối tuần, hai đứa trẻ chơi ngoài sân (khu sinh hoạt chung của cả xóm trọ), vợ chồng anh nấu bữa tối trong nhà. Khi hỏi về dự định cho con đi học ở TP HCM hay về quê, thì hai vợ chồng cười bảo chắc đưa về quê thôi.
Anh Minh cho biết, cháu lớn tên Trà My hiện 5 tuổi, đang học mẫu giáo gần khu trọ, anh chị cũng đã nghĩ đến việc khi con vào lớp 1 thì sẽ cho học ở đâu. Nếu thủ tục để cho bé My học tại TP HCM không quá khó làm, không mất tiền thì sẽ để cho cháu học ở đây, gần gũi với bố mẹ, tiện chăm sóc con cái. Nếu không được thì chắc phải cho cháu về quê đi học và ở với ông bà tại Quảng Bình.
“Tôi có nghe nói nếu để con học ở TP HCM phải có KT3, nhưng chủ trọ chỉ đăng ký tạm trú tạm vắng thôi; còn KT3 chúng tôi phải tự đi làm. Mà dính đến giấy tờ, thủ tục hành chính thì vợ chồng tôi không có thời gian làm, cũng e ngại mất thời gian nên khả năng cao sẽ cho con về quê để học”, anh Minh bộc bạch.
Vợ anh Minh, khuôn mặt bỗng buồn rầu nói với tôi: “Nếu không mất tiền cho con đi học trường công thì học ở đây, chứ mất tiền thì thôi. Cho con về quê, xa con, cha mẹ nào cũng thương cả, nhưng cuộc sống gánh nặng cơm áo gạo tiền đành phải chịu với sự lựa chọn xa con thôi. Ở quê, môi trường cũng tốt, trong lành, không ô nhiễm, giáo dục không tệ nên vợ chồng tôi cũng đã nghĩ đến việc này”.
Vợ chồng anh Vinh, chị Điều quê miền Trung có cậu con trai thứ 2 năm nay 6 tuổi lên lớp 1. Hai vợ chồng chị hiện đã làm đầy đủ thủ tục cho con mình đi học lớp 1 tại Trường Tiểu học Xuân Hiệp (quận Thủ Đức).
“Ở trường học, vợ chồng tôi đã làm đầy đủ hồ sơ, bây giờ con tôi chỉ chờ đến ngày rồi đi học thôi. Vợ chồng tôi đã ở đây 5 năm rồi, thủ tục tôi làm là xin giấy tạm trú rồi ra phường công chứng, gửi lên trường. Chúng tôi đã nhận được danh sách có tên con mình, đến 3/9 này sẽ lên trường nhận lớp”, chị Điều cho biết.
Chị Điều (làm việc tại Công ty Freetrend) cho biết thêm, con trai đi học tại thành phố nhưng cháu gái là con lớn của chị năm nay đã lên lớp 6 thì học ở quê miền Trung. Cho nên dù đây là lần đầu tiên chị cho con học ở TP HCM nhưng cũng không thấy khó khăn gì, nhà trường yêu cầu làm gì thì làm thế, rất may mắn là thuận tiện cho con đi học.
Con trai vợ chồng chị Điều năm nay lên lớp 1. Ảnh N.Nga |
Nói về vấn đề con cái công nhân đi học phải có đăng ký KT3, anh Vinh (chồng chị Điều đang làm tại Khu công nghiệp Vsip, Bình Dương) chia sẻ rằng, ở xóm trọ của anh cũng có một vài bọn trẻ là con công nhân học tại TP HCM. Nhưng phần lớn là gửi con về quê cho tiện, thủ tục không loằng ngoằng, quan trọng là chi phí ít.
Tôi tìm đến một hộ gia đình công nhân khác cũng sinh sống trên địa bàn quận Thủ Đức. Chị Xuân (quê Bình Định) với nụ cười rạng rỡ chia sẻ, hai vợ chồng cùng nhau lập nghiệp tại TP HCM đến nay cũng được 7 năm, cô con gái lớn vừa đủ tuổi lên lớp 1.
Hỏi về nơi học cho con, tôi được chị Xuân cho biết là gia đình đã làm xong KT3 để đủ điều kiện cho con vào lớp 1.
“Hai vợ chồng xác định cho con học trên này nên đã chuẩn bị giấy tờ, đăng ký KT3 để cho con đủ điều kiện đi học. Mới đầu chồng tôi cũng có ý định để con về quê học, nhưng tôi không nỡ, con xa cha mẹ sẽ như thế nào. Cho nên tôi hỏi mọi người thủ tục để cho con được học trường công tại Thủ Đức rồi làm theo. Tiền thì không có nên không thể cho con học trường tư, về quê thì không đành, cho nên phải làm sớm các thủ tục để con cái được học hành và mình cũng không bị động".
Năm học 2020 - 2021, tại TPHCM dự kiến tăng thêm khoảng 54.600 học sinh. Số học sinh tăng nhiều nhất ở khối công lập với hơn 48.000 em, còn lại là ngoài công lập. Học sinh tăng chủ yếu ở các quận 9, quận 12, quận Gò Vấp, quận Bình Tân và các huyện ngoại thành như Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi.
Thiết nghĩ, đối với các bậc cha mẹ là công nhân từ các tỉnh lẻ xa xôi đến TP HCM làm việc, nên xác định trước bước đi cho con cái của mình. Nếu muốn con cái học tập ở thành phố thì theo dõi thông tin, chuẩn bị các thủ tục cần thiết để các cháu được đi học và hơn hết là không bị động trước những điều mà bản thân công nhân có thể làm được cho con em của mình.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 24/8 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 24/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 23,5 triệu, hơn 812 ... |
"Chính thức nghỉ công ty về quê" Có nhận định, do dịch bệnh, đang có một dòng chảy lao động từ phố về nông thôn. Có người cố bám trụ mà không ... |
Đất chôn người cũng cần sổ đỏ “Còn phải xem Đất ấy có sổ đỏ không nữa chứ bác”, câu đáp lời nhanh tắp lự. Nhưng lại chính xác: Ngay cả đất ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.