Hiểu đúng về bệnh cúm để tránh mắc sai lầm dẫn tới tử vong
Đời sống - 22/12/2019 10:36 Ánh Dương (T.H)
Dù là một người hoàn toàn khỏe mạnh, bạn vẫn có thể bị cúm mùa viếng thăm cơ thể ít nhất là trong vài ngày trong năm, nguy hiểm hơn chúng có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe dẫn đến tử vong. Ảnh: Minh họa |
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, bệnh cúm là bệnh do virus chứ không phải cảm cúm dân gian thông thường nhưng đa phần mọi người vẫn nhầm lẫn. Khi bị bệnh do virus thường hay bị sốt cao, đau nhức cả mình, đau đầu kèm triệu chứng hô hấp. Còn cảm thông thường, chủ yếu triệu chứng hô hấp mà không có sốt cao.
Triệu chứng ban đầu của cúm có vẻ giống như cảm lạnh thông thường, đi kèm với sổ mũi, hắt hơi, đau họng. Tuy nhiên, cảm lạnh thường phát triển chậm, trong khi cúm có xu hướng phát triển đột ngột. Dấu hiệu thường gặp của cúm như: Sốt trên 38 độ C, đau cơ bắp, cảm giác ớn lạnh, đau đầu, ho khan, mệt mỏi, ghẹt mũi, đau họng.
Cúm lành tính, nhưng nếu coi thường cũng dễ nguy hiểm tính mạng. Đặc biệt đối với những trường hợp như trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính tiểu đường, tim mạch, phổi mạn tính có sức đề kháng suy giảm dễ có biến chứng viêm phổi, đe dọa tính mạng.Các chuyên gia cho rằng, việc chữa trị sai lầm dễ khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Khi cơ thể cảm cúm yếu ớt, nếu đổ mồ hôi nhiều dễ gây mất nước, kiệt sức, sức đề kháng giảm làm bệnh nặng hơn. Nếu tự điều trị theo cách truyền miệng như xông nước lá hoặc tự ý truyền nước mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ thì sẽ rất nguy hiểm.
Phương pháp xông lá có tác dụng nhưng không phải lúc nào cũng xông được và không phải ai cũng làm. Những trường hợp như người đang sốt cao, ra nhiều mồ hôi; sốt siêu vi; cơ thể suy nhược; trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh… không nên lạm dụng. Trường hợp cảm đến ngày thứ 3 trở đi mà các triệu chứng không giảm cũng không nên xông. Việc xông hơi nước lá quá nhiều, quá lâu có thể dẫn tới việc mất nước cơ thể do ra nhiều mồ hôi, cơ thể suy kiệt hơn.
Việc tự ý truyền nước mà không thăm khám, xét nghiệm rất dễ nguy hiểm tính mạng bởi cần phải xác định bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì. Truyền dịch sẽ có tác dụng tốt trong trường hợp bệnh nhân sốt quá cao, nôn quá nhiều làm mất nước, bệnh nhân tiêu chảy đi ngoài mất nước, không ăn uống được… Trường hợp cảm cúm có mất nước nhưng vẫn ăn uống được nên bù nước qua đường uống tốt thì sẽ tốt hơn.
Cảm cúm là bệnh do virus mà theo khuyến cáo về y tế, các bệnh do nhiễm virus nói chung và bệnh cảm sốt, cảm cúm nói riêng đều không nên uống các loại thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc, lạm dụng thuốc dễ dấn tới tình trạng kháng thuốc.
Tamiflu được các bố mẹ truyền tai nhau mua để chữa cúm cho gia đình, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo việc tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ định là rất nguy hiểm. Không phải bệnh nào cũng phải sử dụng đến thuốc này, chúng chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt mắc cúm trên nền bệnh viêm phổi hoặc kèm các biến chứng khác.
