Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thứ ba 02/01/2024 19:55

Lâm Đồng: Doanh nghiệp quyết tâm tăng lương cho người lao động từ 1/7

Công đoàn - ĐỖ THIỆM

Thực hiện Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh tăng thêm 6% kể từ ngày 1/7/2022; đây không chỉ đơn thuần là triển khai thực hiện một quy định pháp luật, mà hơn thế là hài hoà lợi ích để phát triển doanh nghiệp, gắn với nâng cao thu nhập, cản thiện điều kiện sống của công nhân lao động (CNLĐ).
Du lịch vừa phục hồi, hướng dẫn viên lặn biển ở Khánh Hòa đối diện nguy cơ thất nghiệp Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa quan tâm, chăm lo lao động nữ Khánh Hòa: Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động huyện Cam Lâm
Lâm Đồng: Doanh nghiệp quyết tâm tăng lương cho người lao động từ 1/7
Các doanh nghiệp đã có phương án điều chỉnh mức lương để chia sẻ khó khăn với CNLĐ. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Nỗi niềm của công nhân

Như thường ngày, hết ca làm việc, chị Trần Thị Hoà, công nhân đội môi trường của Công ty CP Dịch vụ đô thị Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng lại ghé qua chợ để chuẩn bị thực phẩm cho những bữa cơm của gia đình.

Là người công nhân tần tảo sớm hôm với công việc và cũng là người đảm nhận vai trò chi tiêu hằng ngày của gia đình nên chị Hoà phải tính toán rất kỹ trước khi vào chợ.

Chị Hoà cho biết, với thu nhập của hai vợ chồng khoảng 14 triệu đồng mỗi tháng, sau khi lo tiền học cho 2 con và các khoản chi phí cố định như: tiền thuê nhà, tiền xăng xe, điện thoại, tiền điện, tiền nước, tiền gas, tiền sữa cho con… chưa tính đến các khoản phát sinh trong quan hệ xã hội thì chị cũng chỉ còn khoảng 6 triệu đồng mỗi tháng để trang trải chi phí cho việc sinh hoạt hằng ngày của 4 người.

Nếu trừ tiền đã mua gạo, dầu ăn, mắm muối, mỗi ngày chị Hoà chỉ còn khoảng 150 ngàn đồng để mua thức ăn. Bởi vậy, chị Hoà phải tính toán xem ngày hôm nay, hôm sau sẽ mua món gì, dự kiến số tiền là bao nhiêu để không vượt quá định mức được chi tiêu, mà cũng phải thay đổi món ăn sao cho có rau, có canh và món ăn mặn là thịt hay cá…

“Từ rau, thịt, gà, hay cá, tôm…tất cả đều tăng giá đến “chóng mặt”. Bó rau cải này trước chỉ có 5 đến 6 ngàn đồng, nay lên 8 ngàn đồng; thịt ba chỉ trước chỉ 12 ngàn đồng mỗi lạng thì nay đã lên 15 ngàn đồng rồi…” - chị Trần Thị Hoà trăn trở.

Lâm Đồng: Doanh nghiệp quyết tâm tăng lương cho người lao động từ 1/7
Nhân viên môi trường đô thị thu nhập còn thấp nên đời sống khá chật vật. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Là nhân viên của Công ty Xăng dầu Lâm Đồng nên anh Trương Mạnh An hiểu rõ về giá xăng tăng trong thời gian gần đây. Anh An chia sẻ, vài tháng trước giá xăng chỉ trên dưới 20 ngàn đồng/ 1 lít, trung bình mỗi xe máy chỉ hết 60 đến 70 ngàn đồng; nay xăng đã lên đến trên 30 ngàn đồng một lít thì mỗi xe máy phải hết cả trăm ngàn mới đầy bình.

“Nếu chỉ tính riêng tiền xăng xe, trước đây em chỉ mất 300 ngàn đồng mỗi tháng, bây giờ phải mất trên 500 ngàn đồng. Vậy là cả 2 vợ chồng đã phải tăng chi phí, riêng tiền xăng xe lên hơn 600 ngàn đồng mỗi tháng, mà lương chỉ tăng được hơn 200 ngàn mỗi người, tính ra chưa đủ tiền chi phí đi lại do tăng giá xăng” – anh Trương Mạnh An cho biết.

