Khi luật bị "chạy"
game doi thuong - 24/08/2023 19:34 Quốc Thắng
Một lần nữa, nghịch lý càng đẩy xa hơn và hai phía dường như vẫn đang đi trên hai đường thẳng song song không có điểm chung: cơ quan quản lý lo ngại và tìm cách hạn chế người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, trong lúc, người lao động thì không những mong rút càng nhiều, càng nhanh mà còn toan tính được - mất để rồi sẵn sàng nghỉ việc trước cả năm để rút “chạy luật”.
Tại phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cũng đã thừa nhận đây là vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm, nếu làm không tốt về tư tưởng, vận động, thuyết phục và có phương án phù hợp thì dễ xảy ra những điều có thể không hình dung hết. Và những điều đó ngày hiện hình một rõ. Khi luật chưa được ban hành nhưng người lao động đã đón đầu “chạy luật” thì quả không sai khi ai đó ví von, toa thuốc chưa được kê mà “tác dụng phụ” đã bắt đầu!
Vậy là, việc cho rằng, điều kiện khá dễ dàng là một trong những nguyên nhân chính khiến số lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng cao không còn tuyệt đối. Cú sốc kinh tế sau đại dịch Covid-19 là “giọt nước tràn ly” làm cho chúng ta nghĩ làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần đến từ nguyên nhân khách quan cũng không còn đúng hẳn. Khi muốn rút, họ sẵn sàng làm mọi thứ có thể để rút, dù được ít hay nhiều. Ngược lại, cũng phải nói thêm, khi hấp dẫn, muốn đóng, họ sẵn sàng tìm những giải pháp khác cho đời sống để giữ lại “nơi nương tựa” an sinh này.
Cũng chưa phải cơ quan quản lý đã “truyền” mà chưa “thông” mà vì không ai tính thay được cho mỗi hoàn cảnh cụ thể của người lao động. Chọn nghỉ việc, nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, toan tính nhận trợ cấp một lần vào năm sau, trước khi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực là cách mà nhiều công nhân nói với tôi trong các cuộc phỏng vấn. Họ suy tính “an toàn” cho cá nhân mình nếu Luật thực thi phương án 2: nghỉ việc lúc này vừa đủ thời gian chờ một năm không tham gia bảo hiểm xã hội rồi rút toàn bộ tiền đã đóng, sau đó, vẫn kịp tham gia lại thị trường lao động trước năm 2025, tức thuộc nhóm tham gia trước khi luật hiệu lực nên sau này vẫn được rút một lần nếu phương án 1 được chọn.
Vậy là, phương án 1 hay phương án 2, “đóng chặt” hay “mở toang” không còn là vấn đề, vì đó chỉ là “phần ngọn”. Khi chưa “đánh bao vây” một cách mạnh tay bằng những chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, phát triển thị trường lao động để duy trì việc làm cho họ; tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giữa các chính sách bảo hiểm xã hội, các mức cho vay phù hợp, giải ngân nhanh, được người lao động ủng hộ, … thì “phần gốc” của vấn đề vẫn còn để ngỏ.
Khi chưa mạnh tay thay đổi thời gian tham gia để sớm được hưởng lương hưu cho một lao động không có tích lũy đã đủ điều kiện nhưng còn phải chờ thì câu chuyện rút bảo hiểm xã hội một lần vẫn còn dây dưa và phải bàn đi bàn lại.
Và cũng như khi lòng tin của người lao động không được thường xuyên củng cố đối với hệ thống bằng cách tăng cường thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của họ, tiêu biểu như việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động thì cũng không cần giải thích tại sao họ lựa chọn rời khỏi hệ thống với số tiền mà một phần trong đó có công sức lao động, là món “để dành” của chính bản thân mình.
Để người rút bảo hiểm xã hội một lần để “chạy luật” khi điều chỉnh là tình huống “buộc phải chấp nhận”. Vì chính sách an sinh là chiến lược lâu dài và bền vững; thà “một lần đau” để bảo hiểm xã hội tìm được “đời sống mới”. Nhưng không vì thế mà không tính toán giảm “sốc” cho lao động khi Luật (sửa đổi) có hiệu lực khi còn chưa muộn.
QUỐC THẮNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 03/09/2024 12:49
Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.
game doi thuong - 02/09/2024 14:21
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
game doi thuong - 31/08/2024 12:03
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 26/08/2024 11:46
Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.
game doi thuong - 25/08/2024 11:38
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo thông tư, trong đó giáo viên trường công được dạy thêm ngoài nhà trường với học sinh các thầy cô dạy trên lớp. Điều này chính danh hóa việc dạy thêm của thầy cô dựa trên nhu cầu của học trò và phụ huynh song cũng đặt ra nhiều vấn đề cần cân nhắc.