“Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa không?”
Kinh tế - Chính sách - 26/05/2022 14:49 AN VINH
Học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới đều phải mua SGK mới, giá cao gấp 2 đến 3 lần so với sách của chương trình cũ. Ảnh: NHẬT THỊNH (Báo Thanh niên) |
Người nêu lên câu hỏi đó chính là bà Nguyễn Thị Kim Thuý, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, trong phiên thảo luận về chương trình giám sát năm 2022 tại Quốc hội.
Sau khi bày tỏ sự tán thành với việc giám sát thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, bà Kim Thúy nêu ý kiến: trong những năm qua, ngành Giáo dục đã có nhiều cố gắng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, dư luận cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về một số kết quả triển khai, nhất là vấn đề SGK và môn lịch sử.
Trong đó, có những vấn đề được báo chí và đại biểu Quốc hội đã đặt ra suốt từ kỳ họp trước đến kỳ họp này nhưng chưa được giải quyết, như những sai sót trong cả ba bộ SGK lớp 1, lớp 2, lớp 6 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; những bất cập trong Thông tư số 25 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) về lựa chọn SGK dẫn đến việc bỏ qua quyền lựa chọn dân chủ của cơ sở giáo dục.
“Có câu hỏi đặt ra rằng: Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn SGK không? Những vấn đề này nên thảo luận rộng rãi ở Quốc hội để thu nhận ý kiến từ nhiều chiều và để cử tri cả nước được biết”, bà Kim Thúy đề nghị.
Cũng theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông rất cần có sự giám sát tối cao của Quốc hội.
Trong một diễn biến liên quan sau đó, khi thảo luận tại tổ ở Quốc hội sáng 25/5, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải thích về tình trạng SGK tăng giá 2 đến 3 lần. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, SGK mới đắt hơn vì “khổ lớn hơn, giấy tốt hơn”.
Giải thích của vị Bộ trưởng đã làm dấy lên nhiều ý kiến bức xúc trong dư luận xã hội, và những bức xúc ấy đa số là chính đáng.
Nhiều bạn đọc nêu câu hỏi, bao giờ cho tới ngày xưa, cái thời mẹ bọc từng cuốn SGK nâng niu để còn để lại cho các em, em học xong còn mang cho các bạn lớp dưới nữa. Bộ SGK anh chị dùng xong, lên lớp lại để lại cho các em lớp sau học. Chứ không như bây giờ, việc mua SGK, việc đóng học phí và các khoản đóng góp ngày một tăng cao.
Rồi hồi trước có biết học thêm là gì đâu, giờ con trẻ sáng đến lớp học, chiều đến cơ sở dạy thêm để học, tối đến học thêm online. Rồi học chuẩn bị bài vở hôm sau,... Mà khâu nào, chỗ nào cũng nhìn thấy phải đóng tiền, quá sức chịu đựng và khả năng chi trả của tuyệt đại đa số phụ huynh học sinh.
Mong sao, ngành Giáo dục nên có cái nhìn chung và định hướng cho phù hợp với đời sống thực tế của dân. Dịch bệnh Covid-19 đã và vẫn đang bào mòn túi tiền của muôn dân, giờ Bộ lại tăng giá SGK và học phí lúc này là rất không nên. Việc quan trọng cần làm hơn và làm ngay lúc này của Bộ GD&ĐT là: cấp tốc rà soát lại tất cả các bộ SGK và hiệu quả của quá trình cải cách.
SGK ngày xưa rất rẻ (do Nhà nước trợ giá), cũng vẫn học được (không cần giấy to và đẹp), anh dùng xong để lại cho em, sách tuy cũ nhưng học sinh vẫn nâng niu trân quý. Bây giờ, mỗi năm thay đổi, cải cách một lần, SGK vừa đắt vừa lãng phí, học xong đem làm kế hoạch nhỏ. Xưa đi học lớp 1 chỉ có 2 quyển Toán, Tiếng Việt, nay cả bộ sách vẽ vời đến mười mấy quyển rồi bắt phụ huynh đóng tiền để mua, mua xong có quyển học trò chẳng bao giờ học, chẳng bao giờ đọc!!!
