Hành trình vượt hàng trăm cây số về quê ăn Tết của công nhân
Người lao động - 08/02/2024 19:00 Ngọc Huyền Ngọc Huyền
Những vất vả lần đầu mới kể
Từ Phú Yên vào Bình Dương làm công nhân đã hơn 5 năm, Tết này là lần thứ 3 anh Dương Lê Đô quyết định tự chạy xe máy về quê. Anh Đô nói, đây là phương tiện khiến anh có thể chủ động cho hành trình và ít tốn kém.
“Trước giờ tôi chưa khi nào có ý định sẽ đi máy bay phần vì đắt đỏ, phần nữa là do bất tiện. Trong những năm đầu mới vào thành phố tôi cũng đi xe khách như mọi người. Tuy nhiên, mỗi dịp Tết đến giá vé xe tăng gấp 2, gấp 3 lần ngày thường, chưa kể đến việc đặt vé xe ngày Tết tương đối khó. Có nhiều năm tôi phải nằm đường luồng vì không đặt được giường. Nằm ngay đường đi rất bất tiện, đôi khi người ta đi qua rồi đi lại còn dẫm lên mình. Cũng phải trả cùng mức giá nhưng tôi chỉ có một khoảng trống nhỏ để ngồi, lắm lúc mỏi quá, muốn nằm xuống nhưng cũng chẳng có chỗ vì quá chật”, nam công nhân Công ty TNHH White Feathers International kể.
Năm nay, anh Đô cùng một vài người bạn đồng hương đã rủ nhau lập team cùng “phượt” về quê.
Anh Đô chuẩn bị về quê ăn Tết với gia đình - Ảnh: NVCC |
Làm việc tại Công ty TNHH Advanced Multitech Đồng Nai, Tết nay chị Trang (quê Phú Yên) cũng lựa chọn về quê bằng xe máy thay vì đi xe khách như mọi năm.
Lý do được chị đưa ra tương tự anh Đô. Hơn nữa, việc đặt vé khó khăn, lại tốn kém khiến chị Trang cảm thấy mệt mỏi. Nhận được lời mời lập team chạy xe về của một vài người bạn, chị gật đầu ngay.
“Năm nay vé xe tăng gấp đôi so với mọi khi, bình thường tôi về chỉ khoảng 300 ngàn đồng thì nay lên tới 600 ngàn đồng, chưa kể chi phí mang xe máy về để tiện đi lại mất 500 ngàn đồng nữa. Vì thế tôi quyết định cùng một vài người bạn đi về bằng xe máy. Dạo này tôi lướt mạng xã hội thấy nhiều người lập team chạy xe về quê ăn Tết, tôi thấy đây là một trải nghiệm tương đối mới nên muốn thử xem nó như thế nào, nếu được thì năm sau chúng tôi sẽ tiếp tục tự chạy xe để chủ động và tiết kiệm hơn”.
Người lao động đa phần có thu nhập thấp, có nhiều khoản phải chi tiêu mỗi dịp Tết đến. Do vậy, mọi thứ đều phải được cân đo, đong, đếm một cách kỹ lưỡng để làm sao tiết kiệm tối đa mức chi phí cần bỏ ra. Vì mong muốn có một cái Tết sum vầy bên gia đình, anh Đô và chị Trang chấp nhận đi hàng trăm cây số để trở về nhà.
Hành trình hàng trăm cây số
Dậy từ tờ mờ sáng để khởi hành, anh Đô đã chuẩn bị sẵn đồ đạc tối hôm trước để có thể bắt đầu hành trình về quê của mình đúng như kế hoạch. Quãng đường từ khu trọ về quê anh Đô hơn 400 cây số, trong điều kiện bình thường, chạy xe máy mất khoảng 8 đến 10 tiếng.
Hành trang anh Đô mang theo tương đối đơn giản, chỉ vài bộ quần áo và phần quà Tết của Công ty.
