Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thứ ba 02/01/2024 16:49

Lâm Đồng: Người lao động bị nợ lương nhiều tháng, thấp thỏm lo mất Tết

Phóng sự điều tra - ĐỖ LÂM

Dù công trình đường Kim Đồng, phường 6, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thi công xong đã lâu nhưng ông Nguyễn Văn Hà - Giám đốc Công ty TNHH TM-XD Bắc Hà Đông - đơn vị thi công vẫn chưa trả tiền công cho người lao động gần 580 triệu đồng như đã cam kết.

Chủ thầu thất hứa

UBND thành phố Đà Lạt vừa nhận đơn khiếu nại của ông Đinh Hải Minh – người phụ trách tổ xây dựng công trình đường Kim Đồng, phường 6 về việc bị đơn vị thầu thi công nợ lương.

Theo đó, công trình nâng cấp mở rộng đường Kim Đồng do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất Đà Lạt (gọi tắt là Ban Quản lý dự án Đà Lạt) làm chủ đầu tư, Công ty TNHH Thương mại xây dựng Bắc Hà Đông (gọi tắt là Công ty Bắc Hà Đông), trụ sở tại số 8/97 đường Trần Phú, tổ dân phố 7, thị trấn MaDaGui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng do ông Nguyễn Văn Hà làm Giám đốc trúng thầu thi công.

Nỗi niềm của cai thầu và người lao động khi bị chủ thầu nợ tiền công
Anh Đinh Hải Minh (bên trái) trao đổi với cán bộ công đoàn về vụ việc người lao động bị nợ tiền công. Ảnh: Đ.L

Trong đơn gửi chính quyền thành phố Đà Lạt ngày 8/12/2023, ông Đinh Hải Minh cho biết: “Sau thời gian thi công, ngày 10/8/2023, công trình (đường Kim Đồng – PV) đã được Công ty Bắc Hà Đông và Ban Quản lý dự án Đà Lạt nghiệm thu đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, nhưng Công ty Bắc Hà Đông không thanh toán tiền nhân công cho các tổ đội như ông Nguyễn Văn Hà đã cam kết”.

Hồ sơ do ông Đinh Hải Minh cung cấp cho biết, tổng số tiền nợ gần 580 triệu đồng đối với 4 tổ thi công. Trong đó tổ làm sắt và đan mương bị nợ 74,5 triệu đồng; tổ cốt pha và bê tông bị nợ 337,1 triệu đồng; tổ đào đất và san lấp bị nợ 100 triệu đồng; tổ cung ứng vật tư và cung cấp lao động bị nợ 68 triệu đồng.

Voice: ông Đinh Hải Minh – người phụ trách tổ xây dựng công trình đường Kim Đồng.

Ông Minh nêu trong đơn khiếu nại rằng trước đó đã nhiều lần đòi nợ nhưng bất thành, ông và người lao động có đơn gửi Công an phường 6 (TP Đà Lạt) và Ban Quản lý dự án Đà Lạt đề nghị giải quyết hồi tháng 8/2023.

Sau đó, ông Nguyễn Văn Hà - Giám đốc Công ty Bắc Hà Đông có buổi làm việc với Công an phường 6, đồng thời xác nhận trên các bảng khối lượng thi công đường Kim Đồng và cam kết sẽ thanh toán tiền cho 4 tổ trưởng trong vòng 45 ngày (tính từ ngày 24/8/2023).

“Đến nay đã quá thời gian thanh toán nhiều ngày, Giám đốc Công ty Bắc Hà Đông vẫn chưa thanh toán số tiền này. Khi chúng tôi liên hệ thì luôn trốn tránh và khóa điện thoại không thể liên lạc được. Vì vậy có tổ trưởng đã phải “vay nóng” với lãi cao để trả một phần tiền công cho người lao động”, ông Đinh Hải Minh cho hay.

Nỗi niềm của cai thầu và người lao động khi bị chủ thầu nợ tiền công
Khu lán trại tạm bợ, hoang sơ chỉ còn mấy người lao động tá túc để chờ được nhận tiền công. Ảnh: ĐL

Công nhân bám trụ trong lán trại mong được trả lương

Chiều cuối tuần, con đường Kim Đồng yên ả hơn mọi ngày. Nằm dưới khu đất thấp ở cuối đường là một căn lán tạm bợ, bốn bề che chắn bằng những tấm tôn mỏng.

