|
Trong vài năm vừa qua, Việt Nam đã tích cực hội nhập quốc tế và đạt được các mốc quan trọng trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do lớn, đó là ký kết và chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2018, ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) năm 2019. |
|
Về cơ hội việc làm, thu nhập và phát triển bền vững, tham gia FTA thế hệ mới sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Vì vậy, về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động. Đối với lợi ích về xóa đói, giảm nghèo, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 USD/ngày. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và việc tham gia các hiệp định thương mại tự do nói riêng, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện như CPTPP và EVFTA không phải chỉ mang lại cơ hội mà kèm theo những rủi ro và thách thức. |
Tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Việt Nam có điều kiện tiếp cận nguồn vốn, công nghệ hiện đại, nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức trong hoạt động công đoàn. Trong ảnh, nhà máy sản xuất ôtô VinFast. Ảnh: Zing |
Khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới, đặc biệt là CPTPP, lần đầu tiên vấn đề nhiều tổ chức Công đoàn được quy định và áp dụng tại Việt Nam. Do đó, một thách thức lớn đặt ra là Công đoàn Việt Nam phải cạnh tranh, thu hút đoàn viên công đoàn với tổ chức đại diện người lao động được thành lập ở cơ sở. Điều này làm thay đổi cơ bản nhận thức, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, giá trị cốt lõi, truyền thống của tổ chức . Bên cạnh đó, tổ chức đại diện khác của người lao động ở doanh nghiệp không phải thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm chính trị, mà chỉ tập trung chủ yếu vào việc chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Trong khi đó Công đoàn Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ của tổ chức chính trị - xã hội… nên nguồn lực bị phân tán. Thực tế trên cho thấy nếu tổ chức Công đoàn Việt Nam không nhanh chóng đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động, thì sẽ bất lợi trong việc cạnh tranh, thu hút người lao động và tổ chức của người lao động gia nhập tổ chức của hệ thống Công đoàn Việt Nam. Do vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu để thực thi có hiệu quả, tận dụng thật tốt các cơ hội mà các FTA này mang lại. |
|
Yêu cầu đặt ra trong tình hình mới là công đoàn các cấp nhanh chóng đổi mới nhận thức và tư duy, đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, thực hiện tốt những vấn đề về quan hệ lao động, chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đoàn viên công đoàn… Tổ chức Công đoàn phải không ngừng hoàn thiện mình, thể hiện rõ nét về sứ mệnh đại diện cho người lao động để mang lại cuộc sống tốt hơn, người lao động có niềm tin hơn về các cấp công đoàn. Cho nên các cấp công đoàn phải xác định rõ hơn nhiệm vụ của từng cấp. Yêu cầu mới với đội ngũ công đoàn là tâm huyết, trách nhiệm, chuyên nghiệp, trí tuệ, bản lĩnh. Đội ngũ phải chuyên nghiệp hơn, được đào tạo căn bản hơn, trang bị kỹ năng trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ công đoàn phải có giải pháp để đem lại lợi ích cho người lao động. |
Nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động là góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh. Trong ảnh: Công nhân tham gia lớp kỹ thuật cắt may tại Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công. |
Trong tình hình như vậy, Đảng lãnh đạo đối với tổ chức Công đoàn như thế nào? Một là, phải luôn giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, tăng cường hơn nữa công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phải đưa ra khỏi Đảng những phần tử thoái hóa, cơ hội biến chất, xu nịnh. Phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, để bảo đảm vai trò lãnh đạo cầm quyền và Đảng cần phải thực sự chăm lo xây dựng bền vững cơ sở giai cấp, cơ sở quần chúng và cơ sở tổ chức của Đảng. Kết nạp những công nhân ưu tú, những người mang bản chất của giai cấp công nhân thật sự. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến đường lối, chiến lược của Đảng, đặc biệt là đến lòng tin của giai cấp công nhân, đối với Đảng và cả hệ thống chính trị. Đảng cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong công nhân, nhất là ở doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước vì hiện nay hệ thống chính trị trong công nhân lao động rất mỏng, vẫn có nhiều cơ sở còn trắng tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên và Công đoàn. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ những công nhân ưu tú nhằm không ngừng bổ sung cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, những cán bộ vừa hồng, vừa chuyên trưởng thành từ phong trào công nhân và hoạt động công đoàn. |
Hai là, Đảng cần tập trung lãnh đạo việc tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 22/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Vấn đề cốt lõi của xây dựng giai cấp công nhân không chỉ đơn thuần là phát triển số lượng mà là phải tạo cho được sự phát triển về chất lượng chính trị, củng cố , Nhà nước, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng tác phong công nghiệp. Trong đó, cần tập trung lãnh đạo thực hiện có chất lượng, hiệu quả chính sách đào tạo, đào tạo lại để công nhân có trình độ chính trị, học vấn chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật lao động, Luật Công đoàn, bảo hộ lao động, các chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động và xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, bất luận đó là chủ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào, không vì thu hút đầu tư mà xem nhẹ quyền lợi của công nhân, lao động. Ba là, cần quan tâm hơn nữa và đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công đoàn. Bởi thực chất quan tâm đến công đoàn là quan tâm tới mặt chính trị, xã hội của sản xuất, để bảo đảm sản xuất - kinh doanh phát triển, xã hội tiến bộ, chính trị ổn định. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp nhất đến sự lớn mạnh của cả hệ thống chính trị. Các cấp ủy Đảng, các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước cần thường xuyên tiếp xúc, làm việc, những ý kiến kiến nghị của người lao động và tổ chức Công đoàn. Quan tâm lãnh đạo để có những quyết sách mạnh nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc trong tổ chức, hoạt động công đoàn, nhất là về cơ chế tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ, tạo cơ sở pháp lý, điều kiện và sự chủ động trong tuyển chọn, sử dụng cán bộ công đoàn trưởng thành từ phong trào công nhân, để công đoàn hoạt động có chất lượng, hiệu quả, thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội của Đảng, Nhà nước theo quy định của pháp luật. |
Ảnh minh họa. |