Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão
game doi thuong - 09/09/2024 13:22 MỸ ANH
Những cập nhật liên tiếp được đưa ra ngay trong lúc bão đang ở Thành phố. Cây đa ở đền Bà Kiệu nghi bị đổ; cây lan ở Bảo tàng Mỹ thuật; một cây sao Lò Đúc; cổ thụ đối diện Nhà thờ Lớn; những “cụ cây” trên đường Phan Đình Phùng,… Người ta liệt kê từng cây, từng vị trí đủ để thấy những cây cổ thụ này có vai trò thế nào trong tâm khảm người dân Thủ đô. Chúng không chỉ có tác dụng che mát, chúng còn là một phần ký ức đô thị, một phần của tổng thể các xung quanh.
Đó là những cây người ta có thể gọi đích danh địa điểm. Còn cả vạn cây nằm như ngả rạ khi bão đi qua. Bi kịch, cây to thường sẽ dễ đổ. Và dù chưa có thống kê chính thức nhưng cổ thụ bị bão quật trong đêm 7/9 vừa qua là rất nhiều. Có những cây bị quật ngang thân, có những cây bị bật cả gốc.
Đến nay, người ta vẫn tranh cãi về việc tỉa cành trước khi đón đã đủ chưa? Việc dành đất cho cây có vấn đề gì không? Hay, ngay cả việc trồng cây như hiện tại có là tối ưu hóa sức sống của cây trong tâm bão không?
Những câu hỏi được đặt ra là chính đáng. Dư luận có quyền thắc mắc để các chuyên gia, nhà quản lý nghiêm túc nhìn nhận từng vấn đề và giải quyết. Bão lần này có thể coi là mạnh hiếm thấy khi vào Hà Nội. Nó là thảm họa tự nhiên nhưng cũng là phép thử để chúng ta có thể nhìn nhận những điểm được và chưa được với rất nhiều vấn đề liên quan tới kiến trúc đô thị, cây xanh, chất lượng công trình…
Trong ngày hôm qua, Hà Nội cũng đưa ra thông điệp sẽ cố gắng bảo tồn tối ưu các cây cổ thụ bị ngã đổ. Huế đã từng làm được với việc tiếp cận bài bản khi mang các cây bị bật gốc đi ươm trồng. Trước đó, một công ty cũng ngỏ ý sẵn sàng mua những cây xanh còn sống để về trồng lại, cho chúng tiếp tục vòng đời của mình.
Tuy nhiên, vào sáng hôm qua, ngay khi bão tan, tôi có đi một vòng thành phố. Quá nhiều cây to đổ gục cản trở giao thông lẫn lối vào nhà dân. Người dân đã cùng nhau cưa cây thành khúc để giải phóng mặt bằng. Không trách ai được, bởi thực tế, cây đổ quá nhiều và quá bất tiện. Ở góc độ nào đó, họ đã hỗ trợ lực lượng môi trường giải quyết phần nào vấn đề.
Đời sống người dân cần tiếp tục và họ cần đưa ra giải pháp cũng như hành động. Dù cây bị bật gốc, họ không thể chờ lực lượng chức năng mấy ngày sau mới đến giải quyết để họ có lối đi lại, kinh doanh, buôn bán. Cũng không thể trách lực lượng cây xanh đô thị trong trường hợp này khi công việc là quá nhiều!
Và thông điệp phát đi về việc bảo tồn cây có phần muộn, tất nhiên, còn hơn không. Bởi dù thành phố sáng hôm ấy sực nức mùi nhựa cây và rào rào tiếng cưa máy, đến lúc này, số cây bật gốc có thể cứu còn lại rất nhiều. Những cây có thể cứu được, nói như thông điệp của Hà Nội - sẽ được cứu.
Đó là điều người dân Thủ đô mong mỏi. Và cả những câu hỏi thắc mắc về các vấn đề liên quan tới trồng cây, chăm cây, cắt cành cây trước bão cũng là những câu hỏi bỏ ngỏ với các chuyên gia và các nhà quản lý.
Đô thị triệu cây, thành phố trong rừng là nỗ lực rất đang ghi nhận của Thành phố. Và phố thị nhiều cây to với những di sản ký ức của hồn phố cũng là điều mà người dân mong chờ.
Mỹ Anh
Bạn đang xem bài viết trong Chuyên đề |
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Khi thành phố thơm mùi nhựa cây", bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |