Làm thế nào để nhận tiền từ gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng do ảnh hưởng bởi Covid-19?
Việc làm - tuyển dụng - 08/07/2021 12:00 Minh Hằng
Ai được hưởng mức hỗ trợ 3,71 triệu đồng do ảnh hưởng bởi Covid-19? 12 chính sách hỗ trợ NLĐ, doanh nghiệp khó khăn do Covid-19 Điều kiện nào để công nhân ngoài tỉnh trở lại Bắc Giang làm việc? |
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân ở KCN Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Đ.K |
Cũng giống như chị Hương, anh Vũ Văn Hưng (công nhân ở KCN Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) bộc bạch: “Dịch bệnh bùng phát khiến tôi buộc phải ngừng việc đã hơn 1 tháng rồi. Bây giờ vẫn đang thấp thỏm chờ được gọi đi làm. Hằng ngày chỉ biết ở trong phòng trọ nghe ngóng. Giờ được nhận hỗ trợ thì mừng lắm. Nhưng tôi không biết làm sao để được nhận số tiền này? Tôi mong sớm có hướng dẫn cụ thể về thủ tục để người lao động như chúng tôi có thể được nhận hỗ trợ”.
Để giải đáp những thắc mắc xung quanh việc nhận hỗ trợ từ gói an sinh 26.000 tỷ đồng, ngày 7/7, Chính phủ ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg (gọi tắt là Quyết định số 23) hướng dẫn người lao động, doanh nghiệp về điều kiện và thủ tục để nhận hỗ trợ.
Quyết định này nhằm thực hiện Nghị quyết 68 về 12 chính sách hỗ trợ người lao động, người chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo đó, so với gói an sinh 62.000 tỷ đồng trước đây, nhiều thủ tục đã được rút gọn. Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng có nhiều điểm mới, đột phá về cơ chế khi giảm thời gian tạm hoãn, nghỉ việc không hưởng lương xuống còn 15 ngày; bỏ quy định doanh thu kê khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm với hộ kinh doanh; chỉ quy định dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên...
Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng có nhiều điểm mới. Ảnh: ND |
Thủ tục nhận hỗ trợ cho lao động tạm dừng hợp đồng?
Theo Quyết định số 23, người lao động sẽ được hỗ trợ 1,855 triệu đồng/người nếu phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng.
Người lao động phải nghỉ việc không hưởng lương trên 1 tháng, mức hỗ trợ là 3,71 triệu đồng/người.
Với người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người; người đang nuôi trẻ dưới 6 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ và chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế.
Để được nhận hỗ trợ, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ để được hưởng trợ cấp gồm: Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH); bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu thông tin về việc mang thai hoặc nuôi con nhỏ...
Cụ thể, trong 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, cơ quan BHXH sẽ xác nhận việc tham gia bảo hiểm của người lao động.
Doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở giáo dục sau đó sẽ gửi hồ sơ theo quy định đến UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở chính. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là đến hết ngày 31/1/2022.
Trong 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ, UBND cấp huyện thẩm định và trình UBND cấp tỉnh. Tiếp theo, sau 2 ngày, UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo việc chi trả tiền hỗ trợ.
Tính từ lúc người lao động gửi hồ sơ đề nghị (theo đúng quy định), tối đa trong 6 ngày làm việc, họ sẽ được nhận hỗ trợ. Trong trường hợp không hỗ trợ, Chủ tịch UBND tỉnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể được nhận hỗ trợ 3,71 triệu đồng/người theo hình thức trả một lần. Ảnh minh họa |
Trên thực tế, có không ít người lao động phải dừng làm việc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 nhưng lại không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Về vấn đề này, Chính phủ quy định những người này sẽ được nhận hỗ trợ 3,71 triệu đồng/người theo hình thức trả một lần.
Về thủ tục, sau khi gửi hồ sơ gồm quyết định thôi việc hoặc giấy tờ chứng minh đã hoàn thành công việc cùng một số giấy tờ cá nhân khác, người lao động gửi hồ sơ đến trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở LĐ-TB&XH nơi chấm dứt hợp đồng lao động.
Trước ngày 5 và ngày 20 hàng tháng, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ tiến hành rà soát, tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ trợ trình Sở LĐ-TB&XH.
Trong 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách, Sở LĐ-TB&XH thẩm định, trình UBND cấp tỉnh. Trong 3 ngày làm việc tiếp theo, UBND cấp tỉnh sẽ tiến hành phê duyệt danh sách hỗ trợ, chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ cho người lao động.
Như vậy, với quy trình này, kể từ khi nộp hồ sơ, người lao động chỉ mất tối thiểu 6 ngày và tối đa 20 ngày để tiền hỗ trợ đến tay.
Thủ tục nhận hỗ trợ đối với nhóm lao động sống trong khu vực bị phong tỏa
Nhóm lao động sống trong khu vực bị phong tỏa sẽ nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người theo phương thức chi trả một lần. Ảnh: TA |
Trong Quyết định số 23, Chính phủ có đề cập đến cách thức để nhận hỗ trợ đối với nhóm lao động bị ngừng việc hoặc thuộc đối tượng phải thực hiện cách ly y tế, sống trong khu vực bị phong tỏa 14 ngày trở lên, từ 1/5 đến 31/12.
