Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
16/11/2020 18:35
Khi tố cáo, người lao động được bảo vệ việc làm và vị trí công tác

16/11/2020 18:35

Từ ngày 1/12/2020, người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động, thân nhân của người tố cáo được bảo vệ vị trí công tác, việc làm. Hành vi trả thù người tố cáo, thân nhân người tố cáo bị nghiêm cấm.

Khi tố cáo, người lao động được bảo vệ việc làm và vị trí công tác

Từ ngày 01/12/2020, người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động, thân nhân của được bảo vệ vị trí công tác, việc làm. Hành vi trả thù người tố cáo, thân nhân người tố cáo bị nghiêm cấm.

Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về việc bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động chính thức có hiệu lực từ ngày 01/12/2020.

Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục bảo vệ việc làm của người tố cáo (là người làm việc theo hợp đồng lao động), thân nhân của người tố cáo (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo) - gọi chung là người được bảo vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.

Người làm việc theo hợp đồng lao động bao gồm cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động đối với một số công việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

Khoản 2 Điều 57 của Thông tư quy định về biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm như sau:

"2. Biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ là người làm việc theo hợp đồng lao động bao gồm:

a) Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;

b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật."

Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo…, người tố cáo hoặc người giải quyết tố cáo có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền

Khi tố cáo, người lao động được bảo vệ việc làm và vị trí công tác

Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 Luật Tố cáo, bằng cách "… trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản".

Văn bản đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ được giữ bí mật thông tin về người được bảo vệ từ khâu phát hành, xử lý, lưu trữ văn bản.

Hành vi trả thù người được bảo vệ bị nghiêm cấm (quy định tại Điều 7 của Thông tư). Người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người được bảo vệ. Không được trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm của người được bảo vệ. Đồng thời báo cáo cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm và thông báo cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ...

Cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính đối với trường hợp người được bảo vệ làm việc tại chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền bảo vệ việc làm trong quá trình tiếp nhận, xác minh và áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm.

Khi tố cáo, người lao động được bảo vệ việc làm và vị trí công tác

Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ là Ủy ban nhân dân các cấp.

Công đoàn các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.

Công đoàn cơ sở có trách nhiệm giám sát người sử dụng lao động trong việc chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Trường hợp người sử dụng lao động không chấp hành biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ thì Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phải có ý kiến bằng văn bản với người sử dụng lao động. Đồng thời báo cáo ngay sự việc với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ và công đoàn cấp trên trực tiếp để kịp thời xử lý và có biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.

Công đoàn cấp trên cơ sở có trách nhiệm chỉ đạo Ban Chấp hành công đoàn cơ sở giám sát người sử dụng lao động trong việc chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp yêu cầu người sử dụng lao động chấp hành các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền…

Khi tố cáo, người lao động được bảo vệ việc làm và vị trí công tác

Khi tố cáo, người lao động được bảo vệ việc làm và vị trí công tác

Xem phiên bản di động