Không chỉ tiền, đây là những mức phạt đáng sợ dành cho “ma men” say rượu ở châu Á
Kinh tế - Xã hội - 07/01/2020 17:50 Nhã Khanh
Nhiều quốc gia châu Á đưa ra mức phạt hà khắc đối với người lái xe say rượu. Ảnh: Koreatimes |
Những vụ tai nạn liên quan tới việc sử dụng rượu, bia đã và đang trở thành vẫn đề nhức nhối của xã hội, cũng như để lại hậu quả lớn cả về người và tài sản.
Tại Việt Nam, theo Nghị định số 100/2019 áp dụng từ ngày 1/1/2020, khi lái xe có nồng độ cồn ở trong máu, hơi thở thì sẽ bị xử phạt rất nặng. Được biết, mức phạt thấp nhất là 200.000 đồng.
Tuy nhiên, nếu xét về tổng thể thì mức phạt tại Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với các quốc gia tại khu vực châu Á.
Dưới đây là các hình phạt người lái xe sử dụng rượu bia tại một số quốc gia châu Á.
Singapore: Vi phạm lần đầu có thể bị phạt từ 2.000 – 10.000 USD
Cảnh sát ở Singapore có thể bắt ngay người lái xe mà không cần có lệnh bắt giữ, nếu như người này chống đối yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: Straitstimes |
Trên thực tế, giới hạn về nồng độ cồn cho phép trong hơi thở ở Singapore hiện là 0,35% và nồng độ cồn ở trong máu là 0,08%. Tại quốc gia này, nếu chống đối yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, cảnh sát có thể tiến hành bắt ngay người lái xe mà không cần có lệnh bắt giữ.
Bên cạnh đó, các mức phạt cả về tiền, thu giữ bằng lái và phạt tù đều rất nặng đối với các trường hợp đã uống rượu bia điều khiển phương tiện giao thông. Cụ thể, nếu người lái xe trong tình trạng say xỉn mà vi phạm lần đầu, thì người đó có thể bị phạt từ 2.000 USD đến 10.000 USD (tương đương khoảng 231 triệu đồng) hoặc 1 năm tù giam. Ngoài ra, với các lần vi phạm tiếp theo, người lái xe còn có thể đối mặt với mức phạt hành chính từ 5.000 USD đến 20.000 USD hoặc 2 năm tù; và sẽ bị thu giữ bằng lái xe ít nhất là 2 năm.
Ấn Độ: Người lái xe say rượu ngồi tù từ 6 tháng đến 2 năm
Mức phạt dành cho những người lái xe say rượu ở Ấn Độ được quy định cụ thể trong mục 185 của Đạo luật sửa đổi về xe cơ giới của nước này có hiệu lực từ tháng 9/2019. Cụ thể, nếu mấy đo phát hiện ra nồng độ cồn trong máu của người lái xe vượt quá 30mg/100ml thì người lái xe có thể bị phạt với mức án 6 tháng tù giam (đối với lần vi phạm đầu tiên). Nếu như tái phạm, người lái xe có thể phải đối mặt với hình phạt ngồi 2 năm tù.
Hàn Quốc: Chỉ 3 ly rượu soju cũng có thể ngồi tù
Luật sửa đổi về rượu bia tại Hàn Quốc bắt đầu có hiệu lực kể từ tháng 7/2019. Theo đó, giới hạn cồn cho phép trong cơ thể của người lái xe đã được sửa đổi giảm từ 0,05% xuống còn 0,03% sau 57 năm. Quy định này khá là khắt khe khi chỉ cần người lái uống 3 ly rượu soju (tương đương với nồng độ cồn 0,05 mg/lít khí thở) là có thể bị ngồi tù 3 năm, phạt tiền (tùy theo mức độ) và tịch thu bằng lái.
Được biết, mức hình phạt cao nhất cho người lái xe khi đang say rượu ở Hàn Quốc là có thể lên tới 5 năm tù giam và phạt tiền 20 triệu won (khoảng 400 triệu đồng).
Nhật Bản: Không chỉ người lái xe, “bạn nhậu” cũng bị phạt
Tại Nhật Bản, giới hạn cồn cho phép có trong cơ thể người khi lái xe chủ là 0,03%. Đây là tiêu chuẩn về nồng độ cồn thấp nhất trên thế giới. Theo Luật rượu bia tại đất nước này, nếu như người lái xe mà uống rượu và không có đủ năng lực để điều khiển phương tiện, thì người này có thể phải đối mặt với các mức hình phạt khác nhau, và điều này còn tùy thuộc vào nồng độ cồn có ở trong hơi thở và máu. Những hình phạt có thể bao gồm là bị phạt hành chính lên tới 1 triệu yên (khoảng 214 triệu đồng), tước bằng lái hay còn thậm chí là phạt 5 năm tù giam.
Chưa hết, ngay cả việc cố tình chấp nhận ngồi ở đằng sau tay lái của một người vừa uống rượu bia thì người ngồi cùng cũng phải nhận mức phạt. Điều này còn phụ thuộc vào nồng độ cồn trong cơ thể người lái xe, và người đi cùng sẽ bị phạt từ 300.000 yên đến 500.000 yên.
Ngoài ra, người cung cấp đồ uống có cồn cho người nhiều khả năng vẫn tiếp tục lái xe sau khi đã sử dụng bia rượu thì cũng sẽ bị phạt tới 500.000 yên. Việc cung cấp rượu hoặc cho người say mượn xe cũng có thể bị phạt. Cụ thể, mức hình phạt cao nhất đối với người cho bạn có khả năng lái xe ở trong tình trạng say xỉn là có thể lên tới 1 triệu yên.
(Theo Mirror, Channelnewsasia)
Tiêu thụ quá nhiều rượu bia có thể kéo theo hàng loạt những hệ lụy. Thế nhưng, kể từ khi Nghị định 100 chính thức ... |
Do thấy mức thưởng tết âm lịch quá thấp nên hơn 1.000 công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH Ever Great International Việt ... |
Trước việc nhiều người dân lo ngại ăn một số trái cây khiến hơi thở có nồng độ cồn và khi tham gia giao thông ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:45
Hai tay đua và hai thành viên hỗ trợ thuộc Hai Phong Motorsports Club đã xuyên Việt ba ngày từ Hải Phòng vào tới Đại Nam để tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:10
Đặng Công Minh (sinh năm 1989), đến từ Bình Phước, thi hạng FWD cùng chiếc xe Toyota Altis 1.8 MT tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 12:06
Mitsubishi Xfroce tiếp tục là mẫu xe bán chạy nhất tháng lần thứ hai liên tiếp, xếp ở vị trí thứ hai và ba lần lượt là Ford Ranger và Mazda CX-5.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 11:00
Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền nam PVOIL Cup 2024 sẽ tìm ra các vận động viên tham dự thi đấu tại giải vô địch quốc gia.
Kinh tế - Xã hội - 13/09/2024 18:46
Các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng cử nhân lực và vận động thành công nhiều hàng hóa và tiền; người lao động ủng hộ 1 ngày công hỗ trợ các tỉnh, thành miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai.
Kinh tế - Xã hội - 13/09/2024 13:12
Tay đua trẻ nhất tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024 sẽ mang Toyota Corolla Altis 2005 tới trường đua Đại Nam (Bình Dương) thi đấu trong ngày 14/9 tới.