Còn chị Bùi Thị Hạnh, Công ty TNHH Thông Đức thì trăn trở: “Lương sẽ tăng được khoảng hơn 200 ngàn đồng mỗi tháng nhưng chưa được nhận thì giá cả các mặt hàng đã tăng rồi. CNLĐ như chúng tôi thì tất cả chi phí cho ăn uống, sinh hoạt gia đình và học hành của con cái đều trông chờ vào tiền lương, mà lương tăng như vậy tính ra vẫn không theo kịp giá hàng hoá tăng. Nhưng dù sao, có tăng lương vẫn hơn, bù đắp được phần nào hay phần đó, còn lại là phải tằn tiện, cắt giảm chi tiêu thôi”.

Doanh nghiệp chia sẻ

Ông Nguyễn Hương Sơn – Giám đốc Nhà máy Công ty TNHH Merkava Việt Nam chia sẻ, là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, đóng tại Khu công nghiệp Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc, với trên 700 CNLĐ. Xác định người lao động là tài sản quan trọng, giúp gắn kết, tạo ra nhiều giá trị hàng hóa cho sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy mặc dù phải phát sinh thêm chi phí tăng lương và Bảo hiểm xã hội nhưng Công ty quyết tâm thực hiện ngay từ tháng 7 theo quy định của Nhà nước.

Cùng với đó, Công ty còn có những chính sách hỗ trợ thêm các khoản tiền thưởng Tết, các ngày lễ… đảm bảo thu nhập của CNLĐ bình quân từ 6 đến 8 triệu đồng mỗi tháng.

“Ngoài các khoản tiền lương, phụ cấp hằng tháng, chúng tôi còn tổ chức bữa ăn ca trị giá 20 ngàn đồng mỗi suất, vừa là bảo đảm sức khỏe cho CNLĐ làm việc, vừa là chia sẻ khó khăn nhằm tạo sự gắn kết giữa người lao động với Công ty” - ông Nguyễn Hương Sơn nói.

Doanh nghiệp ở Lâm Đồng: Quyết tâm tăng lương cho người lao động từ 1/7
Các doanh nghiệp ở Lâm Đồng đều đã thực hiện trả lương cho CNLĐ ở mức bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Chia sẻ với những khó khăn của CNLĐ khi giá cả hàng tiêu dùng tăng cao, ông Trần Huy Phong – Giám đốc Công ty TNHH Gạch Hiệp Thành, huyện Di Linh cho biết, đặc thù công việc của đơn vị là lao động nặng nhọc, để chuẩn bị cho việc tăng lương của CNLĐ, trước đó Công ty này đã sớm đầu tư cải tiến công nghệ đốt lò, xử lý khói bụi, đồng thời nâng cấp hệ thống xe nâng, máy xúc, nhà phơi, kho chứa nguyên liệu... từng bước giảm tải lao động thủ công, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động ở mức 8 đến 10 triệu đồng mỗi tháng.

“Mặc dù lương công nhân đã cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng nhưng từ ngày 01/7, chúng tôi vẫn tăng lương cho công nhân. Đồng thời tiếp tục duy trì cùng Công đoàn tổ chức tham quan nghỉ dưỡng hằng năm cho 100% người lao động với mức 3,5 đến 4 triệu đồng mỗi người” - ông Trần Huy Phong phấn khởi cho biết.

Còn ông Đặng Bằng – Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp Trân Nguyên, huyện Đạ Tẻh thì bày tỏ quyết tâm: “Là doanh nghiệp gia công hàng may mặc truyền thống Hàn Quốc, thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên gặp rất nhiều khó khăn cả về nhập nguyên liệu đến tiêu thụ sản phẩm nhưng chúng tôi sẽ phải tổ chức lại quy trình sản xuất hiệu quả hơn và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp… để quyết tâm thực hiện tăng lương cho công nhân theo quy định của Nhà nước”.

Công đoàn vào cuộc

Đồng chí Hoàng Liên - Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có trên 11.800 doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực, thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp đều đã thực hiện trả lương cho CNLĐ bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Với tình hình giá cả hàng tiêu dùng tăng cao như hiện nay thì đời sống của CNLĐ còn rất nhiều khó khăn, nhất là đối với những người phải thuê nhà ở, hoặc nuôi con nhỏ. Ngay sau khi Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng trong CNLĐ; chủ động làm việc và vận động người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp xây dựng phương án nâng lương cho người lao động. Đồng thời tùy theo điều kiện, tình hình cụ thể, công đoàn vận động, thương lượng với các doanh nghiệp để có những cơ chế, chính sách hỗ trợ, động viên người lao động gắn bó với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp ở Lâm Đồng: Quyết tâm tăng lương cho người lao động từ 1/7
Cán bộ công đoàn kiểm tra bữa ăn ca của CNLĐ. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Qua rà soát, nắm bắt của các cấp công đoàn trong tỉnh, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp có nguồn lực tốt, có tổ chức Công đoàn đều đã có phương án sẵn sàng tăng lương cho CNLĐ từ 6 đến 10%; ngoài ra, một số doanh nghiệp tiếp tục bổ sung các chính sách ưu đãi hơn như tiền xăng xe, điện thoại, ăn ca… để thu hút CNLĐ trong tình hình khan hiếm của thị trường lao động hiện nay.