Trở lại việc giải trình trước Quốc hội của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về vấn đề tăng giá SGK. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã không đề cập đến nguyên nhân chủ quan khiến người dân phải bỏ chi phí lớn hơn nhiều lần để mua đủ bộ SGK bắt buộc cho con em mình học tập. Đó là việc Bộ GD&ĐT cho phép tăng số đầu SGK bắt buộc so với chương trình cũ, trong đó có những cuốn SGK thực sự không cần thiết.
Thực ra, chuyện SGK sẽ không có gì là phức tạp và gây bức xúc lớn trong dư luận như lâu nay, nếu những người có quyền hạn và trách nhiệm liên quan đến SGK luôn biết suy nghĩ và hành động toàn tâm vì con trẻ, vì thế hệ tương lai của đất nước. Đó là, phải kiểm soát không để xảy ra việc núp dưới danh nghĩa phải thường xuyên cập nhật kiến thức, để mỗi năm đều phải in mới; không giao trách nhiệm biên soạn SGK cho một hoặc một nhóm người nào đó, mà chất lượng biên soạn không đáp ứng. Không để xảy ra tình trạng câu kết với một số phụ huynh hãnh tiến, để lòe bịp các gia đình rằng đó là nhu cầu của chính các bậc phụ huynh. Không để xảy ra nạn câu kết với nhà in, nhà xuất bản để mỗi năm chi nhiều tỷ đồng cho việc biên tập lại (mà sai chính tả rất nhiều) và in lại (in và đóng xén quá xấu).
Sáng nay, trước khi ngồi viết bài báo này, tôi có đọc được trên facebook của một nhà báo lời bình luận đầy thông tuệ và không kém phần cay đắng từ một vị phụ huynh học sinh. Tôi xin mượn câu đó làm câu hỏi kính gửi đến các vị lãnh đạo ngành Giáo dục nước nhà: “Vì lợi ích trăm năm trồng người mà mỗi năm mỗi cải cách, giống y như trồng cây mỗi năm chưa kịp mọc rễ đã nhổ lên vậy, thì bao giờ mới có một vườn cây, một rừng cây, bao giờ mới có một thế hệ được thực sự học tốt và dạy tốt?!”
Và cá nhân tôi cũng như hàng chục triệu phụ huynh học sinh trong cả nước, chỉ mong sao SGK ngày một đẹp hơn về hình thức, tốt và thiết thực hơn về nội dung, rẻ hơn (hoặc không tăng quá cao) về giá mua. Đặc biệt, mong sao, sẽ không có những vụ Việt Á trong lựa chọn, in ấn và phát hành SGK, như Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội vừa đặt câu hỏi mà tôi đã nhắc tới ở đầu bài viết này.
Nếu đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo,
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh".
|
Sao lại “cùng nhau” tăng giá lúc này? Những dòng tương tự thế này không khó đọc trên báo nhiều ngày qua “Giá xăng, gạo tăng... sách giáo khoa cho con cũng đội ... |
Sách giáo khoa và thiết bị giáo dục phải được coi là thiết yếu Năm học mới cận kề, một năm học dự kiến sẽ dành nhiều thời gian học tập online, song sách giáo khoa, thiết bị học ... |
SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều: Chỉnh sửa mà vẫn gây tranh cãi? Dự thảo tài liệu điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa (SGK) (bộ Cánh Diều) vừa qua ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 07/09/2024 14:44
Siêu bão Yagi bắt đầu đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh. Cơn bão này được đánh giá là “mạnh chưa từng có” trên đất liền Việt Nam. Người dân có nhiều lo âu nhưng cũng không ít nghĩa cử đẹp làm ấm lòng ngày giông bão.
game doi thuong - 04/09/2024 16:58
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…
game doi thuong - 03/09/2024 12:49
Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.
game doi thuong - 31/08/2024 12:03
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 26/08/2024 11:46
Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.