Khi giúp đỡ người khác, đừng quên giữ lại phẩm giá cho họ
game doi thuong - 15/07/2021 09:59 Vũ Hùng
Bức ảnh thu gom trứng ở siêu thị giữa lúc Sài Gòn căng thẳng vì dịch Covid-19 gây bão MXH. |
Chủ kênh YouTube mắng một cụ ông vừa xếp hàng đợi cơm vừa gãi: "Ông đừng có gãi sồn sột thế, nó bắn cái nọ cái kia ra bàn phát cơm của tụi con…” Rồi quát hỏi một người “sao béo thế mà còn đến xin cơm”. Rồi quay sang cật vấn một người phụ nữ tới nhận cơm: “Tại sao chị sơn móng chân mà chị lại đi nhận cơm từ thiện?”. Người phụ nữ đáp lại là lấy giúp người khuyết tật. Chủ kênh YouTube vẫn chưa buông tha mà mỉa với theo rằng “có những người mình không phát cho họ thì họ sẽ chửi”.
Nhà báo Phạm Mỹ đã rất chí lý khi viết : “…Clip khiến dư luận phẫn nộ tột cùng với “cách cho”. Chẳng ai có thể chấp nhận việc cho suất cơm từ thiện rồi mắng những người bằng tuổi cha, bác mình. Đó là lối hành xử trịch thượng, thực dân khi nhìn đời từ trên xuống. Lối “cho” ấy là cho đi để nhận lại “quyền uy” của người bề trên.
Và những clip quay đặc tả những người nhận cơm từ thiện đã chạm tới phần nhạy cảm nhất của hoạt động vốn rất tốt đẹp này: Phẩm giá con người…”.
Rồi ngày hôm qua, cộng đồng mạng lại dậy sóng về một bức ảnh chụp một người đàn ông đứng bên một chiếc xe chở đầy các vỉ trứng tại 1 siêu thị.
Rất nhiều người trên MXH đã không cần biết bức ảnh ấy có phải được chụp tại SG hay không; không cần biết sự thực là người đàn ông đó có thể đi mua cho 1 bếp ăn tập thể mà anh ta là cấp dưỡng, đi mua cho một tổ chức từ thiện nào đó mà anh ta là thành viên; hoặc đi mua cho một cộng đồng người đang bị cách ly mà anh ta được chọn làm shiper hay không.
Chỉ cần nhìn vào bức ảnh ấy thế là rất đông các facebooker, có cả các Kols, thi nhau kéo vào tổng sỉ vả, buông ra những lời nhiếc móc, chê bai, nhục mạ không thương tiếc, lên án bằng đủ các loại ngôn từ nặng nề nhất vì lí do người đàn ông ấy đã “vơ vét hết hàng của siêu thị”, “mua nhiều thế thì người đến sau còn đâu hàng mà mua” vv và vv.
Một facebooker có nick Pháp Đức đã nêu ý kiến rất thú vị: “1 bức ảnh chưa nói lên gì cả. Có thể cậu đấy mua cho 100 người thì đó lại là 1 hành động tốt. Còn hơn là 100 người vào mua cùng 1 lúc.”
Bạn facebooker có nick Thanh Tuyet Bui thì tâm sự: “Tôi không bao giờ chỉ nhìn vào 1 bức hình rồi buông 1 câu nói vô thưởng vô phạt nhưng ảnh hưởng đến danh dự của người khác. Nên tìm hiểu kỹ và biết được bản chất vấn đề hãy phán xét".
Vậy là trong khi “giương cao ngọn cờ” bác ái và từ thiện, công bằng và chính trực, một số người trong cộng đồng mạng đã đẩy người đàn ông mua trứng kia xuống vũng bùn của sự ê chề, nhục nhã và rất có thể là cả oan uổng nữa.
Trong cuộc sống, giúp đỡ lẫn nhau vốn là cần thiết, đáng làm; nhưng giúp đỡ thế nào để người được giúp đỡ được giữ lại phẩm giá mới thật sự đáng quý.
Tôi xin kể lại 1 câu chuyện mà tôi từng đọc được cũng trên mạng. Câu chuyện hơi dài, nhưng thật sự cảm động và sâu sắc, mong các bạn hãy bớt chút thời gian đọc cho hết.
