Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Lao động di cư tự phát do ảnh hưởng Covid-19: Sự hỗ trợ dành cho doanh nghiệp

Đời sống - TS. Nhạc Phan Linh - ThS. Lê Thị Huyền Trang - Viện Công nhân và Công đoàn

Thời gian qua, các cuộc di cư tự phát do các cá nhân, nhóm người lao động (NLĐ) mất việc làm, sinh kế tại các khu vực đô thị, trung tâm công nghiệp lớn quay trở lại quê hương thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận, gây lo ngại nguy cơ bùng phát dịch và đặc biệt là gây nên tình trạng khan hiếm lao động khi dịch bệnh được kiểm soát. Hơn lúc nào hết, tổ chức Công đoàn đang nỗ lực hành động hỗ trợ doanh nghiệp và NLĐ nhằm giữ chân NLĐ, từng bước khôi phục sản xuất.
Lao động di cư tự phát do ảnh hưởng Covid-19: Sự hỗ trợ dành cho doanh nghiệp

Xe buýt hỗ trợ đưa đón trẻ em, phụ nữ mang thai... trong đoàn lao động di cư từ TP. Hà Nội đến đến đầu tỉnh Phú Thọ.

Covid-19 và cuộc “thiên di” lịch sử

Theo thống kê của các tỉnh thành, chỉ trong vòng 4 ngày đầu tháng 10, dòng người di cư từ các lớn ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đổ về Sóc Trăng là trên 40.000 người, An Giang 28.000 người, Kiên Giang 19.000, Đồng Tháp 16.300 người, Cà Mau 11.800 người, Bạc Liêu 11.000 người, Trà Vinh 8.600 người, Vĩnh Long và Hậu Giang mỗi tỉnh 5.000 người. Xét từ chiều đi, riêng tỉnh Đồng Nai đã có trên 30.000 người dân di cư chỉ trong 5 ngày đầu tháng 10/2021. Các con số này còn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ và ước lượng có thể lên đến hàng triệu người.

Hình ảnh những NLĐ phải khăn gói với đồ đạc tư trang lỉnh kỉnh, chằng buộc, bồng bế nhau trên chiếc xe máy, không kể lớn bé, không kể đêm ngày, không kể đường sá cách trở xa xôi, khó khăn nguy hiểm… vẫn quyết tâm vượt hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-mét, thậm chí là những hành trình cuốc bộ chân đất ngàn dặm xa… có lẽ sẽ mãi ám ảnh trong tâm thức của nhiều người.

Quá trình “giải đô thị hóa” (tức di cư khỏi khu vực đô thị) vốn chỉ xuất hiện trong thời chiến, lại diễn ra chân thực, rõ nét và đầy tổn thương như vậy. Vì đại dịch Covid-19, công nhân, , các trung tâm công nghiệp, vốn tưởng chừng đã yên ổn định cư sau nhiều năm gắn bó. Cá nhân bị tổn thương, gia đình bị tổn thương, cộng đồng và xã hội cũng bị tổn thương.

Lao động di cư tự phát do ảnh hưởng Covid-19: Sự hỗ trợ dành cho doanh nghiệp

Cán bộ Viện Công nhân và Công đoàn hướng dẫn đoàn lao động di cư làm thủ tục khai báo và chia đoàn đi các tỉnh miền núi phía Bắc tại tỉnh Phú Thọ.

Thiệt hại của doanh nghiệp và những hỗ trợ

Những thiệt hại tổn thất

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, hai đợt dịch từ đầu năm 2021 đến nay đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với ; chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 9 có sự sụt giảm nghiêm trọng cả về số lượng và số vốn đăng ký.

Trong tháng 9/2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chỉ đạt 3.899 doanh nghiệp, giảm 62,2% so với cùng kỳ năm 2020; số vốn đăng ký chỉ đạt 62,4 nghìn tỷ đồng, giảm 69,3%. Tính chung 9 tháng năm 2021, tổng số doanh nghiệp thành lập mới đạt 85,5 nghìn doanh nghiệp, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3%.

Tháng 3/2021, báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy 87,2% doanh nghiệp (gồm cả tư nhân và FDI) chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh. Lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất là may mặc (97%), thông tin, truyền thông (96%), thiết bị điện (94%), sản xuất xe có động cơ (93%)…

Đến đợt bùng phát dịch lần thứ tư, từ ngày 27/4/2021 đến nay, đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội gần 2 tháng, gần như 100% các doanh nghiệp tại 19 tỉnh khu vực miền Nam đều bị ảnh hưởng nặng nề. Những thiệt hại to lớn không chỉ về tài sản, lợi nhuận, mà còn gồm cả thiệt hại về con người, tính mạng đã xảy ra với cả NLĐ và người sử dụng lao động.

