Hỗ trợ người lao động thất nghiệp học nghề, tìm kiếm việc làm mới
Tỷ lệ lao động thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 qua hai đợt bùng phát là khá cao. Chính vì vậy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM cùng các ban, ngành, cơ quan chức năng đã định hướng tìm kiếm tạo cơ hội hướng nghiệp, tìm việc làm cho người lao động. Đây là sự giúp đỡ rất cần thiết và kịp thời đối với lao động thất nghiệp trong thời điểm này.
328.000 lao động bị mất việc, ngừng việc...
T
heo Sở LĐ-TB-XH TP HCM, đến đầu tháng 9/2020, toàn thành phố có hơn 21.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Đồng nghĩa với đó là hơn 328.000 lao động bị mất việc, ngừng việc, làm việc luân phiên. Trong số đó có đến 118.000 người lao động nộp hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Những con số này phản ánh rằng sự ảnh hưởng của dịch bệnh lên việc làm của người lao động là không hề nhỏ.
Trước vấn đề đó, chính quyền địa phương cùng các cấp, ngành LĐ-TB-XH thành phố đã cung cấp thông tin về các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động tương tự, phù hợp với tay nghề để công nhân tìm việc làm mới. Đây là hành động cần thiết để tăng cường chăm lo, hỗ trợ cho người lao động bị mất việc vì dịch bệnh.
Anh Nguyễn Huệ (quê Nam Định, vào TP HCM làm việc) đã thất nghiệp nhiều tháng nay nhưng vẫn chưa xin được việc làm. Hiện để có thu nhập, anh làm tất cả mọi việc từ vận chuyển đồ cho khách chuyển nhà đến làm xe ôm công nghệ, bốc vác ngoài chợ đêm…
“Tôi không ngờ năm nay lại khó khăn thế, đùng một phát dịch bệnh đến, tôi mất việc, nộp hồ sơ mãi không thấy gọi. Để có tiền, tôi đành làm nhiều công việc khác nhau. Không chỉ nuôi mình, tôi còn gửi tiền về quê cho gia đình nuôi con nữa. Cho nên không thể không làm gì dù chỉ một ngày”, anh Huê tâm sự.
Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP HCM, cho biết từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 172.561 lượt người và tạo ra 78.651 chỗ việc làm mới/135.000 chỗ việc làm theo kế hoạch của năm 2020. Sở LĐ-TB-XH TP HCM cũng đang có nhiều phương án giúp người lao động thất nghiệp sớm tìm được việc làm phù hợp. Trong đó, phương án tối ưu là tổ chức cho những lao động này được học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp.
TÌM KIẾM VIỆC LÀM, HƯỚNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG THẤT NGHIỆP
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tìm việc trong thời điểm dịch bệnh, Trung tâm Dịch vụ Việc làm TP HCM đã tăng cường hoạt động tư vấn , đào tạo lại nghề, giải quyết việc làm cho người lao động tại 6 chi nhánh trên thành phố.
Mỗi tháng 2 lần, trung tâm sẽ tổ chức phiên giao dịch việc làm ở các điểm sàn giao dịch để người lao động trực tiếp gặp doanh nghiệp tuyển dụng. Họ sẽ được tìm việc theo năng lực và nhu cầu của nhà tuyển dụng cũng được công khai để người lao động tìm kiếm.
Trước đó, khoảng trung tuần tháng 7/2020, Sở LĐ-TB-XH TP HCM cũng đã giới thiệu người lao động bị thôi việc vào các công ty khác có nhu cầu tuyển dụng cùng ngành. Cụ thể, 3.000 công nhân của Công ty PouYuen (quận Bình Tân, TPHCM) bị ngừng việc, trong đó có khoảng 800 công nhân có nguyện vọng ở lại thành phố làm việc. Sở đã tìm kiếm doanh nghiệp có cùng ngành sản xuất để giới thiệu số công nhân này chuyển sang làm việc tại đó.
Còn những người lao động thất nghiệp khác có nhu cầu đào tạo nghề cũng được thành phố hỗ trợ đưa vào học ở hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp nghề. Điều này giúp họ có thể , phát triển công việc, ổn định sau này. Thêm nữa, trong quá trình đào tạo nghề, người lao động cũng được vay vốn từ các nguồn quỹ quốc gia về việc làm, tổ chức tài chính CEP dành cho công nhân...
Ngọc Châu (19 tuổi, quê Bình Thuận, từng làm công nhân cho một công ty may ở quận 12) bị chấm dứt hợp đồng lao động do công ty cắt giảm nhân sự vì dịch bệnh, đã chuyển sang học nghề làm tóc, làm móng. Chị Châu chia sẻ rằng, chị đã suy nghĩ nhiều đến việc có nên đi xin việc ở công ty khác trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP HCM nữa không? Khoảng thời gian đó xin việc quá khó khăn, các công ty đều , nếu có chỉ là thời vụ rất bấp bênh. Cho nên chị quyết định đi học nghề, kiếm một cái nghề lâu dài cho mình.
“Tôi thấy nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ khá cao nên tôi đã ấp ủ suy nghĩ đi học nghề từ lúc làm công nhân, nhưng cứ chần chừ mãi. Thế rồi dịch bệnh đến, công ty cho nghỉ, tôi đã suy nghĩ nghiêm túc hơn về chuyện này. Đến bây giờ, tôi đã được thử sức mình với công việc làm đẹp cho mọi người”, chị Châu bày tỏ.
Chọn học nghề, tôi sẽ được ổn định hơn trong tương lai. Không thể cứ đi làm công nhân mãi được.
Bài: Nguyễn Nga
Ảnh: Nguyễn Nga
Đồ họa: Russia