Theo đó, những người này sẽ nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người theo phương thức chi trả một lần. Bên cạnh đó, người đang mang thai được thêm 1 triệu đồng/người, lao động đang nuôi trẻ dưới 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ.
Hồ sơ đề nghị để nhận hỗ trợ bao gồm: Bản sao văn bản yêu cầu cách ly của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về phòng, chống dịch Covid-19; danh sách lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội; bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu thông tin về việc mang thai hoặc nuôi con nhỏ...
Tiếp đó, trong 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan BHXH sẽ xác nhận việc tham gia BHXH của người lao động.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, người sử dụng lao động tiến hành gửi hồ sơ lên UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở chính. Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, UBND cấp huyện thẩm định và trình UBND cấp tỉnh.
2 ngày sau, UBND cấp tỉnh cần ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ. Trường hợp không phê duyệt, UBND cấp tỉnh có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ, người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động.
Vì vậy, từ thời điểm gửi hồ sơ phê duyệt, người lao động mất tối đa 8 ngày để nhận được tiền hỗ trợ.
Hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ ngày cho F0, F1, trẻ em dưới 16 tuổi
Ngoài ra, với trẻ em là F0, F1 sẽ nhận thêm một triệu đồng. Hồ sơ để nhận hỗ trợ cần có bản sao chứng minh thư hoặc căn cước, giấy khai sinh, riêng F0 cần thêm giấy ra vào viện điều trị Covid-19.
Cơ sở y tế, khu cách ly tiến hành lập danh sách các F0 đang điều trị, F1 đang cách ly kèm một số giấy tờ theo quy định rồi gửi về UBND cấp tỉnh. Riêng với F0 đã điều trị xong, F1 hết cách ly, cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em gửi hồ sơ về cấp xã xác nhận trước rồi mới chuyển lên huyện, tỉnh. Quá trình để các cấp xét duyệt, chi trả tối đa 4 ngày.
Quyết định số 23 của Chính phủ cũng đưa ra quy định cụ thể về việc giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động...
Lao động tự do cũng được nhận hỗ trợ. Ảnh: MH |
Với lao động tự do, Chính phủ giao lại cho địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách để xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng và mức hỗ trợ.
Quyết định số 23 có hiệu lực từ ngày 7/7, gồm 55 trang, bao gồm biểu mẫu để người lao động và người sử dụng lao động theo dõi, điền đúng mẫu giấy tờ theo quy định để được xét duyệt hưởng trợ cấp. Vì vậy, doanh nghiệp, và người lao động có thể chuẩn bị giấy tờ, làm hồ sơ ngay thời điểm này để được nhận hỗ trợ.
Công nhân vệ sinh bị nợ lương: "Cuộc đời tôi chưa bao giờ được giúp đỡ như vậy!" Một buổi chiều oi ả, giữa những tiếng chuyện trò sôi nổi của hàng chục công nhân vệ sinh bên góc hồ Văn Khê, chị ... |
Hoả tốc: Tất cả những người đến từ TP Hồ Chí Minh phải thực hiện cách ly và xét nghiệm Sáng 7/7, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc số 5389/BYT-MT gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn tiếp nhận người về từ ... |
Có nơi nào cách ly vui như khu 10 Đại Phúc Tại “mặt trận chống giặc COVID-19" ở khu 10, phường Đại Phúc (TP Bắc Ninh), tiếng cười giòn tan sau những cánh cửa đóng then ... |
Tin cùng chuyên mục
Việc làm - tuyển dụng - 03/09/2024 08:55
Công ty TNHH Smart-Shirts Garments Manufacturing Bảo Minh đang tuyển 100 công nhân may, 30 công nhân hoàn thiện, 30 công nhân QC (kiểm tra chất lượng), và 50 công nhân cắt.
Việc làm - tuyển dụng - 30/08/2024 07:00
Thông báo về việc triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi Vòng 2, kỳ thi tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Tạp chí Lao động và Công đoàn.
Nhịp cầu lao động - 29/08/2024 20:40
Tạp chí Lao động và Công đoàn thông báo kết quả bài thi vòng 1 kỳ tuyển dụng viên chức đợt 1 năm 2024
Nhịp cầu lao động - 28/08/2024 15:48
VPBank đang tuyển dụng số lượng lớn nhân viên thu hồi nợ hiện trường và chuyên viên quản lý nợ tại hiện trường với mức lương hấp dẫn lên đến 15 triệu đồng/tháng cùng nhiều chế độ phúc lợi đa dạng. Đây là cơ hội tuyệt vời dành cho các ứng viên tốt nghiệp Trung học phổ thông, có kỹ năng giao tiếp tốt và đam mê công việc trong lĩnh vực ngân hàng.
Việc làm - tuyển dụng - 21/08/2024 18:10
Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam (thôn Nam Sơn, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành) tuyển dụng nhân sự Điều dưỡng dụng cụ.
Việc làm - tuyển dụng - 17/08/2024 12:28
Công ty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel, một liên doanh giữa Công ty cổ phần Hanel và tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), đang tuyển dụng 2.000 lao động phổ thông cho các vị trí sản xuất, lắp ráp và kiểm tra sản phẩm. Với quy mô gần 9.000 lao động và là công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất hệ thống dây dẫn điện cho ô tô, Sumi-Hanel cam kết đem đến môi trường làm việc an toàn và các chế độ phúc lợi hấp dẫn.