Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
04/11/2022 10:20
LĐLĐ tỉnh Nghệ An: Đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

04/11/2022 10:20

Đồng chí Nguyễn Chí Công – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An cho biết, 10 năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Công đoàn 2012. Qua đó, đi cùng với việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động (NLĐ), các cấp công đoàn đã làm tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS); đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn.
LĐLĐ tỉnh Nghệ An: Đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Đồng chí Nguyễn Chí Công – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An cho biết, 10 năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Công đoàn 2012. Qua đó, đi cùng với việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động (NLĐ), các cấp công đoàn đã làm tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS); đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn.

Đồng chí Nguyễn Chí Công cho biết thêm, khi Luật Công đoàn Việt Nam được Quốc hội thông qua, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tình hình kinh tế, xã hội có sự chuyển dịch và phát triển mạnh mẽ. Nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách mới của tỉnh đã thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp FDI thuộc các tập đoàn may mặc, điện tử,… Các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng hàng chục nhà máy trên địa bàn tỉnh, tạo việc làm cho hàng chục nghìn công nhân lao động, đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức Công đoàn vận động, tập hợp phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.

Cùng với đó, hoạt động của Công đoàn Nghệ An luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, của Tỉnh uỷ Nghệ An, sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở; đoàn viên, NLĐ đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu mà Nghị quyết đại hội công đoàn các cấp đề ra.

Năm 2012, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 373 CĐCS khối doanh nghiệp, với 30.334 đoàn viên, đến năm 2022, số lượng đã tăng lên 542 CĐCS với 80.572 đoàn viên. Khu vực hành chính nhà nước tại một số nơi có sự sắp xếp lại, sáp nhập, giải thể theo chủ trương tinh giản bộ máy nhà nước nên số CĐCS có sự thay đổi, năm 2013 có 2.589 CĐCS, đến năm 2022 còn 2.342 CĐCS.

LĐLĐ tỉnh Nghệ An: Đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Đồng chí Nguyễn Chí Công - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An đánh giá, các cấp công đoàn trong tỉnh đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Công đoàn 2012. Ảnh: MAI LIỄU.

Thực hiện trách nhiệm, hiệu quả Luật Công đoàn 2012

Luật Công đoàn 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Ngay sau đó, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành công văn số 565/UBND-VX ngày 9/3/2013 về việc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Luật Công đoàn.

Đối với LĐLĐ tỉnh Nghệ An, xác định công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Công đoàn 2012 là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Công đoàn cùng các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đến các cấp công đoàn và đông đảo đoàn viên, NLĐ.

Cụ thể, LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã tổ chức hội nghị quán triệt Luật Công đoàn 2012 cho đội ngũ cán bộ công đoàn chủ chốt; gửi đề cương tuyên truyền đến LĐLĐ các huyện, thành, thị, công đoàn ngành để có tài liệu tuyên truyền. Tổ chức nhiều lớp tuyên truyền về những nội dung cơ bản, nhất là những điểm mới đã được sửa đổi trong Luật Công đoàn 2012 cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ) tại các đơn vị, doanh nghiệp qua nhiều hình thức; tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên công đoàn, với số lượng tham gia đạt 99%.

Từ năm 2012 đến năm 2014, LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã tổ chức 38 cuộc truyền thông, trong đó có nội dung về Luật Công đoàn 2012, thu hút 5.535 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tham gia; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về pháp luật lao động, trong đó có nội dung về Luật Công đoàn trên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, trên các trang mạng xã hội. Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã tổ chức 735 cuộc tuyên truyền, phổ biến về pháp luật lao động, trong đó có nội dung về Luật Công đoàn 2012 cho hàng chục nghìn đoàn viên, NLĐ.

LĐLĐ tỉnh Nghệ An: Đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012
Trong 10 năm qua, Công đoàn Nghệ An đã phát triển được 50.238 đoàn viên. Ảnh: MAI LIỄU

Song song với đó, LĐLĐ tỉnh Nghệ An cũng ban hành các văn bản triển khai Luật Công đoàn 2012 đến các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch tuyên truyền, triển khai Luật Công đoàn 2012 đến đông đảo đoàn viên, NLĐ. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản triển khai Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn về tài chính công đoàn, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc yêu cầu các doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn có trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn.

Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã xây dựng quy chế phối hợp công tác với chính quyền, chuyên môn đồng cấp. Định kỳ hằng năm, LĐLĐ tỉnh đều xây dựng kế hoạch và ký chương trình phối hợp với Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, Bảo hiểm xã hội (BHXH), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Ban Thi đua khen thưởng tỉnh,... Đồng thời 100% CĐCS xây dựng quy chế phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp ngay từ đầu nhiệm kỳ.