Lao động di cư tự phát do ảnh hưởng Covid-19: Sự hỗ trợ dành cho doanh nghiệp

Cán bộ công đoàn hỗ trợ mua xăng cho đoàn lao động di cư tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Hỗ trợ từ Nhà nước

Trong bối cảnh khó khăn đó, mặc dù ngân sách Nhà nước đang eo hẹp nhưng Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động bởi Covid-19. Các chính sách hỗ trợ về thuế, nhất là giảm thuế, được các doanh nghiệp đánh giá là hữu ích nhất, như: Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021; Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19…

Đặc biệt là Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 về một số chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, với 04 chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm: (1). Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (2). Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; (3). Hỗ trợ đối với hộ kinh doanh; (4). Cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay.

Song song với đó, ngày 30/8/2021, Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 1447/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19… Ngoài ra, một loạt chính sách cụ thể khác rất quan trọng, kịp thời và thiết thực đã được Chính phủ và các bộ, ngành triển khai hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm chính sách ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân, NLĐ các KCN, KCX nhằm bảo vệ lực lượng sản xuất, bảo vệ doanh nghiệp; chỉ đạo thiết lập “luồng xanh” giúp doanh nghiệp lưu thông hàng hóa, xử lý nhanh vấn đề ách tắc hàng hóa trong lưu thông, phân phối; duy trì tốt chuỗi cung ứng; tạo điều kiện cho các chuyên gia nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam...

Hỗ trợ từ Công đoàn

Đồng hành Chính phủ, nhằm chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp cũng như NLĐ trong bối cảnh dịch bệnh, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Công văn 2059/TLĐ ngày 28/5/2021 về việc lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến hết tháng 12/2021.

Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã có Công văn số 2497/TLĐ ngày 15/8/2021 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư góp ý dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, trong đó có nội dung tham mưu việc nghiên cứu, xem xét việc miễn nộp đoàn phí công đoàn cho đoàn viên tại doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong năm 2021 và 2022 để NLĐ có thêm điều kiện khắc phục khó khăn, gắn bó với doanh nghiệp.

Lao động di cư tự phát do ảnh hưởng Covid-19: Sự hỗ trợ dành cho doanh nghiệp

Tổ chức Công đoàn luôn hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động nỗ lực vượt qua đại dịch Covid-19. Trong ảnh: Cán bộ Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tặng quà cho người lao động tại các khu nhà trọ.

Hỗ trợ từ NLĐ

Điều đặc biệt, không chỉ có các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp còn nhận được sự chia sẻ trực tiếp từ chính công nhân, NLĐ của mình trước những khó khăn gặp phải do dịch bệnh Covid-19. Tại nhiều doanh nghiệp, công ty, NLĐ sẵn sàng tự nguyện giảm lương, hoặc thậm chí đi làm mà không hưởng lương. Đây là điều rất đáng trân trọng khi cuộc sống của NLĐ phải đối diện với rất nhiều khó khăn.

Doanh nghiệp cần hành động gấp

Trong bối cảnh liên tiếp các đoàn di cư tự phát của NLĐ rời khỏi TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An diễn ra những ngày cuối tháng 7 và đầu tháng 10/2021, các nguy cơ về thiếu hụt lao động, đứt gãy chuỗi cung ứng, đổ vỡ thị trường việc làm, bao gồm cả khu vực lao động chính thức và phi chính thức…

Lâu nay, các doanh nghiệp đã dành sự quan tâm đáng kể cho NLĐ, song vẫn còn chưa chú ý đúng mức vấn đề đãi ngộ với NLĐ, ATVSLĐ; hỗ trợ, tạo điều kiện cho NLĐ chăm sóc, giáo dục con cái, phụng dưỡng cha mẹ; đặc biệt là cung cấp chỗ ở đủ điều kiện, đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội cho NLĐ nhằm giữ chân NLĐ một cách bài bản, căn cơ.

Hình ảnh những NLĐ di cư quyết tâm bằng mọi giá, bất chấp quy định, bất chấp sức khỏe, nguy hiểm tính mạng, tìm mọi cách đưa cả gia đình, vợ chồng con cái, tài sản về quê trên những phương tiện hai bánh rõ ràng là những tiếng chuông cảnh báo liên hồi đối với sức khỏe của nền kinh tế nói chung, cụ thể là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng. Quy luật cung cầu của thị trường lao động việc làm sẽ không còn đúng trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát và sự mất niềm tin, mất chỗ dựa của NLĐ.

