Làm sao để Giải thưởng Nguyễn Văn Linh vang xa và ngày càng cao quý
Hoạt động Công đoàn - 18/02/2022 16:35 HÀ VY
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam mong muốn ngày càng có nhiều sáng kiến mang lại lợi ích cho tổ chức Công đoàn. Ảnh: Hải Nguyễn |
Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 25 (khóa XII) cho ý kiến về việc sửa đổi, thay thế Quy chế trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh ban hành kèm theo Quyết định số 678/QĐ-TLĐ ngày 16/4/2019 của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Cụ thể, Quy chế trao Giải thưởng Nguyễn Văn Linh và chuẩn bị tổ chức xét chọn, trao giải thưởng năm 2022 được sửa đổi, bổ sung một số nội dung chính:
Về mục đích, ý nghĩa của Giải thưởng: Chuyển cụm từ “có thành tích đặc biệt xuất sắc” thành “có thành tích xuất sắc tiêu biểu” trong Quy chế vì qua 2 lần tổ chức Giải thưởng này cho thấy, hồ sơ đề cử từ các cấp Công đoàn không có cá nhân nào được hội đồng đánh giá là có thành tích đặc biệt xuất sắc.
Về nguyên tắc xét chọn Giải thưởng: Bổ sung nguyên tắc “quyết định theo nguyên tắc đa số và bằng hình thức bỏ phiếu kín” nhằm đảm bảo công bằng, chính xác và chặt chẽ về quy trình trong quá trình xét chọn.
Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam trình bày Tờ trình về việc sửa đổi, thay thế Quy chế trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh. Ảnh: HÀ VY |
Trong đó, về thời gian tổ chức Giải thưởng: Thường trực Đoàn Chủ tịch đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức trao tặng Giải thưởng hai lần trong 1 nhiệm kỳ, vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập tổ chức Công đoàn Việt Nam (28/7). Thời gian cụ thể do Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định.Về hình thức số lượng Giải thưởng: Tách thành 2 quy định riêng về thời gian tổ chức Giải thưởng và số lượng trao tặng Giải thưởng.
Qua đánh giá toàn diện về kết quả 2 lần tổ chức Giải thưởng cho thấy: Xét tôn vinh Giải thưởng theo chu kỳ hằng năm thì nhiều địa phương, ngành khó khăn trong việc phát hiện nhân tố thực sự điển hình xuất sắc tiêu biểu để đề xuất tôn vinh Giải thưởng cấp toàn quốc. Thành tích xét chọn chưa được nhiều, bị chồng lấn, giao thoa giữa các năm; thời gian triển khai gấp nên nhiều sáng kiến chưa rõ hiệu quả triển khai và tính lan tỏa trong thực tiễn, kết quả chưa đạt như mong muốn và cần có thêm thời gian để chứng minh hiệu quả của sáng kiến.
Số lượng, chất lượng nhân sự được đề xuất chưa cao nên khó khăn cho Ban Tổ chức trong việc lựa chọn, quyết định.
10 cán bộ Công đoàn đoạt Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2019. Ảnh: Hải Nguyễn |
Về số lượng Giải thưởng: Thường trực Đoàn Chủ tịch đề nghị giữ nguyên số lượng trao tặng Giải thưởng như Quy chế hiện hành là “Số lượng trao tặng Giải thưởng mỗi lần không quá 10 cán bộ Công đoàn”. Định hướng cơ cấu số lượng xét chọn Giải thưởng cho từng cấp Công đoàn để thuận tiện trong việc xem xét, giới thiệu, đồng thời, ưu tiên xét chọn cho cấp công đoàn cơ sở (CĐCS) như sau:
“Số lượng trao tặng Giải thưởng cho cán bộ CĐCS ít nhất 50%, cán bộ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 30%, cán bộ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và Tổng Liên đoàn không quá 20% trong tổng số cán bộ công đoàn được trao Giải thưởng”.
Về điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng: Điều chỉnh điều kiện, tiêu chuẩn chung và làm rõ các điều kiện cụ thể cho từng cấp Công đoàn, trong đó, nhấn mạnh điều kiện về sáng kiến, phạm vi ảnh hưởng, tính lan tỏa của sáng kiến để xét chọn được những người tiêu biểu xuất sắc nhất trong các nhóm đối tượng, lĩnh vực. Đồng thời, có cơ sở đánh giá một cách công bằng, so sánh về thành tích tương ứng, phù hợp với vị trí công tác, chức năng, nhiệm vụ gồm các nhóm:
Cán bộ CĐCS, gồm cả tổ Công đoàn: Bao gồm CĐCS cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; CĐCS doanh nghiệp; CĐCS hợp tác xã; CĐCS đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
Cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Bao gồm LĐLĐ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Công đoàn Tổng Công ty.