Hầu hết những bệnh nhân bị cúm có thể điều trị tại nhà, nhưng nếu bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu và có khả năng xuất hiện các biến chứng thì người bệnh nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ.
Đối với bệnh cúm, phòng ngừa chủ động được xem là cách thức hữu hiệu nhất. Những biện pháp phòng ngừa cúm cần chú ý thực hiện đó là : Rửa tay kỹ lưỡng và thường xuyên là một cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng thông thường. Hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn nếu xà phòng và nước không có sẵn. Che miệng và mũi khi bạn hắt hơi hoặc khi ho để tránh làm nhiễm bẩn bàn tay của bạn, ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc vào khu vực bên trong khuỷu tay của bạn. Tránh đám đông trong mùa cao điểm của cúm. Cúm lây lan dễ dàng bất cứ nơi nào mọi người tụ tập, trong các trung tâm chăm sóc trẻ em, trường học, tòa nhà văn phòng, khán phòng và giao thông công cộng. Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm. Trong trường hợp bị nhiễm vi rút cúm, hãy ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi cơn sốt của bạn giảm bớt để phòng tránh lây nhiễm cho người khác. Tiêm vắc-xin cúm mùa.
Những điều cần chú ý để tránh lây cúm cho cả nhà và những người xung quanh
Theo BS Nguyễn Thị Hiệp, Khoa A4B - Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm đã có những cảnh báo, người chăm sóc bệnh nhân bị cúm cần phải lưu ý để không lây nhiễm cảm cúm sau:
Cần đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với người cảm cúm, nhỏ mũi thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng nước rửa tay diệt khuẩn. Tuyệt đối không ăn thức ăn thừa của người bị cảm cúm.
Đồ dùng của người cảm cúm như bát, đũa, thìa, cốc, chén… hằng ngày nên luộc sôi, tốt nhất là nên dùng riêng, không ôm áo quần bẩn của người bệnh vào người.
Chú ý bồi dưỡng thêm chất bổ để đảm bảo sức khỏe khi chăm người bệnh cảm cúm, nên ăn thêm gia vị như tỏi, gừng, hành… làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn. Ăn nhiều rau quả trái cây tươi chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, quýt… để tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cảm cúm. Mỗi ngày nên uống 1 ly trà gừng ấm và 1 ít tỏi băm nhuyễn pha nước để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây bệnh cảm cúm.
Khăn giấy của bệnh nhân cảm cúm đã sử dụng nên để trong túi và xử lý với các loại rác thải khác. Khi thấy dấu hiệu của bị cảm cúm như: Sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy, mắt đỏ, gai gai rét, phải cách ly và khám, điều trị ngay.
Cam vào vụ vừa ngon, rẻ lại vừa bổ dưỡng, đối với những tín đồ thích ăn cam thì thời điểm này là quá lý ... |
Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), ngoài thuốc Tamiflu do Italia sản xuất, hiện nay trên thị trường Việt Nam ... |
Nợ xấu không phải là một vấn đề "mới lạ" đối với các ngân hàng hiện nay, nhưng làm sao để "an toàn" và khiến ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 17/10/2024 05:47
Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.
Đời sống - 16/10/2024 10:39
Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.
Đời sống - 14/10/2024 20:59
Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là khi thấy học trò đến lớp mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.
Đời sống - 07/10/2024 16:30
Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Đời sống - 04/10/2024 16:31
Nhiều người trẻ có xu hướng thay đổi công việc với những lý do như: thử sức môi trường mới, tìm chế độ tốt hơn,... Song, quá trình tìm kiếm công việc mới gặp nhiều rào cản do hầu hết các nhà tuyển dụng ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu cho các ứng viên.
Đời sống - 02/10/2024 18:38
Trong bối cảnh giá vàng bất ngờ leo thang, giá liên tục “nhảy múa” mà thu nhập của công nhân lao động còn eo hẹp, liệu đây có còn là lựa chọn tích lũy an toàn và hiệu quả nhất?