|
có thể được hiểu là những giấy tờ chứng nhận y tế, cung cấp bằng chứng về việc người đó đã được tiêm vaccine Covid-19 hay chưa. Trong thời điểm Covid-19 vẫn đang có những diễn biến rất phức tạp trên thế giới, “hộ chiếu vaccine” có thể sẽ là công cụ giúp người đã tiêm phòng đầy đủ nhập cảnh được thuận lợi hơn. “Hộ chiếu vaccine” giống như bằng chứng để giúp con người đi lại, đảm bảo an toàn trong đại dịch. |
Cấp bách triển khai Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã cấp “hộ chiếu vaccine” cho công dân. Bên cạnh đó, các quốc gia như Thái Lan, Iceland, Đan Mạch, Thụy Điển... cũng đang có kế hoạch triển khai cấp “hộ chiếu vaccine” cho công dân nước mình. “Hộ chiếu vaccine” được cấp cho người đã được và là bằng chứng để giúp đi đến một quốc gia khác một cách thoải mái, đảm bảo an toàn trong đại dịch. Ngay tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và các địa phương vào trung tuần tháng 3, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu từng bước, chuẩn bị tốt các phương án triển khai áp dụng “hộ chiếu vaccine” và giao thương có sự kiểm soát. |
"Hộ chiếu vaccine" giống như bằng chứng giúp người đã tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19 đi đến quốc gia khác một cách thoải mái, đảm bảo an toàn trong đại dịch. Ảnh: baomoi.com |
Thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chỉnh phủ, Bộ Y tế hiện đang thảo luận với các bộ, ngành liên quan triển khai giải pháp kỹ thuật, chính sách hướng dẫn thực hiện “hộ chiếu vaccine”, tạo điều kiện cho giao thương, đi lại thuận lợi cho người dân Việt Nam và những người đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 ở các nước. Cùng với đó, tiếp tục làm việc với các nước trên thế giới về việc chấp nhận “hộ chiếu vaccine” thông qua mã QR-code. Cách thức này dựa vào 2 dữ liệu cơ bản: Số thẻ bảo hiểm y tế hoặc chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân. Theo đó, khi đến tiêm vaccine Covid-19 người dân cung cấp thông tin cá nhân để được kiểm tra trên hệ thống xác nhận. Sau khi tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19, hệ thống thông tin sẽ được cập nhật lên mã QR-code, xác thực cho người dân. Khi đi nước ngoài, người dân được quét mã QR-code, truy cập vào đúng nguồn dữ liệu, xác thực thông tin các mũi tiêm của người dân. “Hộ chiếu vaccine” thông qua mã QR-code. Ảnh: baogiaothong.vn Cũng theo Bộ Y tế, để thuận lợi cho việc xác thực thông tin các mũi tiêm của người dân. Trong thời gian tới, khi tiêm vaccine Covid-19 người dân phải tải ứng dụng hồ sơ điện tử khai báo lại thông tin cần thiết. |
Phối hợp thực hiện Hiện Bộ Y tế đang phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel thực hiện việc rà soát và triển khai giải pháp “hộ chiếu vaccine”. Theo giải pháp phối hợp này, yêu cầu khi triển khai "hộ chiếu vaccine" Covid-19, /căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế để xác thực thông tin người đi tiêm. Thông tin người dân đến tiêm thu thập từ 2 nguồn: Do cơ sở y tế lập danh sách đối tượng theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ; do người dân đến trực tiếp cơ sở y tế để cung cấp thông tin. Khi triển khai "hộ chiếu vaccine" người dân đến tiêm cần mang theo CMND/CCCD hoặc thẻ BHYT để xác thực thông tin. Ảnh: vietnamnet.vn Cùng phối hợp triển khai, Hãng hàng không Vietnam Airlines sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng, thử nghiệm “hộ chiếu vaccine”. Vietnam Airlines là một trong những hãng hàng không thực hiện nhiều chuyến bay quốc tế trong thời gian dịch bệnh với năng lực phòng, chống dịch dẫn đầu ngành hàng không, kinh nghiệm của Vietnam Airlines sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các cơ chế, chính sách phù hợp đối với “hộ chiếu vaccine”. Sớm triển khai "hộ chiếu vaccine" ở Việt Nam giúp hồi phục thị trường du lịch quốc tế. Ảnh: plo.vn Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam đến thời điểm này đang được kiểm soát tốt, thị trường vận tải hàng không và du lịch nội địa đã từng bước phục hồi. Tuy nhiên, việc mất toàn bộ thị trường quốc tế trong thời gian qua đã khiến các doanh nghiệp vận tải hàng không, du lịch doanh thu bị giảm nhiều. Chính vì vậy, việc xem xét chấp nhận “hộ chiếu vaccine” tại Việt Nam là giải pháp tốt và cần thiết trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên toàn cầu. |
Bài viết: Nguyễn Liên (T.H)
|