Cán bộ LĐLĐ cấp tỉnh: Bao gồm LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
Ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì tọa đàm góp ý sửa đổi, bổ sung Quy chế trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh ngày 14/2. Ảnh: CĐVN |
Về biểu trưng, mức thưởng, kinh phí tổ chức Giải thưởng: Tách riêng quy định về Hiện vật kèm theo Giải thưởng và Kinh phí tổ chức...Về phương pháp, quy trình xét chọn Giải thưởng: Bổ sung nội dung giới thiệu của các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, các cơ quan thông tấn, báo chí; lấy ý kiến của đoàn viên trên phương tiện thông tin, truyền thông trước khi quyết định chính thức.
Góp ý kiến vào Tờ trình, đồng chí Trần Thị Diệu Thúy - Chủ tịch LĐLĐ TP Hồ Chí Minh và đồng chí Nguyễn Phi Thường - Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội mong muốn, việc sửa đổi, bổ sung Quy chế làm sao để Giải thưởng Nguyễn Văn Linh vang xa, lan tỏa và ngày càng trở nên cao quý.
Kết luận tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh, tiêu chí, mục đích, ý nghĩa của Giải thưởng không thay đổi. Thời gian xét chọn sẽ được cụ thể, liên quan đến các mốc kỷ niệm. Về số lượng, thống nhất xét chọn 10 cán bộ Công đoàn. Về tiêu chuẩn cụ thể sẽ điều chỉnh sao cho phù hợp, đảm bảo mục tiêu là xét cán bộ Công đoàn, sáng kiến mang lại lợi ích cho tổ chức Công đoàn.
"Có giải thưởng, có tiêu chí, khuyến khích bao nhiêu đi chăng nữa thì công tác phát hiện, bồi dưỡng phụ thuộc chủ yếu vào các cấp Công đoàn" - đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định.
99.999 bông hồng của Ecopark và tranh cãi của người đời Sự kiện Ecopark tặng người dân Hà Nội 99.999 bông hồng đến hôm nay vẫn còn ít nhiều dư âm, khen nhiều và trái chiều ... |
Nghệ An: Kiến nghị của 600 công nhân ngừng việc trong chiều 15/2 đã được giải đáp Chiều ngày 15/2, sau giờ nghỉ trưa, 600 công nhân Công ty TNHH EM-Tech Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An (phường Vinh Tân - ... |
Đà Nẵng: Người lao động đến trụ sở cơ quan thi hành án xin nhận tiền nợ lương, nợ BHXH Ngày 14/2, nhiều người từng làm tại Công ty TNHH MTV T.B.O Vina (Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng) tìm đến Chi cục Thi ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 12/09/2024 10:49
Cô Hà Phương Liên, giáo viên Trường Tiểu học Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) không chỉ là người tận tâm với nghề mà còn luôn hết lòng vì lợi ích của đoàn viên, góp phần xây dựng một môi trường làm việc đoàn kết và gắn bó.
Hoạt động Công đoàn - 12/09/2024 07:42
Về công tác ở một nơi mới mẻ và cuộc sống có nhiều biến cố khiến tôi như rơi xuống vực sâu. Nhưng tình thương của Công đoàn Trường Mầm non Thạnh Phú (xã Mỹ Hưng, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) đã cho tôi cuộc sống mới: lạc quan và tin yêu hơn.
Công đoàn - 11/09/2024 16:47
Các cấp Công đoàn Việt Nam vận động ủng hộ, hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 với mức phấn đấu là mỗi cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, người lao động một ngày lương/thu nhập trở lên.
Hoạt động Công đoàn - 11/09/2024 12:43
Do tình hình mưa lũ rất phức tạp, các cấp công đoàn tỉnh Thái Nguyên cùng với doanh nghiệp đã ngay lập tức có những phương án hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên và người lao động, vừa đảm bảo an toàn và sản xuất kinh doanh.
Hoạt động Công đoàn - 11/09/2024 10:00
Cô giáo Trần Thị Hoàng Yến - Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn Trường THCS Trần Quốc Toản (phường Tân Lập, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) là một cán bộ Công đoàn năng động, đổi mới, sáng tạo trong công việc.
Hoạt động Công đoàn - 11/09/2024 06:53
Cho đến khi tôi được gặp các anh chị đồng nghiệp của mình - Công đoàn Agribank Chi nhánh thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), tôi mới nhận ra rằng, ngay cả những người từng xa lạ cũng có thể làm thay đổi cuộc sống và mang đến nhiều điều đẹp đẽ cho mình.