Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Kỳ vọng trăm năm

Kinh tế - Xã hội - PGS. TS. LÂM CHÍ DŨNG - Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Năm 2045, 100 năm kể từ thời điểm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam, là mốc thời gian mà Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII đã khẳng định mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển, thu nhập cao. Đó vừa là kỳ vọng của các thế hệ hôm nay và cũng là khát vọng của bao thế hệ tiền nhân nước Việt.
Kỳ vọng trăm năm
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, ngày 9/10/2021. Ảnh: TTXVN.

1. Chúng ta đang ở đâu?

Để của một quốc gia và qua đó tính ra thu nhập bình quân đầu người, về mặt chuyên môn, người ta thường dùng hai chỉ số cơ bản: GDP, GNI. Có sự khác biệt ít nhiều giữa hai chỉ số này mà các độc giả không phải dân chuyên môn, không cần quá quan tâm đến độ chính xác, có thể bỏ qua. Mặt khác, để tính đến sự khác biệt về tương quan giá cả sinh hoạt giữa các nước, người ta thường quy đổi hai chỉ số trên theo sức mua tương đương (gọi là PPP), nghĩa là, một USD thu nhập của nước này có thể mua được một lượng hàng hóa, dịch vụ tương đương, chẳng hạn, 2 USD ở một nước khác.

Từ đó, xây dựng một tiêu chuẩn quy đổi thu nhập của từng nước theo sức mua tương đương đó để dễ so sánh. Bài viết này chủ yếu sử dụng chỉ số GDP, GDP bình quân/người. Ngoài ra, các số liệu công bố về các chỉ số nói trên có sự khác biệt giữa các nguồn, khó đòi hỏi một con số và phải chấp nhận sự sai biệt tương đối.

Trở lại với câu hỏi, chúng ta đang ở đâu? Xét về quy mô nền kinh tế, tức quy mô GDP hằng năm, Việt Nam (VN) được xếp hạng khoảng thứ 40 - 44 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ toàn thế giới. Tuy nhiên, về thu nhập bình quân đầu người, VN hiện được WB phân vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp (tức có thu nhập bình quân - GNI/người từ 1.046 USD đến 4.095 USD). Cụ thể, theo xếp hạng của WB, đến thời điểm gần nhất (ước tính năm 2021), Việt Nam đứng thứ 116 thế giới, xếp thứ 6 trong ASEAN (sau Singapore - thứ 8 thế giới; Brunei - 27; Malaysia - 63; Thái Lan - 80; Indonesia - 110).

Để tiện so sánh, sử dụng số liệu GDP bình quân của LHQ (TNBQ), trong đó dữ liệu gần nhất là của năm 2019 (năm 2019 cũng là năm trước đại dịch Covid - 19 nên có thể loại trừ ảnh hưởng bất thường của nó). Các nước so sánh đều thuộc châu Á, khá tương đồng - nhất là Trung Quốc (nước có mô hình chuyển đổi thể chế khá giống) - với VN (Biểu đồ 1). Một cách tương đối, dữ liệu trên cho thấy về TNBQ, VN hiện đang ở trạng thái của Nhật Bản cách đây khoảng 47 năm; Malaysia khoảng 27 năm; Trung Quốc khoảng 10 năm và Thái Lan khoảng 24 năm. Tuy nhiên, bức tranh sẽ tích cực hơn nhiều, nếu xem xét diễn biến phát triển.

So với năm 1990, thu nhập bình quân của VN đã tăng đến 28,6 lần, trong khi tương ứng của Nhật chỉ là 1,6 lần; Malaysia xấp xỉ 4,7 lần; Thái Lan xấp xỉ 5 lần. Đặc biệt, Trung Quốc có tốc độ tăng kỷ lục khoảng 30 lần. Điều này, một mặt cho chúng ta một hy vọng: Nếu duy trì tốc độ tăng như thế, chúng ta vẫn có thể rút ngắn khoảng cách đáng kể với các nước phát triển. Ngoài ra, nếu Trung Quốc (với mô hình tương đối giống VN) có thể đạt thành công lớn thì chúng ta vẫn có thể có bài học trong duy trì tốc độ phát triển kinh tế.

Kỳ vọng trăm năm

2. Mục tiêu kỳ vọng

Theo phân loại cập nhật của WB, nước có thu nhập trung bình thấp có thu nhập bình quân từ 1.046 đến 4.095 USD; thu nhập trung bình cao từ 4.095 đến 12.695 USD; thu nhập cao từ 12.696 USD trở lên.

