Lòng trắc ẩn của “bún mắng, cháo chửi”
game doi thuong - 16/01/2024 15:54 MỸ ANH
Vấn đề ở đây không đơn thuần là cách hành xử với hay đưa tin giả, câu chuyện trở nên ồn ào vì nó đã thổi bùng lên những định kiến có sẵn với hàng quán Hà Nội.
Câu chuyện bắt đầu khi Vũ Minh Lâm (tên thật Vũ Văn Nội, sống ở Hà Nội) – một người khuyết tật phải ngồi xe lăn, đã chia sẻ câu chuyện của anh trên trang Facebook cá nhân với cả trăm ngàn người theo dõi.
Cụ thể, Lâm viết: “Lâm và bạn nhà mình (bạn gái) đến tiệm phở… Nhân viên bước ra cửa, bảo "quán em không có nhân viên để khiêng người như anh". Thế là hai đứa ‘quay xe’ đi tiệm khác - trong cơn mưa lạnh lòng…
Đến một quán phở gà quen, hai đứa cũng vào ăn như bình thường. Chỗ ngồi bé, nên Lâm hơi chen vào chỗ bà chủ ngồi bán hàng ăn. Bà đứng phắt dậy, mắng nhân viên ‘ai nhận cái ngữ này vào đây ăn?’. Nhân viên bảo ‘anh ấy hay ăn ở đây, bình thường vẫn ngồi thế này’.
Bà càng được đà ‘không bán được, đã thế thì tôi đứng’… bữa ăn nghẹn ứ ở cổ - thật khó nuốt. Lâm thì quen rồi còn bạn Ly… nước mắt bắt đầu rơi. Những tưởng sẽ xa Hà Nội bằng kí ức buồn như thế…”.
Chia sẻ của Lâm lập tức trở thành tâm bão tranh luận. Nhiều người đồng cảm và thương Lâm. Nhưng rất nhanh, nhiều người khác cảm thấy những yếu tố bất thường, có phần phi logic trong câu chuyện. Cũng rất nhanh, dù Lâm không tiết lộ tên quán, song từ hình ảnh, báo chí đã có mặt ở quán mà Lâm cho rằng miệt thị với mình.
Quán hàng chia sẻ câu chuyện Lâm kể là hư cấu và họ bị tổn thương. Họ cũng trích xuất camera cho thấy nhân viên đã rất nhiệt tình bê xe của Lâm vào. Quán - dù rất chật, cũng dọn dẹp đồ đạc để Lâm và bạn có thể ngồi ăn phở. Cũng theo hình ảnh camera, Lâm và bạn ăn uống vui vẻ, và không thấy dấu hiệu nào của “bữa ăn nghẹn ứ cổ” hay “nước mắt bắt đầu rơi”.
Sự việc bị phản ứng mạnh vì nhiều hàng quán Hà Nội cho rằng Lâm đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh chung của các hàng ẩm thực Hà Nội. Việc từ đầu tới cuối, Lâm không công bố tên và địa chỉ quán để các “thám tử mạng” phải điều tra cũng khiến nhiều người hồ nghi câu chuyện Lâm kể.
Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội đã vào cuộc xác minh. Kết quả cuối cùng, Lâm hay bà chủ quán (vốn cũng là một người cao tuổi, cũng là người yếu thế cần được che chở trong xã hội) đúng, sẽ có kết luận của cơ quan chức năng.
Nhưng câu chuyện cho thấy rất rõ những ẩn ức về định kiến vùng miền, về Hà Nội là “bún mắng, cháo chửi”. Suốt những ngày qua, những người Hà Nội đều truyền đi một thông điệp tương đối đồng nhất: Người bán hàng Hà Nội có thể có nhiều người chua ngoa, đanh đá nhưng họ hoàn toàn không có ác ý nhắm cụ thể vào ai. Và người tàn tật lại gặp tới hai lần bị miệt thị là điều quá khó xảy ra.
Luận điểm này, tôi cho là hợp lý. Thực tình, lòng trắc ẩn với nhóm người yếu thế ở Hà Nội là tương đối cao. Nếu sống đủ lâu, chạm vào trái tim Thành phố, người ta sẽ hiểu, đằng sau câu chửi thề không phải là những sự thâm độc, cay nghiệt. Tất nhiên, chửi thề không tốt và làm dịch vụ thì càng không nên. Song, phải đằng thẳng rằng, những gì người ta nói với người ta làm không hề đồng nhất để nhầm lẫn.
Với người Hà Nội, việc miệt thị một người yếu thế, nhất là người khuyết tật là lằn ranh đỏ của đạo đức. Cứ giả dụ là có một bà chủ quán nào khó tính buông câu miệt thị trực diện người khuyết tật, thì chẳng cần mạng xã hội, những người ngồi ngay trong quán cũng sẽ can thiệp. Và không quán “bún mắng”, “cháo chửi” nào có thể tồn tại lâu được ở Thủ đô nếu thực sự những lời nói của họ ác ý mạt sát ai đó - chứ đừng nói người khuyết tật.
Kết quả cuối cùng sẽ được cơ quan chức năng kết luận. Dư luận mong sao, việc xử lý người miệt thị người khuyết tật (nếu có) hoặc tung tin giả gây ảnh hưởng tới nhiều người (nếu có) sẽ bị xử lý thật nghiêm.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 16/09/2024 12:32
Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.
game doi thuong - 11/09/2024 13:08
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.
game doi thuong - 04/09/2024 16:58
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…
game doi thuong - 02/09/2024 14:21
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 26/08/2024 11:46
Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.