Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
24/11/2021 11:24
LĐLĐ tỉnh Bắc Giang: Hiệu quả của phong trào thi đua đã thể hiện bằng những con số

24/11/2021 11:24

“Phát động phong trào thi đua lần này khiến cán bộ công đoàn cũng như công nhân, lao động phấn chấn lên, quên đi hoang mang, lo sợ trước dịch bệnh, tập trung, dồn sức để làm tốt hơn, hiệu quả hơn so với trước dịch” - ông Nguyễn Văn Cảnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang cho biết.
LĐLĐ tỉnh Bắc Giang: Hiệu quả của phong trào thi đua đã thể hiện bằng những con số

Bà Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Gian

“Phát động phong trào thi đua lần này khiến cán bộ công đoàn cũng như công nhân, lao động phấn chấn lên, quên đi hoang mang, lo sợ trước dịch bệnh, tập trung, dồn sức để làm tốt hơn, hiệu quả hơn so với trước dịch” - ông Nguyễn Văn Cảnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang cho biết.

Theo ông Nguyễn Văn Cảnh, do ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, phong trào thi đua “CNVCLĐ nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” của Công đoàn tỉnh Bắc Giang khởi đầu từ rất sớm.

Trong làn sóng dịch lần thứ 4, Bắc Giang là tỉnh đầu tiên bùng phát dịch trong các khu công nghiệp. Đợt dịch vừa qua khiến hơn 2.500 doanh nghiệp phải dừng hoạt động; trên 190.000 người lao động phải nghỉ việc, ngừng việc.

Có hơn 4.500 công nhân, lao động là F0; hơn 25.000 công nhân, lao động là F1; trên 80.000 công nhân, lao động là F2. Người lao động phải nghỉ việc gặp rất nhiều khó khăn, nhất là hơn 60 nghìn công nhân ở trong khu nhà trọ, khu vực cách ly, phong tỏa vì không có lương thực, thực phẩm dự trữ.

Hiệu quả của phong trào thi đua đã thể hiện bằng những con số

“Công tác phục hồi sản xuất sau dịch gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp chỉ đáp ứng được phần nào điều kiện cần thiết về phòng, chống dịch, nhất là về điều kiện ăn ở tại chỗ cho công nhân. Hoạt động vận tải và giao nhận hàng hóa liên tỉnh của doanh nghiệp gặp khó khăn do các địa phương trong cả nước áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch. Chuyên gia, quản lý doanh nghiệp, nhân viên bị hạn chế đi lại. Việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất khó khăn do quy định của các nước liên quan đến thủ tục và biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phục hồi chậm do thị trường thu hẹp, chi phí sản xuất tăng như: Chi phí xét nghiệm Covid-19 cho công nhân; chi phí vận tải; khó khăn về vốn lưu động…” – ông Nguyễn Văn Cảnh cho biết.

Hiệu quả của phong trào thi đua đã thể hiện bằng những con số

Tổng LĐLĐ Việt Nam hỗ trợ tỉnh Bắc Giang phòng, chống dịch Covid-19.

Đồng hành doanh nghiệp đưa người lao động trở lại làm việc, khôi phục, thúc đẩy phát triển sản xuất, LĐLĐ tỉnh lắp đặt 1.500 pano và hàng ngàn áp phích hướng dẫn công nhân các biện pháp phòng dịch tại nơi làm việc và tại các khu nhà trọ. Nội dung tuyên truyền về sản xuất an toàn gắn với phòng, chống dịch, như: “Công nhân an toàn - Giao thông an toàn - Doanh nghiệp an toàn - Sản xuất an toàn”; nguyên tắc “1 cung đường, 2 điểm đến”.

Các cấp Công đoàn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”, bố trí nơi ăn, ở, các điều kiện sinh hoạt cho công nhân tại doanh nghiệp; hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho một số doanh nghiệp có nhiều khó khăn.

Hướng dẫn chủ nhà trọ thực hiện tiêu chí nhà trọ an toàn, văn minh; vận động người lao động lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vắc xin phòng Covid-19; cập nhật dữ liệu công nhân, lao động vào phần mềm theo dõi; thiết lập hệ thống thông tin liên lạc qua nhóm Zalo; duy trì đường dây nóng để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và người lao động.