Theo đó, mục tiêu của Việt Nam là sẽ vào năm 2025; đạt được mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 với thu nhập bình quân khoảng 7.500 USD và đến năm 2045 sẽ đạt mức thu nhập cao. Trong một phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nay là Chủ tịch nước đã cụ thể hóa mục tiêu này: “Đến năm 2045..., thu nhập bình quân đầu người khoảng gần 18.000 USD”. Tạm lấy con số này để tính toán, bên cạnh con số tối thiểu là 12.696 (làm tròn là 13.000USD).

Nếu đạt được mục tiêu đó, chúng ta sẽ ở đâu?

Tính đến năm 2019, có khoảng 64 nước có TNBQ đạt trên 18.000 USD, 103 nước có TNBQ trên 7.500 USD. Như vậy, tính đến 2045, tức 26 năm nữa, giả sử tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân/năm của tất cả các nước là 2% - 5%, một cách tương đối, những nước có thu nhập bình quân từ 5.300 USD đến 11.000 USD cũng sẽ có khả năng đạt được mức thu nhập 18.000 USD. Điều này có nghĩa với mức thu nhập bình quân kỳ vọng là 18.000 USD, chúng ta sẽ xếp khoảng từ 119 đến 85 trên bảng xếp hạng thu nhập bình quân của tất cả các quốc gia, so với 155 (2019). Nghĩa là, thứ hạng có cải thiện nhưng dĩ nhiên, không thể đột biến, bởi vì, trong cùng thời gian, thiên hạ cũng vẫn tăng trưởng...

Kỳ vọng trăm năm

Tuy nhiên, tin tốt là khoảng cách giữa VN và các nước đã giảm bớt rất nhiều. Đồ thị trên minh họa điều đó một cách ấn tượng (Biểu đồ 2). Vào năm 2019, đường biểu diễn dốc đứng, khi so sánh với Malaysia, Hàn Quốc, Nhật và Hoa Kỳ (cụ thể, so với VN, TNBQ của Malaysia gấp 4,2 lần; tương ứng, Hàn Quốc - 11,8 lần; Nhật Bản - 14,8 lần; Hoa Kỳ - 24 lần. Gần hơn, Trung Quốc - 3,7 lần; Thái Lan - 2,9 lần). Đến năm 2030, chênh lệch đã giảm bớt, đường biểu diễn có xu hướng bớt dốc hơn nhiều, chênh lệch cao nhất (Hoa Kỳ) xấp xỉ trên 10 lần. Và đến 2045 đã có những thay đổi ngoạn mục. Chúng ta đã có thể nhỉnh hơn Thái Lan, tiệm cận mức của Malaysia (TNBQ của Malaysia gấp khoảng 1,6 lần của VN), trong khi đó, khoảng cách với các nước Hàn Quốc, Nhật, Hoa Kỳ đã rút ngắn rất nhiều. Nếu năm 2019, TNBQ của Hoa Kỳ gấp 24 lần của VN thì đến năm 2045, tỷ lệ đó chỉ còn 5,9 lần, tương tự, Nhật Bản là 3,9 lần; Hàn Quốc là 3,3 lần. Riêng đối với Trung Quốc, sự thực là với tốc độ tăng trưởng cao duy trì liên tục của nước này, khoảng cách khó rút ngắn hơn nhiều.

3. Những cơ sở nào để hiện thực hóa kỳ vọng đó?

Số liệu về GDP của năm 2020 được sử dụng trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XIII là số liệu GDP đã được đánh giá lại. Theo đó, GDP đạt 343,6 tỉ USD và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD. Để đạt các mục tiêu trên, với mức TNBQ kỳ vọng là 18.000 USD, với dân số ước tính đến năm 2045 theo dự báo vào khoảng 108,8 triệu người (do tỷ suất sinh có xu hướng giảm), theo tính toán của người viết bài này, tốc độ tăng GDP hằng năm phải đạt xấp xỉ 6,8%/năm. Với mức 13.000USD/người, tốc độ tăng GDP tối thiểu phải là 5,8%/năm.

