Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
27/04/2021 21:55
Lời cầu cứu của chị đồng nát liệt hai chân khi bị cây đổ vào người

27/04/2021 21:55

Nguyễn Thị Nhị, 40 tuổi, làm nghề đồng nát nuôi gia đình, giờ đây liệt cả hai chân sau khi bị cây bàng trên phố Lê Duẩn (Hà Nội) đổ vào người. Chị và gia đình lo lắng vì chưa biết khi nào đôi chân chị mới có thể đi lại được. Họ càng lo lắng hơn khi đơn vị đứng ra nhận trách nhiệm về vụ việc cây đổ, hiện đang “có ý định đưa thêm một số tiền nữa là xong, gia đình không được khiếu nại bồi thường nữa”.
8
Lời cầu cứu của gia đình người phụ nữ liệt hai chân sau khi bị cây đổ vào người

Lời cầu cứu của cHị đồng Nát liệt hai chân khi bị cây đổ vào người

Nguyễn Thị Nhị, 40 tuổi, làm nghề đồng nát nuôi gia đình, giờ đây liệt cả hai chân sau khi bị cây bàng trên phố Lê Duẩn (Hà Nội) đổ vào người. Chị và gia đình lo lắng vì chưa biết khi nào đôi chân chị mới có thể đi lại được. Họ càng lo lắng hơn khi đơn vị đứng ra nhận trách nhiệm về vụ việc cây đổ, hiện đang “có ý định đưa thêm một số tiền nữa là xong, gia đình không được khiếu nại bồi thường nữa”.

Chấn thương cột sống, liệt tuỷ hoàn toàn và 30 vết khâu trên đỉnh đầu...

Tai nạn ập đến với chị Nhị vào lúc 16h07 phút ngày 15/3/2021 tại ngã tư Lê Duẩn – Khâm Thiên (Hà Nội). Thời điểm đó chị đang đạp xe đi thu mua đồng nát, tới đoạn đối diện số 138 Lê Duẩn (trước cửa Nhà hàng Cường Nga) thì bất ngờ bị cây bàng đổ vào người.

“Mọi người chạy lại thì thấy chị ấy nằm bất động, một mảng da đầu bị bong ra, máu chảy rất nhiều. Bác sĩ của Bệnh viện Trí Đức ngay gần đây cũng chạy sang sơ cứu rồi gọi xe cấp cứu đưa đi Bệnh viện Việt – Đức”, một người dân chứng kiến vụ việc kể lại.

Các bác sĩ của Bệnh viện Việt – Đức xác định chị Nhị bị chấn thương cột sống trật L23, liệt tuỷ hoàn toàn và lóc da đầu. Ngay sau đó, chị Nhị được phẫu thuật vùng lưng để cố định cột sống, nắn trật, giải ép; đồng thời khâu 30 mũi vùng da đầu.

Lời cầu cứu của gia đình người phụ nữ liệt hai chân sau khi bị cây đổ vào người

Chị Nguyễn Thị Nhị sau khi được phẫu thuật, cấp cứu tại Bệnh viện Việt - Đức

Lời cầu cứu của gia đình người phụ nữ liệt hai chân sau khi bị cây đổ vào người

Vụ tai nạn để lại cho người phụ nữ này 30 vết khâu trên đỉnh đầu...

“Sau khi phẫu thuật, mẹ tôi được các bác sĩ điều trị 4 ngày ở Bệnh viện Việt Đức và sau đó chuyển sang Bệnh viện Châm cứu Trung ương trong tình trạng 2 chân bị liệt hoàn toàn. Sau hơn 1 tháng, chân mẹ tôi vẫn chưa cử động được”, Nguyễn Thị Thu, con gái nạn nhân trình bày trong đơn gửi Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Hiện chị Nhị được gia đình đưa về quê (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) để tiện chăm sóc, dưỡng thương trước khi trở lại Bệnh viện Châm cứu Trung ương lần thứ hai để tiếp tục điều trị theo một lộ trình dự kiến kéo dài 20 ngày.