“Nhân công ở đây là lao động tự do, không ký hợp đồng lao động, ngày nào có việc, chủ gọi thì đi làm. Vài tháng trước, khi con đường đang thi công, họ ở đây nhiều nên đông vui. Nay mỗi người một nơi đi làm tạm bợ công việc khác, có người thì về lại quê nhờ cậy người thân… nên khu lán trại này rất vắng vẻ”, đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn – Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Lạt chia sẻ.

Trong lán, ông Đinh Hải Minh chậm rãi rót nước mời khách, nén tiếng thở dài, nói đây là lần thứ ba ông bị các chủ thầu nợ lương người lao động.

Người đàn ông quê Thái Nguyên cho biết: “Hai lần trước dù có bị nợ thì cũng được thanh toán sau khi công trình hoàn thành khoảng 15 hay 20 ngày. Lần này, công trình đã được nghiệm thu từ tháng 8/2023, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, nhưng đến nay, đơn vị chủ thầu vẫn chưa thanh toán”.

Cùng ở trong lán trại có vợ chồng anh Hoàng Văn Bình (lao động tự do, quê ở Cao Bằng). Họ cho biết làm việc ở công trình đường Kim Đồng này từ ngày khởi công đến khi hoàn thành.

“Số tiền công còn lại của vợ chồng tôi cũng khoảng trên 50 triệu đồng, Giám đốc Công ty Bắc Hà Đông đã ký nhận nợ với tổ trưởng từ mấy tháng nay nhưng vẫn chưa trả”, anh Bình nói.

Chị Kiều – vợ anh Bình, nói rằng số người làm công bị chủ thầu nợ tiền công là hơn 30 người, mỗi người một hoàn cảnh, nhưng hầu hết đều rất khó khăn. Riêng vợ chồng chị có 2 con nhỏ gửi ở quê nhờ ông bà chăm sóc. Vợ chồng chị đi làm theo các công trình ở khắp nơi, dành dụm tiền công gửi về nuôi các con ăn học và cha mẹ già yếu, hằng năm chỉ dịp Tết mới dám về quê sum họp gia đình.

Bây giờ chủ thầu nợ tiền công, vợ chồng chị Kiều rơi vào tình thế “đi cũng dở, ở không xong”, về quê sớm thì không có tiền, mà ở lại thì công việc không ổn định, đành tá túc nơi lán trại bỏ không của Công ty Bắc Hà Đông, ai gọi gì làm nấy kiếm tiền cơm cháo cho qua ngày, cũng là chờ lấy được tiền công nợ với hy vọng kịp về quê đón Tết.

Nỗi niềm của cai thầu và người lao động khi bị chủ thầu nợ tiền công
Con đường mới đã hoàn thành nhưng đến nay, nhà thầu vẫn chưa trả hết tiền nhân công khiến nhiều người lao động khốn đốn. Ảnh: ĐL

Đề nghị báo cáo kết quả giải quyết trước 30/12/2023

Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Hà - Giám đốc Công ty Bắc Hà Đông xác nhận có ký nhận trả số tiền cho các tổ đội thi công gói thầu nâng cấp mở rộng đường Kim Đồng trong vòng 45 ngày kể từ ngày 25/8/2023 như phản ánh. Mặc dù vậy, ông Hà khẳng định không có trách nhiệm trả nợ cho người lao động, bởi ông đã khoán cho công ty khác (Công ty CP Đầu tư xây dựng sản xuất thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Dsc Đức Trọng) chứ không trực tiếp thuê nhân công.

Ông Hà lý giải việc ký các công nợ cho các tổ đội là vì ông thương người lao động và vì áp lực giữ uy tín của Công ty.

Vị Giám đốc Công ty Bắc Hà Đông nói thêm, hiện doanh nghiệp đang gặp khó, khi Ban Quản lý dự án Đà Lạt thanh toán số tiền còn lại thì ông Hà sẽ chuyển cho công ty đã hợp đồng thi công để họ thanh toán cho người lao động.

Ngày 26/12, trao đổi với PV qua điện thoại, ông Nguyễn Ngọc Hưng - đại diện Công ty CP Đầu tư xây dựng sản xuất thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Dsc Đức Trọng (trụ sở tại Thôn 1, xã Tà Hine, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) cho biết, Công ty này hợp đồng với Công ty Bắc Hà Đông nhận thi công công trình đường Kim Đồng.