LĐLĐ tỉnh Nghệ An: Đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã phối hợp với ngành LĐ-TB&XH, BHXH kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại hàng trăm doanh nghiệp. Ảnh: HOÀNG YẾN

Qua 10 năm triển khai Luật Công đoàn 2012, LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã tổ chức đánh giá toàn diện về kết quả thực hiện. Trong đó, tập trung vào các nội dung: Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; việc thực hiện các quy định của Luật Công đoàn 2012 về các hành vi bị nghiêm cấm; hệ thống tổ chức, bộ máy và cán bộ công đoàn; quyền đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; quyền tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; việc thực hiện trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với công đoàn; những bảo đảm hoạt động của công đoàn; về tài chính, tài sản công đoàn; việc giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn.

Theo đánh giá, Nghệ An đã làm tốt các nhiệm vụ về phát triển đoàn viên; đại diện, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, NLĐ; phối hợp giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Từ năm 2013 đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, Nghệ An đã phát triển mới 38.523 đoàn viên. Toàn tỉnh hiện có 542 CĐCS doanh nghiệp, với 80.572 đoàn viên; hoàn thành chỉ tiêu phát triển đoàn viên do Tổng LĐLĐ Việt Nam giao và được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Cờ thi đua về thành tích phát triển đoàn viên.

LĐLĐ tỉnh Nghệ An: Đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

85,2% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn thực hiện ký kết TƯLĐTT. Ảnh: LĐLĐ huyện Quỳnh Lưu

Trong 10 năm qua, LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã phối hợp với ngành LĐ-TB&XH, BHXH tỉnh kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại hàng trăm doanh nghiệp; các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã tham gia 298 đoàn kiểm tra tại 2.396 lượt đơn vị. Công đoàn các cấp đã phối hợp với BHXH tỉnh khởi kiện 23 doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH, có 4 cá nhân được tổ chức Công đoàn bảo vệ tại tòa án. Công đoàn Nghệ An đã tham gia giải quyết kịp thời 29 cuộc đình công, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và NLĐ.

Bên cạnh đó, LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp Công đoàn đẩy mạnh công tác thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT). Hiện nay, toàn tỉnh có 453/532 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn thực hiện ký kết TƯLĐTT, đạt tỷ lệ 85,2%.

Còn những bất cập, hạn chế

Đồng chí Nguyễn Chí Công – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An đánh giá, 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động công đoàn cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Cụ thể như: Một số quyền, lợi ích cơ bản của NLĐ và quyền công đoàn còn chậm được thực thi; chế độ đãi ngộ, bảo vệ cán bộ công đoàn chưa được chú trọng; nhiều nơi quyền đại diện của công đoàn mang tính hình thức, chưa phát huy và thể hiện tốt vai trò đại diện cho NLĐ; việc chủ động, độc lập thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của công đoàn chưa nhiều; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở còn mang tính hình thức,…

LĐLĐ tỉnh Nghệ An: Đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Việc thực hiện quyền đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ còn những hạn chế. Ảnh: Công đoàn KKT Đông Nam

Đồng chí Nguyễn Chí Công phân tích, đơn cử như đối với việc thực hiện quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn cũng gặp không ít khó khăn. Tại Nghệ An, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh không ổn định, số lao động ít, chủ yếu là doanh nghiệp gia đình nên không đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn. Cùng với đó, nhận thức của NLĐ và chủ sử dụng lao động về pháp luật lao động, về công đoàn còn hạn chế nên nhiều doanh nghiệp không muốn thành lập tổ chức Công đoàn hoặc chưa tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động. Chưa có chế tài đủ mạnh để bảo vệ cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp khi đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho NLĐ; chưa có chế độ chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ công đoàn. Các cơ quan chức năng chưa quan tâm đúng mức công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm về pháp luật lao động.

Hay về việc thực hiện quyền đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ cũng còn những hạn chế. Công tác phối hợp giữa công đoàn với chính quyền và các cơ quan chưa đạt hiệu quả cao. Công tác thanh tra, xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật lao động, Luật Công đoàn còn hạn chế. Một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chưa sâu sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho CĐCS. Đội ngũ cán bộ CĐCS trình độ còn hạn chế, không có thời gian để nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động, do đó gặp khó khăn trong việc tuyên truyền, hướng dẫn cho đoàn viên, NLĐ bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, nhiều NLĐ cam chịu, thiếu sự hiểu biết về pháp luật, trong khi một số doanh nghiệp cố tình lách luật nên thiệt thòi cho NLĐ.

