Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
14/07/2023 20:13
“Làm công đoàn là chấp nhận thiệt thòi và cả hy sinh”

14/07/2023 20:13

Đối với anh Đinh Hồng Quảng, Ủy viên BCH Công đoàn Công ty Than Uông Bí (Quảng Ninh), Chủ tịch công đoàn Phân xưởng Đời sống 2 thì sẽ không thể gắn bó với nghề công đoàn nếu chỉ đặt nặng giá trị vật chất.

“Làm công đoàn là chấp nhận thiệt thòi và cả hy sinh”

Đối với anh Đinh Hồng Quảng, Ủy viên BCH Công đoàn Công ty Than Uông Bí (Quảng Ninh), Chủ tịch Công đoàn Phân xưởng Đời sống 2 thì sẽ không thể gắn bó với nghề công đoàn nếu chỉ đặt nặng giá trị vật chất.

“Làm công đoàn là chấp nhận thiệt thòi và cả hy sinh”
Anh Đinh Hồng Quảng, Ủy viên BCH Công đoàn Công ty Than Uông Bí (Quảng Ninh), Chủ tịch Công đoàn Phân xưởng Đời sống 2.

Cho đi là sẽ được nhận lại

Anh Quảng gắn bó với Công đoàn đã gần 10 năm nay. Thế nhưng, “cái máu” hoạt động phong trào, đoàn thể đã có trong anh từ những ngày còn ngồi trên giảng đường đại học. Anh kể, hồi đó, anh tham gia tổ chức Đoàn Thanh niên, bất kể phong trào gì cũng rất nhiệt tình, năng nổ. Sau đó, nhờ cơ duyên, anh được tín nhiệm bầu trong BCH Công đoàn Phân xưởng Đời sống 2, rồi làm Chủ tịch Công đoàn.

Đối với anh, để gắn bó lâu dài với nghề công đoàn không chỉ cần sự nhiệt tình, sự thấu hiểu, chia sẻ với người lao động (NLĐ) mà còn cần biết chấp nhận hy sinh, chịu phần thiệt về mình. Cũng vì quá bận rộn với công việc chuyên môn, kiêm nhiệm việc công đoàn, cho nên, những ngày lễ, Tết, thay vì đưa vợ con đi thăm hỏi, sum vầy cùng anh em, họ hàng, anh dành nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động chăm lo cho NLĐ, nhất là NLĐ có hoàn cảnh khó khăn.

Thường ngày, anh luôn quan tâm, nắm bắt kịp thời những khó khăn của đoàn viên, NLĐ, đặc biệt những hoàn cảnh neo đơn, gia đình chính sách, NLĐ gặp biến cố trong cuộc sống… để tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời.

“Anh quan tâm người ngoài còn hơn cả vợ con” – vợ tôi đã từng trách tôi như thế. Rất khó để chấp nhận, và thấu hiểu chồng mình, cô ấy không hình dung được công việc tôi đang làm, ý nghĩa của công việc đó, nên dần dà giữa hai người có một khoảng trống khó lấp đầy. Tôi và vợ chia tay nhau vì nhiều lý do, trong đó, có một phần là sự thiếu chia sẻ với nhau về công việc”, anh Quảng ngậm ngùi.

“Làm công đoàn là chấp nhận thiệt thòi và cả hy sinh”

Lễ chia tay đoàn viên công đoàn về nghỉ chế độ và chuyển công tác về đơn vị khác (anh Quảng - ngoài cùng bên trái).

“Người ngoài cuộc nhìn vào thì nghĩ tôi hết lòng với việc công đoàn như vậy hẳn phải nhận được nhiều lợi lộc lắm, nếu mà tự ái này nọ thì tôi đã không gắn bó với công việc này đến bây giờ… Tuy thiệt thòi là thế nhưng nếu được lựa chọn lại, tôi vẫn chọn làm cán bộ công đoàn, bởi vì cái tôi nhận lại được cũng rất lớn, đó là sự quý trọng, tin tưởng và yêu thương của đoàn viên dành cho mình. Hơn hết là niềm tin của NLĐ với tổ chức Công đoàn” - khuôn mặt anh rạng rỡ không giấu được niềm tự hào.