Ông Hưng khẳng định, Công ty Dsc Đức Trọng nhận thi công một số hạng mục với giá trị 2,4 tỷ đồng nhưng đến nay Công ty Bắc Hà Đông mới thanh toán được 350 triệu đồng.

Đại diện Công ty Dsc Đức Trọng nói: “Ông Hà – Giám đốc Công ty Bắc Hà Đông đã ký xác nhận trước mặt người lao động thì phải trả tiền công cho các tổ đội. Ngoài ra Công ty Bắc Hà Đông cũng còn phải quyết toán cho chúng tôi nhiều khoản nữa như bê tông, vật liệu, vật tư…”.

Nỗi niềm của cai thầu và người lao động khi bị chủ thầu nợ tiền công
Mỗi buổi tối trong căn lán trại, vợ chồng anh Bình chỉ biết an ủi các con nhỏ và cha mẹ già yếu qua điện thoại. Ảnh: ĐL

Ông Nguyễn Thanh Tùng – chuyên viên Ban Quản lý dự án Đà Lạt, người được giao phụ trách quản lý Dự án nâng cấp, mở rộng đường Kim Đồng cho biết, đơn vị đã thanh toán khối lượng nghiệm thu công trình cho Công ty Bắc Hà Đông theo hợp đồng thi công. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn 538 triệu đồng chưa thanh toán do chưa được cấp vốn.

Nắm bắt được thông tin này trước đó, ông Đinh Hải Minh – đại diện tổ thi công bị nợ lương có đơn đề nghị Ban Quản lý dự án Đà Lạt giữ lại số tiền chưa thanh toán cho Công ty Bắc Hà Đông để chi trả cho người lao động.

Mặc dù vậy, trong văn bản trả lời, Ban Quản lý dự án Đà Lạt nêu rõ không có cơ sở thực hiện việc giữ lại số tiền chưa thanh toán cho Công ty Bắc Hà Đông để chi trả cho người lao động như đơn đề nghị của ông Đinh Hải Minh. Căn cứ hợp đồng đã ký, đơn vị “chỉ có nghĩa vụ thanh toán khối lượng đã được nghiệm thu do Công ty Bắc Hà Đông thực hiện”.

Ngày 13/12/2023, Ban Quản lý dự án Đà Lạt cũng có văn bản gửi Công ty Bắc Hà Đông, yêu cầu doanh nghiệp làm việc, giải quyết các kiến nghị theo đơn của ông Đinh Hải Minh và báo cáo kết quả giải quyết bằng văn bản cho Ban Quản lý trước ngày 30/12/2023.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn - Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Lạt cho biết: “Vụ việc này chúng tôi đã báo cáo công đoàn cấp trên, đồng thời luôn theo sát cùng các cơ quan chức năng giải quyết, trước hết là đề nghị chủ đầu tư sớm làm việc cụ thể với đơn vị thi công để đảm bảo quyền lợi của người lao động”.

Công ty nợ lương, người lao động phải làm sao để lấy lại tiền?

Công ty không trả lương người lao động và cố tình nợ lương, người lao động có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình bằng cách sau:

Cách 1: Yêu cầu công ty

Người lao động có thể trực tiếp gửi yêu cầu đến ban lãnh đạo công ty yêu cầu giải quyết tiền lương.

Cách này ít tốn kém nhất, tuy nhiên nếu công ty đã cố tình nợ lương người lao động một thời gian dài thì việc gửi yêu cầu trực tiếp ban lãnh đạo giải quyết có thể khó khăn hơn.

Cách 2: Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Trường hợp công ty từ chối giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì căn cứ theo Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết.

Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án.

Tuy nhiên, người lao động cần lưu ý theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án.

Căn cứ khoản 3 Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

(theo Lê Bửu Yến. //thuvienphapluat.vn/)

Những quy định về tiền thưởng Tết cho người lao động Những quy định về tiền thưởng Tết cho người lao động

Thưởng Tết là khoản tiền mà người lao động trông đợi sau một năm làm việc.

Muôn nỗi lo Tết của người lao động Muôn nỗi lo Tết của người lao động

Thu nhập bấp bênh, việc làm không ổn định, nhiều người lao động thấp thỏm nỗi lo cơm áo gạo tiền trong những ngày mà ...