Ở một vùng nông thôn nghèo khó có gia đình 2 cha con nhà nọ sống cảnh “gà trống nuôi con”. Năm cậu bé lên 10 tuổi, có một đoàn xiếc đến vùng quê ấy biểu diễn. Cha cậu đồng ý đưa con trai đi xem chương trình xiếc mà cậu đã mong đợi từ lâu.
Trong dãy người xếp hàng mua vé cùng cha con cậu có một gia đình với tám đứa con nhỏ. Nhìn vào thì biết gia cảnh nghèo khó, nhưng lũ trẻ đều ăn mặc gọn gàng và hành xử lễ phép. Chúng nắm tay nhau, đứng sau lưng bố mẹ, hào hứng đàm luận về những chú hề, những con thú trong rạp xiếc, rõ ràng là chúng chưa được xem biểu diễn xiếc bao giờ. Bố mẹ chúng đắc ý đứng trước mặt chúng, người mẹ nhìn đàn con một cách trìu mến, cảm thấy chồng mình giống như một người hùng vậy.
Người cha mặt mày hớn hở cười vui, tự hào nói với người bán vé: “Xin hãy cho chúng tôi tám vé trẻ em và hai vé người lớn. Tôi muốn cho lũ trẻ được tận hưởng một ngày hạnh phúc và đáng nhớ nhất!”.
Nhưng sau khi người bán vé cho biết tổng giá số tiền, hai vợ chồng ngây cả người như muốn ngất xỉu. Người mẹ thì lộ rõ vẻ thất thần, buông tay chồng ra, cúi gằm mặt xuống. Người cha môi miệng mấp máy, mồ hôi túa ra, mặt mày tái mét. Rõ ràng là họ không đủ tiền mua đủ số vé xem xiếc. Hai vợ chồng đứng ngây ra, không biết nói sao với lũ trẻ. 8 đứa con thì vẫn cứ vô tư, rất phấn khởi, thao thao không ngớt về buổi diễn xiếc mà chúng sắp được xem.
Sau khi tận mắt chứng kiến tất cả những điều này, cậu bé 10 tuổi khẽ nói bên tai cha mình: “Ông ấy phải nói sao với con mình đây? Bố xem, các bạn ấy đang phấn khích như vậy, nếu nói thật với họ, mọi người chắc sẽ thất vọng lắm!”.
Người bố nói: “Đúng vậy, với một người cha, tình cảnh này thật quá trớ trêu. Là một người cha, không gì tệ hơn việc thất hứa với con mình, khiến chúng cảm thấy thất vọng!”. Cả hai bố con đều muốn giúp đỡ họ, nhưng gia cảnh họ khi đó cũng không khá giả gì!
Người bố nói với con trai: “Nếu chúng ta không xem buổi diễn này nữa, con có đồng ý không?”.
Người bố nói tiếp: “Có những việc cần con tự mình đưa ra quyết định. Nếu con muốn giúp đỡ người khác, đôi khi cũng cần phải dũng cảm từ bỏ lợi ích của riêng mình. Con à, điều này có thể hơi khó khăn với con. Dẫu là như vậy, bố lại cảm thấy rất tự hào về điều đó. Con quyết định mau đi, phần còn lại hãy để cho bố!”.
Lưỡng lự một hồi, cậu bé chợt mở to mắt nói: “Bố, con đã quyết định rồi, chúng ta sẽ về nhà và nhường cơ hội này cho họ! Chuyện sau đó phải trông cậy vào bố ạ!”. “Được rồi, con trai! Hãy nhìn bố đây này!”.
Cậu vui vẻ đưa mắt dõi theo cha mình. Hành động tiếp sau đó của người cha khiến cậu không khỏi bất ngờ, thậm chí cả đời không thể nào quên.
Cha cậu mau chóng đi đến phía sau người đàn ông đó. Nhân lúc không ai để ý, ông ném số tiền vốn định dùng để mua vé xuống mặt đất, sau đó cúi người xuống nhặt số tiền đó lên, rồi vỗ nhẹ vào vai người đàn ông đang tiến thoái lưỡng nan kia, nói: “Này, anh ơi, anh làm rơi tiền này!”.
Người đàn ông đó ngây người một lúc, rồi cũng lập tức hiểu rõ đầu đuôi chuyện này là gì. Đây chính là một người tốt bụng vốn không hề quen biết đang muốn giúp đỡ mình, và chỉ bằng cách này mới có thể giúp ông giữ lại phẩm giá của một người cha trước mặt các con của mình.