Đối với người làm công tác công đoàn như anh Quảng thì chỉ mong giúp đỡ được thật nhiều các hoàn cảnh khó khăn, đề xuất các giải pháp, chế độ ưu ái để khích lệ đoàn viên, NLĐ. Hoặc là tổ chức các hoạt động vui chơi cũng làm sao vừa tiết kiệm, lại vừa ý nghĩa, mang lại niềm vui thiết thực cho NLĐ của mình. Nhờ đó, đoàn viên mới nhận thấy được vai trò, ý nghĩa khi tham gia tổ chức công đoàn, để họ gắn bó lâu dài với công ty, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Khó khăn khi “gà trống nuôi con”

Đã gần 4 năm nay hai con anh Quảng chịu thiệt thòi khi thiếu vắng bàn tay chăm sóc của mẹ. Chính vì vậy, anh luôn cố gắng hết sức để bù đắp cho các con. Hoàn thành công việc chuyên môn và công tác công đoàn, anh dành hết thời gian còn lại để nấu cho con những món ngon, trò chuyện với con như hai người bạn, đưa con đi đây đó vui chơi, khám phá cuộc sống… Gánh một lúc hai vai, anh tự dặn mình, phải luôn nỗ lực nhiều hơn nữa, vừa mạnh mẽ quyết đoán của người cha, nhưng cũng mềm mỏng, ôn hòa của người mẹ, để có thể giúp các con không bị hẫng hụt nhiều…

Các con anh từ nhỏ đã quen với khẩu vị món ăn bố nấu, nên hầu hết các bữa ăn đều do một tay anh chuẩn bị. Nếu trưa nào bận rộn không về, anh sẽ chuẩn bị sẵn các món từ trước, rồi khi xong việc, anh nhanh chóng về nhà với con ngay.

“Làm công đoàn là chấp nhận thiệt thòi và cả hy sinh”

Anh Quảng hạnh phúc bên gia đình nhỏ cùng các con trước thời khắc Giao thừa đón năm mới.

“Tôi có khả năng là chỉ cần một lần được ăn món ăn ngon, lạ nào đó là có thể hình dung ra các gia vị, công thức nấu để về nhà nấu lại cho các con thưởng thức. Con tôi và nhiều người cũng đánh giá tôi là đầu bếp khá “lành nghề” – anh Quảng bật mí.

Rất may, ba bố con anh đang sống trên mảnh đất chung của đại gia đình, với bố mẹ, anh chị em ở xung quanh. Nên những dịp công tác xa hay khi có việc đột xuất, anh cũng không phải lo lắng quá nhiều vì đã có ông bà trông nom nhà cửa và nhắc nhở các con ăn uống, học hành đúng giờ.

“Bố mẹ đã lớn tuổi nên tôi cũng không phiền ông bà gì ngoài việc trông nom, quán xuyến. Mọi việc trong nhà, từ nấu cơm, giặt giũ, dọn dẹp… một tay tôi làm hết. Tôi cảm thấy vui khi được chăm sóc người khác. Có lẽ, đó cũng là cái duyên khi trong gia đình tôi, nhiều người đều gắn bó với công tác đời sống”.

Tuy được hậu thuẫn từ gia đình nhưng cũng không tránh khỏi những khi căng thẳng, anh Quảng đôi khi nóng giận với con, hoặc có chút áp đặt, cứng nhắc trong cách dạy dỗ. Bù lại, ngay sau đó, anh lấy lại cân bằng, cùng các con ngồi xuống trò chuyện, sẵn sàng xin lỗi con nếu mình sai. Các con anh, cháu gái lớn năm nay học lớp 12, con trai nhỏ học lớp 7, không bị bố đặt nặng áp lực học hành, thi cử, được anh khuyến khích phát triển năng lực bản thân, luôn tự tin chia sẻ mọi việc cùng bố.

Hỏi anh về những khó khăn của cảnh “gà trống nuôi con”, anh Quảng làm tôi bất ngờ vì đó không phải là những vất vả, hy sinh khi vừa làm cha vừa làm mẹ. Cái “phiền” nhất là anh hay bị mọi người hiểu lầm khi thay mặt công đoàn đi thăm hỏi, quan tâm những phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ. Ngày còn chung sống, vợ anh cũng đã hiểu lầm anh như vậy, nên với anh, sự thấu hiểu là quan trọng nhất, vì có những việc thật khó giải thích.

“Làm công đoàn là chấp nhận thiệt thòi và cả hy sinh”
Ban chỉ huy Phân xưởng Đời sống 2 cùng tổ chức Công đoàn chăm lo đến đời sống nữ công nhân viên chức nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

“Làm công đoàn cũng phải hơi "ngược đời" một chút!”