Hiệu quả của phong trào thi đua đã thể hiện bằng những con số

Công nhân tỉnh Bắc Giang trở lại sản xuất sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

LĐLĐ tỉnh Bắc Giang đã phát động phong trào thi đua “CNVCLĐ nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”, hưởng ứng Kế hoạch số 130/KH-TLĐ và Kế hoạch của UBND tỉnh Bắc Giang về phát động đợt thi đua “nước rút” - chiến thắng đại dịch Covid-19, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Các cấp Công đoàn đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 07/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm (2021 - 2025); Kế hoạch số 3750/KH-UBND của UBND tỉnh về phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” kiểm soát tốt dịch Covid-19, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh thực hiện đợt thi đua chào mừng 75 năm Ngày thành lập Công đoàn tỉnh Bắc Giang (01/12/1946 - 01/12/2021).

Hiệu quả của phong trào thi đua đã thể hiện bằng những con số

Mục tiêu của phong trào thi đua nhằm nâng cao ý thức, hành động có trách nhiệm của công nhân, lao động vì bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Các cấp Công đoàn thi đua giữ vững thành quả chống dịch, kiên quyết không để dịch bệnh xâm nhập trở lại địa bàn tỉnh; tập trung khống chế ổ dịch mới phát sinh. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Quản lý, kiểm soát tốt những người từ tỉnh, thành phố ngoài đến/về tỉnh Bắc Giang, nhất là các lái xe liên tỉnh. Đẩy mạnh việc xét nghiệm tầm soát dịch bệnh cả các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và bên ngoài cộng đồng. Khẩn trương chuẩn bị cho việc tiêm vắc xin quy mô lớn.

Thi đua đẩy nhanh hơn nữa tiến độ khôi phục sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nhanh chóng hoàn thành, hỗ trợ việc đưa toàn bộ công nhân, lao động trở lại làm việc, đáp ứng 100% công suất của doanh nghiệp; đồng thời phải làm tốt, kiểm soát tốt các quy trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19.

Rà soát đánh giá tiến độ thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đề ra các giải pháp có tính khả thi để triển khai thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Hiệu quả của phong trào thi đua đã thể hiện bằng những con số

Những tác phẩm của hạng mục thi ảnh đoạt giải tại cuộc thi ảnh, video clip “Nét đẹp cán bộ công đoàn và người lao động tỉnh Bắc Giang” năm 2021. Nguồn: LĐLĐ tỉnh Bắc Giang.

Với tinh thần “mỗi cán bộ, đoàn viên, người lao động là một chiến sĩ”, đoàn viên, người lao động tự giác và vận động đồng nghiệp, người thân chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Người lao động đồng cam, cộng khổ, chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, địa phương và các tỉnh bạn; động viên, kèm cặp nhau về nghề nghiệp để vượt qua mọi khó khăn. Đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ làm việc với năng suất, chất lượng cao, giảm sản phẩm lỗi, “mỗi người làm việc bằng hai”; không bị kích động, lôi kéo để gây rối và thực hiện các hành vi trái pháp luật.

“Khó khăn của việc tổ chức phong trào thi đua trong giai đoạn này là chi phí lớn nhưng kết quả vượt xa những phong trào thi đua trước. Phát động phong trào thi đua khiến cán bộ công đoàn cũng như công nhân, lao động phấn chấn lên, quên đi hoang mang lo sợ trước dịch bệnh, tập trung, dồn sức để làm tốt hơn, hiệu quả hơn so với trước dịch. Nhiều tấm gương, mô hình hiệu quả tốt được phát hiện, số lượng công nhân, lao động tham gia lớn. Ý thức tổ chức kỷ luật của công nhân cao lên. Họ tuân thủ quy trình thủ tục, quy trình các bước phòng, chống dịch chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, hiệu quả sản xuất tốt lên” - ông Nguyễn Văn Cảnh nhận định.

Thước đo hiệu quả của phong trào thi đua đặc biệt là tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Giang tăng trưởng dương: Quý I và II tăng trưởng 6,5% sản phẩm công nghiệp; quý III tăng trưởng 1,5% và quý IV đang có dấu hiệu phục hồi.

Đến nay, các doanh nghiệp của tỉnh Bắc Giang đã cơ bản hoạt động ổn định, trên 300.000 công nhân, lao động đã đi làm (tăng trên 35.000 lao động so với trước đợt dịch thứ 4).

Trong đó, 385 doanh nghiệp trong 6 khu công nghiệp hoạt động ổn định với hơn 190.000 lao động (tăng 15 doanh nghiệp và 41.472 lao động so với thời điểm bắt đầu bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4).

Hiệu quả của phong trào thi đua đã thể hiện bằng những con số

Ông Nguyễn Văn Cảnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang.