Cơ thể chị vẫn còn rất yếu, các vết thương vùng đầu và cột sống vẫn còn đau nhói, đôi chân liệt hoàn toàn, mọi sinh hoạt cá nhân đều do chồng phục vụ.

Lời cầu cứu của gia đình người phụ nữ liệt hai chân sau khi bị cây đổ vào người

Từ "trụ cột" của gia đình, gồng gánh mưu sinh nuôi 2 con đang đi học, giờ đây hai chân liệt hoàn toàn, chị phải nhờ vào sự chăm sóc của người chồng cũng hay đau ốm.

Chị rùng mình sợ hãi khi nhớ lại những gì đã xảy ra với mình vào buổi chiều 15/3: “Sau khi bị cây đổ vào người, chân tôi đã không thể cử động được”. Trong cuộc trò chuyện với PV, chị Nhị nhiều lần tỏ ra lo lắng: “Sắp tới không biết sẽ lấy đâu ra tiền để nuôi 2 đứa con”.

Anh Nguyễn Xuân Bình, chồng chị Nhị nói rằng: “Sự việc không may xảy đến, chúng tôi chẳng biết làm thế nào. Vợ tôi là lao động chính, kiếm tiền nuôi 2 con đang học ở Hà Nội, còn tôi bao năm nay bị hen phế quản, ốm yếu, nhiều lúc khó thở, chỉ loanh quanh làm vài sào ruộng ở quê. Gia đình tôi chỉ mong đơn vị thi công vỉa hè có trách nhiệm bồi thường thỏa đáng. Họ thi công công trình mà không có chống đỡ cây khiến tai họa ập xuống vợ tôi”.

Đơn vị thi công không hề có biện pháp chống đỡ cây

Liên quan đến vụ việc, chúng tôi được biết tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn, Công ty Cổ phần Xây dựng phát triển nhà và Hạ tầng đô thị Hà Nội (Hanoi Uris.,JSC) đang tiến hành thi công lát vỉa hè trên phố Lê Duẩn.

Qua camera ghi lại khu vực hiện trường trước lúc xảy ra vụ tai nạn khoảng hơn 1 tiếng, chúng tôi nhận thấy toàn bộ gạch của vỉa hè được tháo dỡ chỉ còn nền đất, công trường ngổn ngang.

Đơn vị thi công đã sử dụng máy khoan, khoan cắt sâu xung quanh gốc cây bàng khiến nhiều rễ cây bị đứt, nhưng không hề có biện pháp chống, đỡ, gia cố khiến cây bị đổ, gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cho chị Nguyễn Thị Nhị.

Lời cầu cứu của gia đình người phụ nữ liệt hai chân sau khi bị cây đổ vào người

Công trường thi công lát vỉa hè ngổn ngang, do Công ty Cổ phần Xây dựng phát triển nhà và Hạ tầng đô thị Hà Nội (Hanoi Uris.,JSC) thi công.

Lời cầu cứu của gia đình người phụ nữ liệt hai chân sau khi bị cây đổ vào ngườiĐơn vị thi công dùng khoan cắt sâu xung quanh gốc cây bàng.

Lời cầu cứu của gia đình người phụ nữ liệt hai chân sau khi bị cây đổ vào ngườiRễ cây bị cắt, không có cột chống đỡ khiến cây bị đổ ra đường.

Sau khi xảy ra vụ việc, ông Nguyễn Thành Trung – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng phát triển nhà và Hạ tầng đô thị Hà Nội – đơn vị thi công, đã đến thăm hỏi và tạm ứng cho gia đình nạn nhân số tiền 70 triệu đồng (chia làm 2 đợt) để chi trả viện phí.