Khả năng hiện thực hóa kỳ vọng đó xuất phát từ những tiền đề sau:

Thứ nhất, hãy bắt đầu từ những kinh nghiệm lịch sử về phát triển. Nhiều nước ở vào những giai đoạn tương tự đã có tốc độ tăng trưởng rất cao. Chẳng hạn, Nhật Bản vào những thập niên từ 1960 đến 1980 chủ yếu tăng trưởng trên 10%/năm; Trung Quốc cũng đã duy trì tăng trưởng trên 10%, năm cao nhất trên 15% trong khoảng từ 1982 - 1988; từ 9% đến 13,1% trong các năm từ 1992 - 1998 và từ 9% đến 14% từ 2002 - 2011; Hàn Quốc, trong khoảng thời gian 25 năm từ 1976 - 1991 tăng trưởng hàng năm chủ yếu đều trên 10%... Với VN, đã từng có giai đoạn liên tục đạt mức tăng trưởng từ 8% - 11,2% (từ 1991 - 1997), trên 7% các năm từ 2004 - 2007 (chỉ bị gián đoạn do khủng hoảng tài chính 2007), 2 năm ngay trước đại dịch (2018, 2019) đều đạt trên 7% và đà tăng chỉ bị chững lại do đại dịch. Nếu tăng trưởng từ 7% trở lên, có đủ cơ sở để tin rằng chúng ta sẽ còn vượt trên mốc 18.000 USD nói trên.

Kỳ vọng trăm năm
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác tham quan showroom sản phẩm và nghe trình bày về các giải pháp chiếu sáng nông nghiệp công nghệ cao của Rạng Đông, chiều 27/10/2021. Ảnh: rangdong.com.vn

Thứ hai, những tiềm năng rất to lớn đến từ môi trường quốc tế. Một nước VN giàu mạnh, giữ được độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ mang lại những lợi ích đa phương là mong muốn chung của rất nhiều cường quốc. Chúng ta đang chứng kiến sự nhiệt thành ủng hộ từ chính phủ nhiều quốc gia. Đơn cử như sự ủng hộ vắc xin phòng Covid - 19; thành quả mang lại từ các Hiệp định thương mại tự do; sự ủng hộ các hoạt động đầu tư vào VN của chính phủ các nước... Đương nhiên, nó cũng đòi hỏi chúng ta hành xử có trách nhiệm trong một thế giới ngày càng đa dạng và đan xen phức tạp các lợi ích. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ và liên tục của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới ở ngay bên cạnh cũng đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội về phương diện kinh tế. Chênh lệch giữa hai nền kinh tế về trình độ phát triển sẽ, một mặt, đặt kinh tế VN trước những nan đề về cạnh tranh, mặt khác cũng mang lại nhiều lợi ích thực sự rõ ràng từ việc trao đổi lợi thế tương đối với chi phí thấp. VN cũng nằm trong khu vực ASEAN năng động vào bậc nhất thế giới. Hội tụ những điều đó với xu hướng chuyển dịch đầu tư đã đem đến những kết quả ấn tượng trong thu hút đầu tư nước ngoài cả về số lượng, cơ cấu cũng như chất lượng.

