Làm gì khi mắc bệnh “tế nhị”?
Đời sống - 05/11/2019 16:50 Hồ Phương Lan
Dòng trạng thái facebook nhóm “Đàn bà có tâm” |
Căn bệnh trĩ rất đông người bị mắc phải, như các cụ nhà ta thương nói “thập nhân cửu trĩ” (Mười người có đến chín người bị bệnh trĩ). Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam, chia sẻ. Bệnh trĩ là tình trạng giãn quá mức đám tĩnh mạch ở vùng hậu môn- trực tràng. Chỉ cần có chèn ép, cản trở lâu dài sự lưu thông mạch máu ở đây là bệnh trĩ có thể xuất hiện. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ khi đi cầu và ngứa hậu môn.
Còn Bác sĩ, chuyên khoa 1 Trương Xuân Truy, khoa Ngoại, Bệnh viện Quận 9, TP.HCM kể, khi vừa mổ thành công cho một cậu học sinh lớp 11. Khi khám bệnh cho cu cậu, câu đầu tiên bác sĩ hỏi: “Con ở nhà hay ăn đồ cay lắm phải không?”. Cậu bé cho biết là rất thích ăn đồ cay, món cay không thiếu trong bữa ăn của bạn ấy. Đặc biệt món mì cay Hàn Quốc, nhiều bữa cậu ấy còn ăn thi với bạn để xem ai là người chiến thắng.
“Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống thất thường, hay ăn đồ cay, ít vận động cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ. Những nguyên nhân gây bệnh trĩ được xếp vào các nhóm người như sau: Nhóm 1 đó là người bị tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính. Nhóm 2, đó là người làm công việc ngồi nhiều, ít đi lại. Nhóm 3, người có chế độ sinh hoạt không lành mạnh (như ăn nhiều đồ cay, thiếu chất xơ, ít tập thể dục…). Nhóm 4, người quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Nhóm 5, phụ nữ có thai và sinh con. Nhóm 6, người cao tuổi. Nhóm 7, người thừa cân béo phì. Nhóm 8, người mắc chứng ruột kích thích, lỵ, hoặc viên phế quản, viêm phổi”, Bác sĩ Xuân Truy diễn giải.
Một buổi khám và tư vấn cho người dân các quân vùng ngoại thành của các y bác sỹ bệnh viện Quận thủ Đức |
Đây là căn bệnh “tế nhị”, vì khám ở vùng khá “nhạy cảm”, nên nhiều người lúc bệnh bệnh trĩ nhẹ thì không bao giờ chịu đi khám bệnh. Để cho căn bệnh trĩ nặng, rất khó chịu rồi mới tìm đến bác sĩ. Bác sĩ Trương Xuân Truy kể thêm, nhất là chị em phụ nữ, càng rất ngại đi khám bệnh trĩ (bệnh ở cấp độ nhẹ), đến khi bệnh nặng, hậu môn như “bông súp lơ” mới đi khám bệnh. Trường hợp bệnh nặng bắt buộc phải mổ vì lúc này búi trĩ sa ra ngoài, gây co thắt, chảy máu, bị đau đớn và dễ gây hoại tử.
Còn câu chuyện của một mẹ bỉm sữa H.Sâm, chia sẽ ở hội nhóm “Chị Em Thời @” như sau: “Có mẹ nào bị trĩ nội không à? Em mới đi khám trĩ về, buồn quá các mẹ ơi! Bác sĩ nói phải cắt “mớ” trĩ. Ai đã từng cắt trĩ cho em ý kiến với?”. Thế đó, dạo một vòng mạng xã hội, đủ lời tâm sự to nhỏ về căn bệnh này.
Mổ trĩ bằng longo (mổ máy) là phương pháp mà bệnh nhân bị bệnh trĩ nặng hay lựa chọn. Vì đó là phương pháp xử lý ít đau, tỉ lệ tái phát thấp, mổ và dưỡng bệnh trong 1 tuần là bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường, bác sĩ Xuân Truy chia sẽ.
Bác sĩ Trương Xuân Truy khuyên: “Để hạn chế bệnh trĩ, tốt nhất khi bị nhẹ (cấp độ 1) các bạn nên tìm đến bác sĩ để khám. Bệnh nhẹ, (độ 1 – 2) chỉ cần điều trị bằng thuốc, nhưng để búi trĩ sa bên ngoài thì phải can thiệp bằng mổ. Giúp các bạn “nhận diện” về căn bệnh này chớm đến thường có triệu chứng như sau, khi bạn đại tiện xong vẫn cảm thấy không hết phân ở trong hậu môn. Đi “ị” khó dù phân mềm, cảm giác nằng nặng ở hậu môn dù đã đại tiện xong, ngứa vùng hậu môn và lòi “cục thịt dư” nhỏ.
Muốn ngăn ngừa căn bệnh này, các bạn sinh hoạt cần có chiều hướng tích cực như, chế độ ăn có nhiều chất bã và xơ, không uống rượu bia, không ăn đồ cay và hãy tập thể dục điều độ. Bạn thấy bất thường khi đi đại tiện, bạn chỉ cần đến khám ban đầu ở các bệnh viện tuyến quận, huyện là đủ, chứ chưa cần đến khám ở các bệnh viện lớn để tránh trường hợp lượng bệnh quá tải, chờ đợi gây mệt mỏi”.
Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Bình Phước phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Riềng đã tổ chức ... |
Virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi có thể tồn tại một thời gian dài trong môi trường và các sản phẩm thịt lợn. ... |
Gan là cơ quan chuyển hóa quan trọng nhất trong cơ thể với vai trò loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 20/09/2024 19:01
Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.
Đời sống - 19/09/2024 06:38
Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đời sống - 18/09/2024 16:29
Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.
Người lao động - 17/09/2024 12:40
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đời sống - 17/09/2024 09:52
Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.