Tuy nhiên ở một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng ít lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì chủ doanh nghiệp cũng còn phải cân nhắc, tính toán chi phí để thực hiện nâng lương cho CNLĐ theo quy định của Nhà nước.

“Chúng tôi tập trung nắm bắt, giám sát và vận động các doanh nghiệp thực hiện tăng lương cho CNLĐ, nhất là tại các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, hay doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn; đảm bảo quyền lợi của người lao động và hài hoà lợi ích của doanh nghiệp” - đồng chí Hoàng Liên nói.

Doanh nghiệp ở Lâm Đồng: Quyết tâm tăng lương cho người lao động từ 1/7
Để chia sẻ khó khăn với CNLĐ, các cấp công đoàn đã tổ chức nhiều gian hàng giá ưu đãi từ chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Cũng theo Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng, ổn định thu nhập và bảo đảm an toàn môi trường làm việc cho CNLĐ là hai yếu tố then chốt, quan trọng để gắn kết giữa người lao động với doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động là lợi ích hài hòa, hỗ trợ, chia sẻ, tương trợ lẫn nhau để tạo ra nhiều giá trị hàng hóa, sản phẩm dịch vụ; năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên, thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng được khẳng định thì thu nhập và đời sống của CNLĐ cũng ngày càng được cải thiện.

Vì vậy, công đoàn luôn lắng nghe, chia sẻ cả với CNLĐ và doanh nghiệp để tìm được “tiếng nói” chung, không chỉ đơn thuần là thực hiện tăng lương theo quy định của Nhà Nước, mà hơn thế nữa là hài hoà lợi ích để phát triển doanh nghiệp gắn với nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của CNLĐ.

Huy động vốn lãi suất cao bất thường ở Công ty Nhật Nam: Kỳ 1 – Nhà đầu tư “vỡ mộng” Huy động vốn lãi suất cao bất thường ở Công ty Nhật Nam: Kỳ 1 – Nhà đầu tư “vỡ mộng”

Thời gian vừa qua, hàng ngàn nhà đầu tư đã góp vốn cho Công ty CP Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam ...

Giám sát chặt chẽ việc trả lương giờ làm thêm cho người lao động Giám sát chặt chẽ việc trả lương giờ làm thêm cho người lao động

Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn tăng cường giám sát việc trả tiền lương làm thêm giờ đúng quy định, đảm ...

Xây dựng Đảng ta xứng đáng Xây dựng Đảng ta xứng đáng "là đạo đức", "là văn minh"

Ngày 17/6/2022, Đảng ủy Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Công văn số 190/CV-ĐUTLĐ về việc triển khai sinh hoạt chuyên đề về "nâng cao ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Nhiều thỏa ước có lợi cho lao động nữ

Công đoàn -

Lạng Sơn: Nhiều thỏa ước có lợi cho lao động nữ

Những năm qua, Công đoàn Lạng Sơn chủ động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích cho lao động nữ. Nhiều nội dung có lợi cho lao động nữ đã được đưa vào thoả ước lao động tập thể.

Công đoàn Quảng Bình huy động các nguồn lực chăm lo Tết

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Quảng Bình huy động các nguồn lực chăm lo Tết

Công đoàn tỉnh Quảng Bình đang tập trung nguồn lực tài chính công đoàn và các nguồn lực xã hội để chăm lo đoàn viên, người lao động (NLĐ) khó khăn trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Tập trung nguồn lực để nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

Tập trung nguồn lực để nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Đó là nội dung chính trong phát biểu của đồng chí Nguyễn Văn Danh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh tại hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, phát động phong trào thi đua chào mừng kỉ niệm 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam vào chiều ngày 25/12/2023.

Trao giải Cuộc thi xây dựng Fangage công đoàn cơ sở xuất sắc năm 2023

Công đoàn -

Trao giải Cuộc thi xây dựng Fangage công đoàn cơ sở xuất sắc năm 2023

Cuộc thi xây dựng Fangage công đoàn cơ sở xuất sắc năm 2023 đã tổng kết và trao giải vào ngày 29/12.

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai dẫn đầu Cụm thi đua năm 2023

Công đoàn -

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai dẫn đầu Cụm thi đua năm 2023

LĐLĐ tỉnh Gia Lai được suy tôn là đơn vị xuất sắc, dẫn đầu Cụm thi đua 10 LĐLĐ tỉnh khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên năm 2023.