Thứ ba, khác với những giai đoạn trước, VN đang xuất phát từ một nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định với các chỉ số về lạm phát, nợ công, cán cân thanh toán quốc tế, cán cân ngoại thương, dự trữ ngoại hối, tỷ giá hối đoái... đều đang ở trạng thái ổn định, kiểm soát tốt và ngày càng được cải thiện. Chúng ta cũng đang có một Nhà nước kiến tạo với một hệ thống chính trị ổn định, với năng lực kỹ trị ngày càng được hoàn thiện. Quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực là rất rõ ràng và điều này mang lại một môi trường kinh doanh ngày càng lành mạnh hơn, môi trường xã hội ngày càng có kỷ cương hơn đi cùng với tiến trình dân chủ hóa, định hướng lại chuẩn và thang giá trị phù hợp với tiêu chuẩn của một xã hội văn minh, qua đó, tạo nên đồng thuận xã hội và động lực phát triển mới. Hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ cũng đã đáp ứng tương đối nhu cầu phát triển và nhiều dự án hạ tầng mới đang được triển khai mạnh mẽ. Việc triển khai các dự án này vừa là điều kiện của phát triển vừa đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng GDP. Chúng ta cũng đang chứng kiến xu hướng tích cực của quá trình tái phân bố về mặt địa lý các khu vực tăng trưởng một cách cân bằng hơn. Rõ nhất là sự khởi sắc trong hoạt động đầu tư của các tỉnh miền Trung vốn bị xem là khu vực có nhiều hạn chế về điều kiện tự nhiên. Chẳng hạn, Quảng Trị, Quảng Bình với sự hình thành một trung tâm năng lượng tái tạo. Một số tỉnh duyên hải miền Trung bao gồm Bắc và Nam Trung Bộ cũng đã và đang thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn, có hiệu ứng lan tỏa, đóng góp có ý nghĩa vào tiến trình phát triển. Và không hẳn cuối cùng nhưng quan trọng nhất, chúng ta đang có một dân số có mặt bằng dân trí, tỷ lệ cư dân được tiếp cận - bằng nhiều cách, qua nhiều con đường - với môi trường quốc tế ngày càng cao; tỷ lệ sử dụng Internet thuộc vào hàng cao trên thế giới. Mạng lưới người Việt ở khắp nơi trên thế giới với số lượng đông đảo và sự đa dạng về điểm xuất phát sẽ mang lại không chỉ nguồn lực kinh tế mà quan trọng hơn rất nhiều là thông tin, là quan hệ, là kinh nghiệm sống và làm việc trong môi trường quốc tế, là phong cách kinh doanh và rất nhiều thứ khác... Nhưng quan trọng nhất trong nhân tố quan trọng này vẫn là một tầng lớp doanh nhân mới. Không bỏ qua những thực tế tiêu cực nhưng xu hướng chủ đạo của tầng lớp doanh nhân mới là một tâm thế mới, tâm thế thích ứng với một môi trường kinh doanh dù ngày càng tốt lên nhưng vẫn còn không ít những điều cần phải tiếp tục cải thiện, đồng thời vẫn đang ngày càng hội nhập một cách tự tin vào môi trường kinh doanh quốc tế. Thế hệ doanh nhân này cũng đã có một nền tảng học vấn và tri thức bài bản hơn, nhạy bén với cái mới và sẵn sàng đổi mới, “dám” tự so mình với thế giới chứ không chỉ “ở nhà nhất mẹ nhì con”...

Kỳ vọng trăm năm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Công ty TNHH Medicon, chiều 24/6/2021. Ảnh: TTXVN.

4. Hóa giải những thách thức...

Thách thức lớn nhất đến từ năng lực thoát “Bẫy thu nhập trung bình” (TNTB). Một cách đơn giản, có thể hiểu, bẫy TNTB là tình trạng một quốc gia không thể vượt ngưỡng TNTB để tiến đến giai đoạn thu nhập cao do không tìm được động lực tăng trưởng mới khi mà các động lực tăng trưởng dựa trên tài nguyên, nguồn lao động chi phí thấp và hàng hóa, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh do giá thành thấp đã đạt đến giới hạn (mà chủ yếu do chi phí sản xuất tăng lên cùng với nhu cầu tăng thu nhập của người lao động).

Với một nền kinh tế xuất phát từ mô hình chuyển đổi thể chế, VN có thêm một động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng, đấy là những tiềm năng được khai mở do tiến trình đổi mới thể chế. Chúng ta đã chứng kiến những bước tiến ngoạn mục, có tính đột phá khi tiến hành cải cách thể chế. Đổi mới thể chế vẫn tiếp tục là một động lực mạnh mẽ trong một thời gian nữa và phải tăng tốc nhằm khai thác triệt để dư địa cho tăng trưởng. Nhưng xét trong dài hạn, nó cũng sẽ đạt đến giới hạn khi mà nhu cầu đổi mới đã được đáp ứng ở trạng thái bão hòa và cần duy trì sự ổn định. Vậy nên, để vượt thoát bẫy TNTB, cốt lõi vẫn là kiến tạo những động lực tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo, song hành cùng quá trình chuyển đổi số, chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng là chủ yếu sang tăng trưởng theo chiều sâu qua việc gia tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào. Để làm được điều đó, đòi hỏi chiến lược đầu tư mạnh mẽ và nhất quán vào nâng cao chất lượng nhân tố con người cùng việc kiến tạo một môi trường ngày càng cởi mở hơn cho việc phát huy sáng kiến và ý tưởng.., khuyến khích, thúc đẩy việc trao đổi, thảo luận, tranh luận thực chất. Mặt khác, cần thúc đẩy hiệu quả sự phát triển thị trường nội địa song song với xuất khẩu.