Thưởng Tết 2024: cao nhất gần 5,7 tỷ đồng, thấp nhất 100 nghìn đồng Thưởng Tết 2024: cao nhất gần 5,7 tỷ đồng, thấp nhất 100 nghìn đồng

Theo công bố mới nhất về mức thưởng Tết 2024 của 23 tỉnh, thành, doanh nghiệp có mức thưởng Tết cao nhất ở tỉnh Long ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Phóng sự điều tra -

Hàng chục cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh (đơn vị thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh) bị nợ lương gần 1 năm. Trong hoàn cảnh khó khăn, nhiều người phải viết đơn nghỉ việc tìm hướng đi mới.

Phóng sự điều tra -

Tưởng rằng sẽ được vay tiền giải quyết khó khăn trước mắt, chị D. không ngờ bị sập bẫy lừa đảo, trong thời gian ngắn chìm ngập trong nợ nần.

Talk Công đoàn

Đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ đầy tâm huyết và trách nhiệm về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo.
Tôi công nhân

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014, NLĐ còn có quyền nộp đơn tại tòa yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với NLĐ mà doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Infographic

LĐLĐ Nam Định tổ chức cuộc thi xây dựng video clip với chủ đề “Công đoàn Nam Định chăm lo tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho đoàn viên, người lao động”.
Bản tin công nhân

Bản tin công ngân ngày 31/12/2024 gồm những nội dung chính sau đây: Nhiều hoạt động sôi nổi, vui tươi chào đón năm mới 2024; Tiếc 1 triệu đồng về xe khách, công nhân vượt rét đi xe máy 5 giờ về quê; Công nhân thủ phủ công nghiệp Bình Dương hy vọng năm mới có việc làm ổn định
Bàn Phúc lợi

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

Pháp luật lao động -

Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh – doanh nghiệp chuyên cho thuê lại lao động.

Phóng sự điều tra -

Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh - doanh nghiệp chuyên hoạt động cho thuê lại lao động, vừa bị xử phạt 60 triệu đồng vì 2 hành vi vi phạm.

Phóng sự điều tra -

Ông Nguyễn Nhân Chinh - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh cam kết sẽ tiến hành thanh tra sớm nhất các doanh nghiệp thuê và cho thuê lại lao động, đánh giá đúng sự việc để hướng tới một môi trường lao động tuân thủ nghiêm pháp luật, thân thiện, hiệu quả.

Phóng sự điều tra -

Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa gửi công văn đề nghị phỏng vấn lãnh đạo một số cơ quan trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, liên quan vấn đề lao động trẻ chưa thành niên.

Phóng sự điều tra -

Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa cung cấp hồ sơ, bằng chứng liên quan loạt bài "Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên" cho Phòng Cảnh sát hình sự (PC-02), Công an tỉnh Bắc Ninh.

Phóng sự điều tra -

Vừa qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn nhận được đơn của Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh yêu cầu xem xét, giải quyết một số nội dung liên quan đến loạt phóng sự điều tra “Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên”.

Phóng sự điều tra -

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa lao động trẻ em là “công việc tước đi tuổi thơ, tiềm năng và phẩm giá của trẻ em, đồng thời có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần”. Các công việc nguy hại là những công việc có thể gây tổn hại tới sức khỏe, sự an toàn và tinh thần của trẻ. Đứng đầu thế giới về lao động trẻ em là khu vực cận Sahara (86,6 triệu) và Nam Á (26,3 triệu).

Phóng sự điều tra -

Để đưa trẻ em, người chưa thành niên vào nhà máy làm việc, nhiều đối tượng sử dụng thủ đoạn làm giả giấy tờ. Hành vi này diễn ra phổ biến, cần được cơ quan chức năng điều tra và xử lý.

Phóng sự điều tra -

Pháp luật quy định rất chặt chẽ về việc sử dụng lao động trẻ em, chưa thành niên. Nhưng tại sao lại có một khoảng cách lớn giữa Bộ luật Lao động, Luật Trẻ em hiện hành với thực trạng điều tra của chúng tôi đã nêu lên trong 3 kỳ trước?

Phóng sự điều tra -

Các đơn vị cung ứng và nhân viên môi giới tìm mọi cách giữ chân lao động chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em. Chúng dễ bảo, lại được việc. Song, điều quan trọng hơn cả là tiền cứ thế đổ về túi các ông chủ sau mỗi giờ làm việc của các em.