“Tôi đi về cùng với bạn nên hai đứa thống nhất chỉ mang những đồ cơ bản về, xe máy nhỏ, chất đồ quá cồng kềnh di chuyển sẽ khó khăn, chạy đường xa rất dễ gây nguy hiểm. Những ngày cuối năm, đường phố xe cộ rất đông đúc, đặc biệt là đường quốc lộ thì xe tải, xe container nhiều vô kể, chúng tôi đi hai người mệt quá thì đổi lái, hoặc ghé vào quán nước nghỉ một lát cho đỡ mệt mới đi tiếp”, anh Đô chia sẻ.
Video: công nhân đi xe máy về Tết
Với trải nghiệm 3 năm chạy xe máy về quê ăn Tết, anh Đô nói bên cạnh việc tiết kiệm chi phí, chủ động thời gian thì cũng gặp không ít trường hợp “dở khóc, dở cười”.
“Những năm đầu vì chưa có kinh nghiệm nên tôi mang rất nhiều đồ về nhà: nào quà bánh, nào quần áo, đồ đạc... Tuy nhiên, chạy xe đường xa đồ đạc vướng víu khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn hơn, lắm lúc còn suýt ngã. Không chỉ thế, đôi lúc tôi còn bị hết xăng, hỏng xe giữa đường phải nhờ những người xung quanh giúp đỡ", anh kể.
Sau đó, anh Đô dần rút kinh nghiệm để hành trình về Tết được an toàn. Trước ngày về quê, anh sẽ đi thay nhớt và kiểm tra lại xe. Anh cũng tìm hiểu và nhớ vị trí các cây xăng trên đường để nạp đúng lúc.
Anh Đô kể, có lần chạy xe mệt và buồn ngủ song vẫn ráng đi tiếp, suýt nữa va vào xe khác. Điều này quá nguy hiểm và anh rút kinh nghiệm sẽ vào quán nước nghỉ ngơi cho tỉnh táo mới tiếp tục hành trình.
"Về nhà có chậm hơn một chút nhưng mà an toàn", anh nói.
Lần đầu trải nghiệm về quên bằng xe máy chị Trang cũng có nhiều cảm xúc đan xen. Với chị đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Thế nhưng chị Trang cho rằng nữ giới chạy xe đường dài đòi hỏi phải có sức khỏe tốt và tay lái cứng.
Một điểm dừng chân nghỉ ngơi trên đường về quê của Trang và nhóm bạn - Ảnh: NVCC |
“Đây là lần đầu tôi tự chạy xe về quê, việc phải đi xe 9 - 10 tiếng liên tục khiến tôi cảm thấy tương đối mệt, cả người đau mỏi. Chi phí cho một chuyến đi chia ra tương đối rẻ, chúng tôi chạy về luôn không nghỉ qua đêm tại khách sạn, chỉ ghé vào ăn uống dọc đường. Cộng cả chị phí xăng xe và ăn uống chia ra mỗi người chỉ khoảng chưa đến 300 ngàn đồng. Số tiền tiết kiệm được, tôi có thể mua thêm cho em gái hay bố mẹ ở nhà bộ quần áo mới”, chị Trang cho biết.
Hành trình dài đầy vất vả, thời tiết khi nắng, khi mưa nhưng anh Đô, chị Trang và những người bạn vẫn rất hứng khởi vì được về quê ăn Tết với gia đình. Trên đường đi mọi người hỗ trợ nhau khi gặp sự cố, cùng giúp nhau có một hành trình an toàn. Băng qua hàng trăm cây số, cuối cùng sau một năm nỗ lực làm việc, những công nhân xa quê cũng có một cái Tết đầm ấm bên gia đình.
Video: 8 lưu ý người lao động đi xe máy về quê cần biết.
Nữ công nhân hơn 30 năm đón giao thừa ngoài đường Chị Kim Anh là một trong 300 công nhân lao động được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà Tết, chiều 28 tháng ... |
Qua ròng rã khó khăn sẽ vui ngày mới về… Đã mấy dịp Tết, hình ảnh những phần quà Tết buộc ngay ngắn ở phía sau xe máy của công nhân Công ty Sản xuất ... |
Chuyến tàu Xuân nghĩa tình đưa công nhân về Tết Sau 10 năm mưu sinh tại TP HCM, chị Tuyền Giang mới được về Quảng Ngãi ăn Tết cùng gia đình. |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.