Đón năm mới trong căn nhà mới

Hoạt động Công đoàn -

Đón năm mới trong căn nhà mới

Gia đình anh Tạ Văn Bốn - Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Văn An, tỉnh Bắc Giang hạnh phúc khi được đón năm mới trong căn nhà mới.

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo?

Đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ đầy tâm huyết và trách nhiệm về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo.
Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp Tôi công nhân

Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014, NLĐ còn có quyền nộp đơn tại tòa yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với NLĐ mà doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động Infographic

Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động

LĐLĐ Nam Định tổ chức cuộc thi xây dựng video clip với chủ đề “Công đoàn Nam Định chăm lo tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho đoàn viên, người lao động”.
Bản tin công nhân: Tiếc 1 triệu đồng về xe khách, công nhân vượt rét đi xe máy 5 giờ về quê Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Tiếc 1 triệu đồng về xe khách, công nhân vượt rét đi xe máy 5 giờ về quê

Bản tin công ngân ngày 31/12/2024 gồm những nội dung chính sau đây: Nhiều hoạt động sôi nổi, vui tươi chào đón năm mới 2024; Tiếc 1 triệu đồng về xe khách, công nhân vượt rét đi xe máy 5 giờ về quê; Công nhân thủ phủ công nghiệp Bình Dương hy vọng năm mới có việc làm ổn định
Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

Gần 24.000 đoàn viên, người lao động được chăm lo tại các KCN Đà Nẵng

Hoạt động Công đoàn -

Gần 24.000 đoàn viên, người lao động được chăm lo tại các KCN Đà Nẵng

Trong năm 2023, gần 24.000 đoàn viên, người lao động (NLĐ) được Công đoàn Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp (KCNC&CKCN) Đà Nẵng chăm lo với tổng số tiền hơn 6,4 tỷ đồng. Năm 2024, hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ tiếp tục được chú trọng.

Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo?

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo?

Tây Nguyên những ngày cuối năm thật rộn ràng. Trong tiết trời se lạnh, bên tách trà nóng, đồng chí Hoàng Liên - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ nhiều thông tin thú vị về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo. Đây cũng là chủ đề mà chúng tôi đề cập trong Chương trình Talk Công đoàn tuần này.

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Chính sách mới -

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa thay mặt Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn ký ban hành Chương trình số 01/CTr-BCH về “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 – 2028.

Gần 1.000 cán bộ Công đoàn Bình Dương học Nghị quyết Đại hội

Công đoàn -

Gần 1.000 cán bộ Công đoàn Bình Dương học Nghị quyết Đại hội

Công đoàn Bình Dương tổ chức 1 điểm cầu cấp tỉnh và 8 điểm cầu cấp huyện với gần 1.000 cán bộ công đoàn tham gia Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Mục tiêu thêm 1 triệu đoàn viên năm 2024: khó nhưng không phải không có giải pháp

Hoạt động Công đoàn -

Mục tiêu thêm 1 triệu đoàn viên năm 2024: khó nhưng không phải không có giải pháp

Để thực hiện tốt một trong 3 khâu đột phá, phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ 2023 - 2028 cả nước có 15 triệu đoàn viên, Tổng LĐLĐ Việt Nam đặt mục tiêu phát triển 1 triệu đoàn viên trong năm 2024.

Hiệu quả từ mô hình tổ tự quản khu nhà trọ công nhân

Hoạt động Công đoàn -

Hiệu quả từ mô hình tổ tự quản khu nhà trọ công nhân

Giai đoạn 2018-2023, mô hình "Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân" đã được triển khai nhân rộng và phát huy hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn TP. HCM.

Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Hoạt động Công đoàn -

Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Ngày 27/12, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Kết quả hoạt động Công đoàn Hà Tĩnh năm 2023

Hoạt động Công đoàn -

Kết quả hoạt động Công đoàn Hà Tĩnh năm 2023

Năm 2023, phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn Hà Tĩnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Đồng hành cùng người mẹ trong tác phẩm “Con tôi bị K”

Công đoàn -

Đồng hành cùng người mẹ trong tác phẩm “Con tôi bị K”

Đại diện Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa trao 5 triệu đồng hỗ trợ từ Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ - công nhân Công ty TNHH FreetrenA (TP HCM).

Tăng cường phối hợp phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hoạt động Công đoàn -

Tăng cường phối hợp phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc

Các cấp công đoàn cần quan tâm đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là việc nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến cho phù hợp với từng địa bàn, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của công nhân lao động.