Hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm cho người lao động khó khăn ở lại TP HCM |
Dịch bệnh đang diễn biến căng thẳng tại TP HCM, thành phố kêu gọi mọi người “ai ở đâu, ở đấy”. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương các quận, huyện, TP Thủ Đức, tiếp tục triển khai hỗ trợ tiền và nhu yếu phẩm đến từng nhà trọ của công nhân, người lao động khó khăn. |
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB & XH) TP HCM Lê Minh Tấn cho biết, thống kê tại các quận, huyện và TP Thủ Đức ghi nhận 1,58 triệu hộ lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19. Bước đầu khảo sát, số hộ lao động có hoàn cảnh khó khăn tập trung đông nhất ở quận Bình Tân với gần 266.800 hộ; thứ hai là quận Bình Thạnh với gần 215.700 hộ; thứ ba là huyện Bình Chánh với 179.700 hộ. Ngoài ra, quận 7 có gần 139.000 hộ, quận 8 có gần 112.000 hộ, TP Thủ Đức có gần 104.000 hộ. Các quận, huyện khác có từ 9.000 - 64.000 hộ. |
Người lao động khó khăn sẽ được thành phố hỗ trợ 1 triệu đồng/người và 10 kg gạo. |
“Từ thống kê tại các quận, huyện và TP Thủ Đức ghi nhận hơn 2,5 triệu người dân TP HCM đang gặp khó khăn do dịch Covid-19”, ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở LĐ - TB & XH TP HCM cho biết. Hiện nay, TP HCM đang huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ cho tất cả những người dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Việc hỗ trợ là vô điều kiện, không phân biệt hộ khẩu, ai khó khăn là được hỗ trợ. Dự kiến, mỗi người dân khó khăn sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng và 10 kg gạo. Việc hỗ trợ người lao động khó khăn TP HCM đã triển khai từ đầu tháng 7 đến nay. Không chỉ hỗ trợ về kinh tế, các phường, xã, quận, huyện, TP Thủ Đức còn hỗ trợ nhu yếu phẩm đến những hộ dân khó khăn, nằm trong khu phong tỏa… |
LĐLĐ quận Gò Vấp hỗ trợ người lao động trong khu cách ly. |
Trao đổi với phóng viên Cuộc sống an toàn, ông Phan Đình An - Chủ tịch UBND phường 6, quận Gò Vấp cho biết, hiện phường đã rà soát và lập danh sách những hộ gia đình khó khăn để hỗ trợ. Phường thông qua tổ dân phố và cảnh sát khu vực để đối chiếu không bị sót các hộ khó khăn. Hôm nay, phường cũng triển khai thêm đường link đăng ký cho người dân để rà soát lại các trường hợp. Dự kiến phường sẽ triển khai chi trả hỗ trợ cho người lao động khó khăn từ ngày 19/9. “Ngoài việc hỗ trợ tiền cho người lao động theo chính sách của thành phố, phường 6 đã tổ chức hỗ trợ rau, củ, quả, gạo và mì tôm từ giữa tháng 6/2021 đến nay. Lúc đầu, phường phát tặng cho khu phong tỏa, khu cách ly sau đó là hộ nghèo, hộ khó khăn rồi tiếp đến những người dân tại khu trọ hẹp, đông dân cư”, ông An cho hay. Ông An cho biết thêm, hiện nay trên địa bàn phường 6 có khoảng 170 F0 tính từ đợt dịch thứ 4, trong đó 102 trường hợp đã khỏi bệnh, có 23 F0 đang điều trị tại nhà và không có khu phong tỏa. Với những khó khăn của người dân, công nhân lao động, phường triển khai đường dây nóng, hotline zalo và số 1022, chỉ cần có thông báo của người dân gặp khó khăn là cán bộ phường sẽ hỗ trợ. |
Chị Nguyễn Thị Thanh - công nhân may tại TP Thủ Đức đã nghỉ phòng dịch được gần 2 tháng nay. Khu trọ của chị cũng bị phong tỏa, hằng ngày, chị nhận nhu yếu phẩm từ chính quyền địa phương hoặc nhà hảo tâm. Tiền phòng trọ tháng này chị cũng được giảm 300.000 đồng. Mới đây nhất, chị cũng nhận được phần quà là nhu yếu phẩm từ công đoàn. Chị Thanh quê ở Nghệ An, vào TP HCM làm việc đến nay gần 20 năm. Đây là lần đầu tiên chị chứng kiến dịch bệnh làm ảnh hưởng đến người dân nặng nề đến vậy. Gần 2 tháng sống trong khu phong tỏa, điều mà chị lo lắng nhất chính là sức khỏe của mình và tiền đóng trọ. “Tôi bị tật ở chân, đi làm bằng xe 3 bánh dành riêng cho người tàn tật. Ở một mình nên tôi rất sợ mình ốm đau, dịch bệnh này càng lo lắng hơn. Nghỉ gần 2 tháng tôi chưa rõ lương ở công ty tính thế nào, nhưng mỗi tháng phải trả 1,2 triệu tiền phòng trọ tôi lo không nổi. May quá, tháng này chủ trọ giảm cho 300.000 đồng. Khó khăn là vậy, nhưng vì bản thân đi lại khó khăn nên tôi không có ý định về quê. Ở quê có mẹ già, nên tôi không muốn mẹ lo lắng. Mỗi khi gọi điện về tôi luôn nói mình ổn”, chị Thanh bộc bạch. |
Khi biết tin TP HCM sẽ triển khai các gói hỗ trợ cho người lao động, chị Thanh mong muốn bản thân cũng được hỗ trợ phần nào để trang trải cuộc sống lúc khó khăn này. Bên cạnh đó, LĐLĐ TP HCM từ đầu mùa dịch thứ 4 đến nay vẫn luôn triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, các chương trình thiết thực nhằm chia sẻ khó khăn với người lao động. Công đoàn TP HCM và các quận huyện, TP Thủ Đức đã tổ chức các chương trình hỗ trợ lương thực, thực phẩm thiết yếu như “Siêu thị 0 đồng”, tổ chức đi chợ cho người lao động tại khu cách ly trên địa bàn dân cư và doanh nghiệp; chương trình “Bếp ăn yêu thương” ... Cán bộ công đoàn cũng hỗ trợ các khu phong tỏa và lực lượng phòng, chống dịch, vận động chủ nhà trọ có “Tổ công nhân tự quản” giảm giá thuê phòng, điện nước… Công đoàn cũng thực hiện chương trình kết nối hỗ trợ nông dân TP HCM tiêu thụ nông sản ... Tổng cộng LĐLĐ TP HCM đã chăm lo cho 518.503 đoàn viên, người lao động với kinh phí: 54.722.712.179 đồng (tính đến ngày 11/8/2021). |
TP HCM: Nhiều hoạt động hỗ trợ khẩn cấp cho người lao động
Đại dịch Covid-19 khiến đời sống người lao động tại TP.HCM gặp vô vàn khó khăn. Trước tình hình ấy, các cấp Công đoàn TP.HCM ... |
Ngừng việc hơn 1 tháng, nữ công nhân vẫn quyết tâm bám trụ TP HCM vì "chuyện bao đồng”
Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 ở TP HCM khiến những người như chị Nguyễn Thị Ánh (38 tuổi, quê Ninh Bình, công nhân Tổng ... |
Vượt 1200km, hai bố con lái xe cứu thương vào TP HCM xin tình nguyện chống Covid
Chú Đặng Tri Thông và con trai, Đặng Minh Trí bắt đầu hành trình hơn 1200km từ Quảng Bình vào TP Hồ Chí Minh. Qua ... |