Cùng với sự điều chỉnh, hỗ trợ từ chính sách phòng, chống dịch của Nhà nước, sự hỗ trợ từ tổ chức Công đoàn, các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp khác và toàn xã hội, cộng đồng doanh nghiệp cần hành động ngay lập tức để thu hút, để giữ chân NLĐ.

Mở rộng tuyển dụng, tăng cường đào tạo tại chỗ, phát triển phúc lợi lao động, việc làm, tăng cường đóng góp cho an sinh xã hội và xây dựng phương án phòng trừ rủi ro cho NLĐ. Đó sẽ là những giải pháp cơ bản và khả thi để tạo dựng niềm tin cho NLĐ, cũng chính là tạo dựng sức mạnh nội lực bền vững cho chính doanh nghiệp. Trong bối cảnh dịch bệnh, nguyên lý lực hút về kinh tế là chưa đủ, NLĐ còn cần lực hút về an sinh, về phát triển con người.

Phát triển nhờ các chính sách chăm lo người lao động Phát triển nhờ các chính sách chăm lo người lao động

Sau 6 năm thành lập (1/10/2015-1/10/2021), Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV (Đắk R’lấp) đã cơ bản hoàn thiện các hạng mục và hoạt ...

Người lao động Nghệ An tự phát về quê được cách ly như thế nào? Người lao động Nghệ An tự phát về quê được cách ly như thế nào?

Nghệ An lên phương án đón, cách ly y tế đối với lao động về quê tự phát, phân loại theo nhóm tiêm vắc xin ...

Từ 4/10, TP. HCM cho phép sử dụng phương tiện cá nhân di chuyển đến 4 tỉnh lân cận Từ 4/10, TP. HCM cho phép sử dụng phương tiện cá nhân di chuyển đến 4 tỉnh lân cận

UBND TP. HCM vừa có Văn bản khẩn 3252 gửi UBND các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Tây Ninh về tạo điều ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đời sống -

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Người lao động -

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

Đời sống -

"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.

Đời sống -

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.

Người lao động -

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Đời sống -

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Tôi công nhân

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết bão số 3 là một trong những cơn bão mạnh nhất năm 2024 hoạt động trên Biển Đông. Để giảm thiểu thiệt hại do bão, lũ, lụt gây ra, người dân lao động cần ghi nhớ để an toàn cho người thân và bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình, cộng đồng khi bão về.

Tôi công nhân

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Talk Công đoàn

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Infographic

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…

Đọc thêm

Người lao động -

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đời sống -

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Người lao động -

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...

Đời sống -

Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.

Đời sống -

Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!

Đời sống -

Là một giáo viên dạy tiếng Anh có thâm niên công tác hơn 21 năm tại Trường Tiểu học Đại Thành (thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cô giáo Hoàng Thị Mai Hương là một trong 36 cá nhân tiêu biểu được biểu dương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

Đời thợ -

Hai con người một thầy một trò, một thủ trưởng một nhân viên hàng chục năm qua đã tận hiến cho cộng đồng, bảo vệ chăm lo cho sức khỏe từ đứa trẻ đến người già. Họ là nguồn “tư liệu nhân văn sống” dệt nên những câu chuyện đời thường mà có khi rất phi thường ở vùng đất xa nhất, khó khăn bậc nhất ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: A Vao!

Đời sống -

Có thể thấy một thực trạng đáng buồn ở các khu công nghiệp hiện nay là việc thiếu thiết chế văn hóa, hoặc có thiết chế văn hóa nhưng công nhân còn thờ ơ. Điều này vừa lãng phí, vừa nguy hại khi công nhân không được thụ hưởng thiết chế văn hóa. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội.

Đời sống -

Một trong những vấn đề nổi bật đối với công nhân khu công nghiệp ở Hà Nội là tiền lương thấp, chưa đủ trang trải các chi phí sinh hoạt trong cuộc sống và phải làm thêm giờ để đù đắp chi phí sinh hoạt. Ngoài thời gian lao động sản xuất trở về phòng trọ cũng cô quạnh không có nhiều phương tiện để giải trí, đi ra ngoài tham gia các dịch vụ giải trí thì chi phí lại đắt đỏ không phù hợp với đồng lương của công nhân.

Đời sống -

Những năm qua, mặc dù các cấp chính quyền ở Hà Nội đã ưu tiên quỹ đất xây dựng nhà ở và các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân nơi đây vẫn khá nghèo nàn. Loạt bài dưới đây được nhóm phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện nhằm nêu lên nguyên nhân của thực trạng trên và tìm giải pháp để giai cấp công nhân thực sự “tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc” như Đảng ta từng khẳng định.