Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Kỷ luật lao động: một số nội dung doanh nghiệp và người lao động cần biết

Pháp luật lao động - ĐOÀN LÂM

Kỷ luật lao động là một nội dung quan trọng trong nội quy lao động ở mỗi doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc duy trì mối quan hệ giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ).

Đây là ý kiến của đồng chí Nguyễn Hữu Ân, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Lâm Đồng khi trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn về kỷ luật lao động theo quy định pháp luật lao động.

Kỷ luật lao động một số nội dung doanh nghiệp và người lao động cần biết
Đồng chí Nguyễn Hữu Ân, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Lâm Đồng trao đổi những quy định pháp luật về kỷ luật lao động. Ảnh: ĐOÀN LÂM

Có những hình thức xử lý kỷ luật lao động nào?

Theo Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Lâm Đồng, Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định về kỷ luật lao động tại Chương VIII với các Điều từ 117 đến Điều 128. Đồng thời nội dung này cũng được quy định chi tiết tại Chương VIII, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về điều kiện lao động và quan hệ lao động (Nghị định số 145/2020/NĐ-CP).

Cụ thể, kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do NSDLĐ ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

“Như vậy, so với BLLĐ năm 2012 thì BLLĐ năm 2019 đã mở rộng thêm khái niệm về kỷ luật lao động, không chỉ là những quy định do NSDLĐ ban hành trong nội quy lao động, mà bao gồm cả những quy định pháp luật chưa được đề cập đến trong nội quy lao động của doanh nghiệp” đồng chí Nguyễn Hữu Ân nhận xét.

Hình thức xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 124 BLLĐ năm 2019 gồm: khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức; sa thải. Việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải được quy định tại Điều 125 BLLĐ năm 2019.

Cụ thể, hình thức xử lý kỷ luật sa thải được NSDLĐ áp dụng trong trường hợp: NLĐ có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc. NLĐ có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của NSDLĐ, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.

NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp NLĐ lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của BLLĐ.

Hay NLĐ tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Kỷ luật lao động một số nội dung doanh nghiệp và người lao động cần biết
Sở LĐTB&XH Lâm Đồng phối hợp các ngành tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức đối thoại về pháp luật lao động. Ảnh: ĐOÀN LÂM

Có được phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động không?

Trao đổi về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Lâm Đồng cho biết, Điều 127 BLLĐ quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động gồm: xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của NLĐ; phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Còn thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 123 BLLĐ, cụ thể: thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 6 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của NSDLĐ thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 BLLĐ, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên. NSDLĐ phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 123 BLLĐ.

Việc xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động được quy định tại Điều 126 BLLĐ. NLĐ bị khiển trách sau 3 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 6 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 3 năm kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ thì có thể được NSDLĐ xét giảm thời hạn.

Cùng với đó, Điều 128 BLLĐ quy định về tạm đình chỉ công việc của NLĐ. NSDLĐ có quyền tạm đình chỉ công việc của NLĐ khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để NLĐ tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của NLĐ chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà NLĐ đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.

Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, NLĐ được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc.

Trường hợp NLĐ bị xử lý kỷ luật lao động, NLĐ cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. Trường hợp NLĐ không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Kỷ luật lao động một số nội dung doanh nghiệp và người lao động cần biết
Sở LĐTB&XH Lâm Đồng thường xuyên tổ chức tuyên truyền pháp luật lao động cho doanh nghiệp và NLĐ. Ảnh: ĐOÀN LÂM

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như thế nào?

Cũng theo đồng chí Nguyễn Hữu Ân, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi bên trong quan hệ lao động, NSDLĐ và NLĐ cần nắm chắc quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Nội dung này được quy định tại Điều 122 BLLĐ năm 2019, cụ thể việc xử lý kỷ luật lao động: NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ; phải có sự tham gia của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà NLĐ đang bị xử lý kỷ luật là thành viên; NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện NLĐ bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật; việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Đồng thời NSDLĐ không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Khi một NLĐ đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

NSDLĐ cũng không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ đang trong thời gian: Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ; đang bị tạm giữ, tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của BLLĐ; NLĐ nữ mang thai; NLĐ nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Hay NSDLĐ không xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Kỷ luật lao động một số nội dung doanh nghiệp và người lao động cần biết
Sở LĐTB&XH Lâm Đồng thường xuyên tổ chức tuyên truyền pháp luật lao động cho doanh nghiệp và NLĐ. Ảnh: ĐOÀN LÂM

Theo Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Lâm Đồng, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động cũng được quy định tại Điều 70 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, khi phát hiện NLĐ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, NSDLĐ tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà NLĐ là thành viên, người đại diện theo pháp luật của NLĐ chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp NSDLĐ phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của NLĐ.

Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của BLLĐ, NSDLĐ tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động: Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, NSDLĐ thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của BLLĐ, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp.

Khi nhận được thông báo của NSDLĐ, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của BLLĐ phải xác nhận tham dự cuộc họp với NSDLĐ. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì NSDLĐ quyết định thời gian, địa điểm họp.

NSDLĐ tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của BLLĐ không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của BLLĐ, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của BLLĐ, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của BLLĐ.

Lâm Đồng: Hơn 200 doanh nghiệp được tập huấn pháp luật về lao động Lâm Đồng: Hơn 200 doanh nghiệp được tập huấn pháp luật về lao động

Ngày 24/6, liên ngành (Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) - Bảo hiểm xã hội ...

Những điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình Những điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình

Đã 4 năm kể từ khi Bộ luật Lao động năm 2019 được ban hành trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ...

7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động 7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động; sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Pháp luật lao động -

Lệ phí trước bạ là gì và tại sao chúng ta phải nộp loại phí này đối với một số mặt hàng nhất định? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp.

Sổ tay pháp luật -

Tuỳ theo chính sách của từng doanh nghiệp và chỉ thị của từng địa phương mà người lao động có thể phải nghỉ việc trong thời gian siêu bão Yagi (bão số 3) đổ bộ nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản. Vậy trong trường hợp này, người lao động được trả lương ra sao?

Phóng sự điều tra -

Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.

Sổ tay pháp luật -

Năm 2025, Tết Dương lịch rơi vào ngày thứ Tư nên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 1 ngày 1/1/2025 và được hưởng nguyên lương.

Pháp luật lao động -

Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.

Pháp luật lao động -

Các trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước cho người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 2 điều 35 Bộ luật Lao động.

Video

Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.

Tôi công nhân

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.

Đọc thêm

Pháp luật lao động -

Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi , có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.

Pháp luật lao động -

Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không và nếu được, sẽ đóng cửa trong những trường hợp nào, thời điểm ra sao?

Pháp luật lao động -

Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.

Pháp luật lao động -

Người lao động phấn khởi khi được Công đoàn thông tin thắng kiện trong vụ án tranh chấp lao động xảy ra tại Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng mà Công đoàn là đại diện bên khởi kiện.

Phóng sự điều tra -

Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.

Pháp luật lao động -

Trước thực trạng phát hành thẻ ngân hàng “tràn lan” theo kiểu mạnh ai nấy được, dẫn đến nhiều hệ lụy, gây tổn thất tài chính không đáng có cho khách hàng, trong đó có đông đảo công nhân, người lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã nhận được một số ý kiến, chia sẻ của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những phân tích, định hướng gợi mở giải pháp để giải quyết những bất cập của thực trạng này.

Phóng sự điều tra -

Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten (Công ty Igarten) thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Egroup, nổi tiếng với STEAMe GARTEN - được giới thiệu là “hệ thống trường mầm non song ngữ đầu tiên ứng dụng giáo dục STEAM tại Việt Nam”.

Phóng sự điều tra -

Ốm đau không được hưởng chế độ; sinh con nhiều năm không được hưởng tiền thai sản… Đó là thực trạng xảy ra với nhiều người lao động đã, đang làm việc tại Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten mà nguyên nhân doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội.

Pháp luật lao động -

Ngày 26/8/2024, ngày đầu tiên xét xử, Hội đồng Xét xử TAND quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng tuyên án, yêu cầu Công ty có trách nhiệm chi trả toàn bộ các khoản nợ cho 7/62 nguyên đơn ngay sau khi bản án có hiệu lực.

Sổ tay pháp luật -

Theo quy định mới nhất, mức lương và phụ cấp đối với người lao động được hưởng đều tăng lên.