Kỳ vọng vào những đại biểu nói lên tiếng nói người lao động Kỳ vọng vào những đại biểu nói lên tiếng nói người lao động

Dù diễn ra trong những ngày dịch bệnh, thế nhưng công tác tuyên truyền vận động vẫn len lõi đến từng khu vực, đặc biệt ...

Những người thợ mang Những người thợ mang "gương mặt của trăm năm"

Đồng phục của công nhân Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng mang 2 màu chủ đạo: màu cam và màu xanh thẫm mang ý ...

Công nhân viên chức lao động luôn đặt kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn của Đảng Công nhân viên chức lao động luôn đặt kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn của Đảng

Ngày 26/1, tại Thủ đô Hà Nội, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khai mạc trọng thể, bắt đầu ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Xã hội -

Giá xe Mitsubishi Triton thế hệ mới cho phiên bản thấp nhất là 655 triệu đồng, hai phiên bản cao cấp hơn có giá 782 và 924 triệu đồng.

Kinh tế - Xã hội -

Chất lượng và đẳng cấp sang trọng hàng đầu trong phân khúc cao cấp nhưng chi phí bảo dưỡng, sửa chữa của Lexus thuộc hàng thấp nhất.

Kinh tế - Xã hội -

Cùng mức giá 909 triệu, mua Ford Territory Sport hay Hyundai Tucson Diesel Đặc biệt, hãy cùng đưa ra lựa chọn từ bảng so sánh dưới đây.

Kinh tế - Xã hội -

Nhiều đại lý trên toàn quốc thực hiện khuyến mại Suzuki Jimny ngay sau khi các mẫu xe lắp ráp được ưu đãi 50% lệ phí trước bạ.

Kinh tế - Xã hội -

Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn ngày 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến của thành phố Hà Nội có thể ngập từ 10-30cm.

Kinh tế - Xã hội -

Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của Quốc gia, từ 10/9/2024, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.

Video

Tôi công nhân

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Ngày 10/9, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội khuyến học Việt Nam tổ chức ký Chương trình phối hợp những nội dung phối hợp đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong công nhân lao động giai đoạn 2024 – 2030.

Đọc thêm

Kinh tế - Xã hội -

Ảnh hưởng từ bão số 3, lũ trên nhiều sông ở mức lớn, có nơi đặc biệt nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho người dân và người lao động, nhiều địa phương đã khẩn trương cấm, hạn chế xe trọng tải lớn và các phương tiện qua cầu.

Kinh tế - Xã hội -

Bão số 3 đi qua nước ta, gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của người lao động và nhân dân. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có những quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời. Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn lời thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Kinh tế - Xã hội -

Cổng đăng ký Giải Đua xe Ô tô Địa hình Việt Nam PVOIL Cup 2024 sẽ được mở vào 10 giờ ngày 10/9 và đóng vào lúc 10 giờ ngày 20/9.

Kinh tế - Xã hội -

Zeekr - thương hiệu ô tô điện cao cấp thuộc Tập đoàn Geely Holding, đã ký kết thỏa thuận phân phối chính thức với Tasco Auto – nhà phân phối ô tô tại Việt Nam.

Kinh tế - Xã hội -

Clip ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu (Phú Thọ) sập xuống được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, từ nhiều góc quay khác nhau.

Kinh tế - Xã hội -

Hyundai Santa Fe thế hệ mới chính thức được hãng xác nhận và công bố ngày ra mắt là 18/9 tới đây.

Kinh tế - Xã hội -

Theo thông tin từ hiện trường, tại thời điểm sập cầu Phong Châu (Tam Nông, Phú Thọ) vào sáng nay, có cả ô tô và xe máy đi qua.

Kinh tế - Xã hội -

Bên cạnh loạt xe phân khối lớn thế hệ 2024 được giới thiệu, Honda Việt Nam cũng lần đầu tiên giới thiệu công nghệ ly hợp điện tử E-Clutch tích hợp trên các mẫu xe có mặt.

Kinh tế - Xã hội -

Honda Lead 125 cc 2025 được giới thiệu với ba phiên bản Đặc biệt, Cao cấp và Tiêu chuẩn, cùng mức giá khởi điểm từ 40,29 triệu đồng.

Kinh tế - Xã hội -

Kia Sorento 2024 được bắt gặp xuất hiện tại Việt Nam, tại trung tâm thử nghiệm khí thải ở Hà Nội.