Người cha đó không khỏi có chút bối rối. ”Có những điều không thể khiến cho lũ trẻ thất vọng được, anh hiểu không?”- người bố ghé tai người đàn ông đó nói khẽ, sau đó dúi tiền vào tay ông ấy, rồi nói lớn rằng: “May là tôi nhặt được đấy nhé!”.
Người đàn ông đó nhìn số tiền trong tay, hai bờ môi mấp máy, nước mắt lăn xuống hai gò má, run run xúc động, khẽ nói thì thầm : “Cảm ơn! Xin cảm ơn anh đã giúp tôi và cả nhà tôi một điều lớn lao như vậy! Hôm nay là sinh nhật của tôi, buổi xem xiếc này tôi đã hứa với tụi nhỏ từ lâu lắm rồi! Không ngờ giá vé lại tăng vọt! Cảm ơn anh đã giải cứu cho tôi, giúp tôi giữ lại hình tượng một người cha tốt trước mặt các con!”.
Người bố ra hiệu cho ông ta đừng nói tiếp nữa, và quay sang nói với lũ trẻ: “Tụi cháu có một người cha rất đáng tự hào, tụi cháu thật là may mắn lắm đấy!”. Tám đứa trẻ gần như đồng thanh nói: “Tất nhiên rồi ạ!”. Riêng người mẹ khẽ đưa tay gạt nước mắt và không nói nên lời.
Cậu bé và cha mình rời khỏi dãy người đang xếp hàng, cậu nhìn cha mình, nói một cách tự hào rằng: “Bố ơi, bố thật tuyệt vời!”. Cha cậu đã nói một câu đến giờ cậu vẫn nhớ như in: “Con có trách nhiệm giúp đỡ người khác, còn bố thì có trách nhiệm giữ gìn phẩm giá của họ.”
Câu chuyện tôi kể lại ở trên đã nói lên một đạo lý quý báu trong cuộc sống. Đó là khi bạn giúp đỡ người khác, đồng thời, đừng bao giờ quên gìn giữ phẩm giá cho họ…
Nghĩ về một số chuyện thiếu vị tha trên MXH, về nhân tình thế thái trong những ngày Sài Gòn lock down, tôi lại nhớ lời cha ông ta thường dạy: Của cho không bằng cách cho.
Và tôi lại nhớ tới một câu thơ của Rasun Gamzatov viết trước ngày Liên Xô sụp đổ năm 1991, xin nhắc lại để làm lời kết cho bài viết này:
“Hãy để cho bánh mỳ ngày một rẻ hơn!
Hãy để cho phẩm giá con người ngày một đắt hơn!“
Đà Nẵng: Một ca nhiễm Covid-19 là công nhân tại Khu công nghiệp Hòa Khánh Khuya 14/7, ông Phạm Phú Điềm, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho biết, vừa ghi nhận một trường ... |
Nhờ em gái chăm con, lên đường hỗ trợ TP.HCM chống dịch Chưa một lần rời xa con quá một ngày, thế nhưng khi nhận được lệnh lên đường chi viện cho TP.HCM, nữ điều dưỡng đã ... |
Nữ công nhân F1 có 6 người nhà F0: “Đến bây giờ, nhà tôi vẫn nhìn nhau từ xa” Ngay sau khi ổ dịch tại Công ty TNHH Hosiden Việt Nam bùng phát, chị Nguyễn Thị Nguyệt (khi đó là công nhân thuộc diện ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 16/09/2024 12:32
Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.
game doi thuong - 14/09/2024 13:54
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố hàng vạn trang sao kê tiền ủng hộ của đồng bào cả nước với người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ miền Bắc. Việc này chưa có tiền lệ, nên nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đã diễn ra.
game doi thuong - 11/09/2024 13:08
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.
game doi thuong - 09/09/2024 13:22
Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.
game doi thuong - 07/09/2024 14:44
Siêu bão Yagi bắt đầu đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh. Cơn bão này được đánh giá là “mạnh chưa từng có” trên đất liền Việt Nam. Người dân có nhiều lo âu nhưng cũng không ít nghĩa cử đẹp làm ấm lòng ngày giông bão.
game doi thuong - 04/09/2024 16:58
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…