Những đơn vị làm tốt như: Công ty Luxshare ICT Bắc Giang (trước dịch Covid-19 có hơn 20.000 công nhân, sau dịch công ty tuyển thêm hơn 8.000 công nhân); Công ty TNHH New wing Technology (trước dịch có 25.000 công nhân, sau dịch tăng 28.000 công nhân và tiếp tục tuyển dụng). Điều này chứng tỏ phong trào thi đua thúc đẩy sản xuất hiệu quả, tạo điều kiện để công ty bố trí thêm việc làm.

Qua phong trào thi đua, tổ chức Công đoàn có thêm công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp được thành lập mới; chất lượng hoạt động công đoàn nâng lên, thực sự là chỗ dựa của người lao động. Đã có 49 công đoàn cơ sở được thành lập mới, 8.231 đoàn viên được kết nạp (trong đó có Công đoàn Công ty TNHH Công nghệ chính xác Fuyu tại Khu công nghiệp Vân Trung với 4.973 đoàn viên).

Đánh giá về hoạt động công đoàn thời gian qua, bà Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang cho biết: "LĐLĐ tỉnh Bắc Giang đã triển khai sáng tạo nhiều hoạt động công đoàn mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong giai đoạn dịch bệnh được kiểm soát, LĐLĐ tỉnh tiếp tục tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, đồng hành với công nhân, người lao động trong khu nhà trọ, khu công nghiệp để giúp công nhân, người lao động an tâm, vững tin hơn, cùng doanh nghiệp khôi phục sản xuất trong tình hình mới".

Hiệu quả của phong trào thi đua đã thể hiện bằng những con số Hiệu quả của phong trào thi đua đã thể hiện bằng những con số
Công nhân khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang trở lại sản xuất khi dịch bệnh được kiểm soát. Ảnh: TTXVN

Trong thời gian tới, Tỉnh ủy Bắc Giang xác định: Việc củng cố, xây dựng, phát triển tổ chức Công đoàn và phong trào công nhân là trách nhiệm của cấp ủy và hệ thống chính trị các cấp, nòng cốt là các tổ chức Công đoàn với phương châm "Ở đâu có công nhân, ở đó có tổ chức Công đoàn” để phát huy tốt nhất vai trò của tổ chức Công đoàn.

Công đoàn là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và người lao động; thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; gắn kết giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

Công đoàn cấp trên cơ sở thường xuyên phối hợp khảo sát, nắm chắc các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn đủ điều kiện nhưng chưa thành lập tổ chức Công đoàn để xây dựng kế hoạch cụ thể và tích cực chuẩn bị, hướng dẫn doanh nghiệp để sớm thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định.

"Công đoàn cần tăng cường các hoạt động xã hội, tổ chức phong trào công nhân cả trong doanh nghiệp và khu vực có đông công nhân sinh sống. Các phong trào thi đua yêu nước gắn với quá trình lao động, sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của công nhân; phong trào “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật” của Công đoàn sẽ tiếp sức cho doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương" - bà Lê Thị Thu Hồng nhấn mạnh.

Hiệu quả của phong trào thi đua đã thể hiện bằng những con số

LĐLĐ tỉnh Bắc Giang được biểu dương trong Chương trình "Việt Nam - Khát vọng bình yên" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.

Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng và giới thiệu những đoàn viên công đoàn ưu tú

Để thực hiện được tốt phong trào thi đua “CNVCLĐ nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”, tổ chức Công đoàn cần đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh hoạt động về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy công nhân làm đối tượng vận động, tập hợp và tổ chức các phong trào công nhân; lấy chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân làm mục tiêu hoạt động; từng bước nâng cao vị trí, vai trò, thật sự là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của đoàn viên, tạo được sự hấp dẫn đối với người lao động, sự đồng tình, ủng hộ của chủ doanh nghiệp.

Chú trọng giáo dục nâng cao trình độ tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và động viên đoàn viên, công nhân chấp hành pháp luật, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh được giao, tích cực tham gia xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững.

Công đoàn cấp trên có trách nhiệm chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công đoàn các cấp, nhất là chủ tịch công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp, bảo đảm có bản lĩnh và tâm huyết, có kiến thức pháp luật và chuyên môn, có kỹ năng, phương pháp vận động quần chúng và tổ chức các hoạt động phong trào công nhân.

Quan tâm giáo dục tư tưởng chính trị, truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng, nâng cao giác ngộ giai cấp, nhận thức chính trị của đội ngũ công nhân; chú trọng phát hiện, bồi dưỡng và giới thiệu những đoàn viên công đoàn ưu tú để cấp ủy xem xét kết nạp vào Đảng.

Bà Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang

Bài viết: Thu Chinh

Xem phiên bản di động