LĐLĐ tỉnh Nghệ An: Đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Thực tế, nhiều công nhân lao động chưa nắm bắt được đầy đủ các chế độ chính sách, quyền lợi sát sườn của mình. Ảnh: MAI LIỄU

Việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ cần có sự phối hợp, tạo điều kiện của các cơ quan, ban, ngành chức năng liên quan. Tuy nhiên, có những thời điểm, sự vào cuộc của chính quyền, chuyên môn, các ngành chức năng liên quan vẫn còn hạn chế. Tại một số đơn vị, CĐCS có lúc vẫn chưa được thủ trưởng cơ quan tạo điều kiện cũng như phối hợp trong việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội. Việc chủ động, độc lập thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của công đoàn ít được thực hiện. Vai trò của CĐCS trong việc nắm bắt thông tin, thực hiện các giải pháp phòng ngừa tranh chấp lao động còn rất hạn chế.

“Để đổi mới mạnh mẽ nội dung hoạt động công đoàn, cần tập trung vào hai quy định nhiệm vụ chính của công đoàn là phát triển tổ chức và đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ. Từ đó, có các đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Công đoàn cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của tổ chức Công đoàn”, đồng chí Nguyễn Chí Công nhấn mạnh.

Một số đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi Luật Công đoàn 2012

Luật Công đoàn 2012 được ban hành trước khi Hiến pháp 2013 được thông qua nên có những quy định chưa hoàn toàn tương thích với Hiến pháp. Ngoài ra, những năm gần đây, Quốc hội đã ban hành nhiều luật mới có nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của NLĐ và tổ chức Công đoàn. Trong đó, có nhiều nội dung mới về quan hệ lao động, về quyền công đoàn tại doanh nghiệp có sự khác biệt so với các quy định của Luật Công đoàn 2012. Do vậy, Luật Công đoàn 2012 cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với Hiến pháp và hệ thống pháp luật hiện hành.

LĐLĐ tỉnh Nghệ An: Đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012
Hằng năm, LĐLĐ tỉnh Nghệ An tổ chức hàng chục cuộc tuyên truyền về pháp luật lao động cho đông đảo công nhân lao động của các doanh nghiệp. Ảnh: THU HẰNG

Trong báo cáo đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012, LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã nêu rõ những đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi Luật Công đoàn 2012.

Cụ thể như: Do đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật Công đoàn 2012 còn hẹp so với sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của lực lượng lao động và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn nên cần mở rộng về đối tượng, phạm vi điều chỉnh. Cần có quy định về bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, tăng thời gian hoạt động dành cho chủ tịch công đoàn tại các doanh nghiệp có đông công nhân lao động theo các mức phù hợp. Có giải pháp hiệu quả bảo vệ cán bộ CĐCS; khuyến khích, động viên cán bộ CĐCS tham gia hoạt động. Cần quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Công đoàn và thống nhất, đồng bộ với quy định của Bộ luật Lao động 2019 để đảm bảo thực thi quyền công đoàn cũng như cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn.

LĐLĐ tỉnh Nghệ An: Đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

LĐLĐ tỉnh Nghệ An kiến nghị cần có cơ chế bổ sung biên chế là cán bộ công đoàn cho phù hợp với đặc điểm tình hình của từng tỉnh, thành phố. Ảnh: DIỆP THANH

Tiếp đó, cần quy định về việc đảm bảo công khai, minh bạch tài chính công đoàn, thiết chế công đoàn để phục vụ lợi ích cho đoàn viên, NLĐ và các hoạt động của công đoàn trong tình hình mới. Cần bổ sung quy định về cán bộ công đoàn chuyên trách tại các doanh nghiệp có từ 2.000 công nhân trở lên, có quy định cơ chế chính sách, chế độ tiền lương, cơ chế bảo vệ cho số cán bộ này, đề nghị triển khai theo Quyết định 1617/QĐ-TLĐ ngày 31/12/2014 của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Có như vậy, CĐCS tại các doanh nghiệp mới thực sự mạnh và cạnh tranh với tổ chức do NLĐ thành lập.

Đồng thời, nên ban hành các chính sách riêng cho đội ngũ cán bộ công đoàn để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng trong hoạt động công đoàn, trong đó cần có cơ chế bổ sung biên chế là cán bộ công đoàn cho phù hợp với đặc điểm tình hình của từng tỉnh, thành phố. Đề nghị việc giao biên chế cán bộ công đoàn chuyên trách phải căn cứ vào 2 chỉ tiêu là số lượng CĐCS và số lượng đoàn viên/biên chế.

LĐLĐ tỉnh Nghệ An cũng đề nghị bổ sung quy định: “Cơ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm hằng tháng đóng kinh phí công đoàn cùng thời điểm với việc trích đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”. Quy định thống nhất tên gọi của hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam gồm: Tổng Công đoàn Việt Nam và công đoàn các cấp từ trung ương đến cơ sở, gồm: Tổng Công đoàn Việt Nam - Công đoàn tỉnh - Công đoàn huyện, công đoàn ngành địa phương - CĐCS.

MAI LIỄU - THANH TÙNG

Xem phiên bản di động