Không chỉ là chịu thiệt thòi, hay sự hy sinh, anh Quảng nói vui, làm công đoàn đôi khi cũng bị mọi người đánh giá là “hâm hấp”! Bởi vì, đúng như các cụ nói “ăn cơm nhà vác tù vả hàng tổng”, tiền mang về đâu chưa thấy, nhưng mang tiền của nhà đi là có thật.

Anh Quảng kể, suốt gần 10 năm làm cán bộ công đoàn, không ít lần anh bỏ tiền túi ra để lo cho việc chung. Đó là lần thuê xe đi viếng đám ma tứ thân phụ mẫu của đoàn viên, hay lần mua thêm chút quà, cho thêm chút tiền khi gặp hoàn cảnh NLĐ quá khó khăn… Thỉnh thoảng, công đoàn cấp trên cũng hỗ trợ 3-4 triệu đồng, nhưng với nhiều đầu việc công đoàn cơ sở phải chăm lo cho 167 đoàn viên, NLĐ của đơn vị thì kinh phí còn hạn chế.

Trong khi đó, chế độ phụ cấp cho những cán bộ công đoàn như anh Quảng khá khiêm tốn, chỉ khoảng 1,3 triệu cho mỗi quý. Còn đối với tổ trưởng công đoàn là công nhân trực tiếp thì được sự ưu ái hơn, được hỗ trợ 1,5 công/tháng (khoảng hơn 300.000 đồng) và hơn 1 triệu đồng phụ cấp mỗi quý (tức là gần gấp đôi phụ cấp của cán bộ trong Ban chấp hành Công đoàn – phóng viên).

“Làm công đoàn là chấp nhận thiệt thòi và cả hy sinh”

Công đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) cùng Công đoàn Công ty Than Uông Bí trao tiền hỗ trợ kinh phí "Mái ấm công đoàn" cho gia đình chính sách công nhân Nguyễn Thị Thảo, Phân xưởng Đời sống 2, Công ty Than Uông Bí (anh Quảng mặc áo xanh cộc tay).

Với anh Quảng, phụ cấp không phải là trở ngại. Bởi, cảm giác tự hào, hạnh phúc mỗi khi giúp đỡ được NLĐ mới là động lực giúp anh gắn bó với công tác công đoàn. “Kỷ niệm với NLĐ thì có nhiều, nhưng tôi ấn tượng nhất là lần cùng BCH Công đoàn thực hiện chương trình "Mái ấm Công đoàn", giúp cho chị Nguyễn Thị Thảo, công nhân Phân xưởng Đời sống 2, Công ty Than Uông Bí– người có chồng hy sinh vì sự nghiệp làm than từ khi chị đang mang thai con đầu lòng. Công ty đã hỗ trợ 100 triệu đồng để chị có tiền xây gian nhà khang trang, sạch sẽ. Chứng kiến gia đình chị hạnh phúc trong ngôi nhà mới, được tận tay cắt băng khánh thành, rồi chụp ảnh cùng gia đình, hình ảnh đó lan tỏa trong tổ chức Công đoàn, là kỷ niệm tôi không bao giờ quên được”.

Người lao động tìm đến anh chia sẻ, xin được tư vấn, giúp đỡ rất nhiều. Khi thì hỏi ý kiến anh về công việc hiện tại, lúc nhờ xin quỹ hỗ trợ học bổng cho con, hay chia sẻ về dự án kinh doanh, mong anh tư vấn làm thế nào để vay hỗ trợ nguồn vốn không phải trả lãi…

Với ai anh cũng nhiệt tình giúp đỡ hết sức trong khả năng của mình. Thậm chí, anh làm sẵn các mẫu đơn từ, để bất cứ trường hợp nào tìm đến, anh đều có thể làm giúp họ một cách nhanh và đúng quy chuẩn nhất.

“Làm công đoàn bộ phận mà giàu có thì không có đâu!”, anh Quảng hài hước nói. Nhưng cái anh nhận được, là những yêu thương, tôn trọng của NLĐ, sự ghi nhận của công đoàn cấp trên và phúc đức để đời cho các con – với anh Quảng, đó mới là giá trị lớn nhất.

Bài viết: HỒNG NHUNG

Ảnh: NVCC

Xem phiên bản di động