“Đến thời điểm hiện tại, đại diện công ty đề xuất với gia đình là đưa thêm 80 triệu đồng nữa là xong và gia đình không được khiếu nại bồi thường nữa. Nhưng gia đình tôi không đồng ý với ý kiến đó. Chi phí điều trị rất cao, chưa biết khi nào chân của vợ tôi mới hồi phục được. Trong khi đó, vợ tôi là lao động chính trong gia đình. Chúng tôi rất mong nhận được sự bồi thường thỏa đáng, đúng pháp luật”, anh Nguyễn Xuân Bình, chồng nạn nhân cho biết.

Lời cầu cứu của gia đình người phụ nữ liệt hai chân sau khi bị cây đổ vào người Lời cầu cứu của gia đình người phụ nữ liệt hai chân sau khi bị cây đổ vào người

Hiện trường trong và sau khi xảy ra vụ việc cây bàng bị bật gốc gây hoạ cho chị Nguyễn Thị Nhị.

Ngày 22/4, PV cũng đã tới Công ty Cổ phần Xây dựng phát triển nhà và Hạ tầng đô thị Hà Nội theo địa chỉ đăng ký doanh nghiệp (số 41, lô 9, Đền Lừ 1, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) để liên hệ làm việc. Mặc dù ở bên ngoài ngôi nhà có gắn biển công ty, tuy nhiên một người phụ nữ (tự giới thiệu là người giúp việc) cho biết công ty đã chuyển địa điểm, không có ai làm việc ở đây.

Với mong muốn có thông tin khách quan về vụ việc, chiều 23/4, PV tiếp tục liên hệ qua điện thoại với ông Nguyễn Thành Trung - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng phát triển nhà và Hạ tầng đô thị Hà Nội. Tuy nhiên ông này cho biết: “Tôi không quan tâm đến chuyện đấy đâu”, rồi cúp máy.

Thông tin mới nhất từ Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cơ quan này đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Cuộc sống an toàn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc!

Theo Luật sư Vũ Ngọc Hà – Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai: “Trường hợp này thuộc quan hệ dân sự, và theo quy định của Pháp luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm thì đơn vị thi công phải bồi thường toàn bộ chi phí cho việc khám, chữa bệnh đến khi nào ổn định. Thứ hai, nạn nhân bị liệt như vậy thì không thể có khả năng lao động được nữa, cho nên phải bồi thường phần thu nhập bị giảm sút, và bồi thường tiếp cho những người mà chị ấy có trách nhiệm nuôi dưỡng. Thứ ba, cũng phải bồi thường thiệt hại về tinh thần mà chị ấy phải chịu, mức tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Theo Điều 13, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26/1/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, nêu rõ: Nhà thầu thi công xây dựng phải xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình. Đồng thời, dừng thi công xây dựng đối với công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình khi phát hiện có sai sót, khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố công trình và khắc phục các sai sót, khiếm khuyết, sự cố này. Dừng thi công khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công; khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Bài viết: Ý YÊN

Đồng chí Phạm Thế Duyệt: Hành trình từ người thợ lò đến lãnh đạo cao cấp của Đảng Đồng chí Phạm Thế Duyệt: Hành trình từ người thợ lò đến lãnh đạo cao cấp của Đảng

Với tựa đề giản dị, ngôn từ gần gũi, cuốn sách “Phạm Thế Duyệt - Người thợ lò ngày ấy” lôi cuốn người đọc bởi ...

Khi Chủ tịch Phong dừng bắn pháo hoa Khi Chủ tịch Phong dừng bắn pháo hoa

Trưa nay (26/4), trong cuộc họp khẩn của UBND TP HCM bàn về phòng, chống dịch Covid-19 đang chực chờ những nguy cơ khó lường, ...

“Trai xinh – Gái đẹp các khu công nghiệp” tuần 10 chính thức bắt đầu “Trai xinh – Gái đẹp các khu công nghiệp” tuần 10 chính thức bắt đầu

Tạp chí điện tử Cuộc sống an toàn đã nhận được nhiều bức ảnh đẹp của các bạn công nhân trên cả nước trong 9 ...

Xem phiên bản di động