Hành trình phức tạp của virus corona trong cơ thể người như thế nào?
Đời sống - 19/04/2020 00:05 Nhã Khanh
Trên thế giới có gần 2,3 triệu người nhiễm Covid-19. Ảnh: Reuters |
Covid-19 khởi phát tại Vũ Hán (thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) từ tháng 12/2019, sau đó xuất hiện ở 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 2,3 triệu người nhiễm, trong đó có hơn 156.000 ca tử vong. Mỹ và châu Âu hiện là các vùng dịch lớn nhất trên thế giới.
Ngay từ khi ghi nhận những ca bệnh đầu tiên ở Trung Quốc, các bác sĩ đã biết về việc chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) tấn công vào phổi. Nhưng đến nay, họ còn chứng kiến các bệnh nhân nặng phải chịu tổn thương ở trên khắp cơ thể, từ thận đến tim.
Tiến sĩ Eric Cioe- Peña, một bác sĩ khoa cấp cứu, đồng thời là giám đốc Y tế toàn cầu của mạng lưới chăm sóc sức khỏe Northwell Health tại New York (Mỹ) cho biết, trong khi phổi là mục tiêu tấn công của virus, do hệ miễn dịch của chúng ta phản ứng quá chậm trước sức mạnh tấn công của virus corona, nên virus này thực sự còn có thể di chuyển xung quanh và tuần hoàn đến khắp nơi trong cơ thể của chúng ta.
Chủng mới của virus corona xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp, từ miệng hoặc mũi và sau đó vào phổi. Do đó, để xâm nhập được vào tế bào người, virus này cần liên kết được một loại enzyme có trên bề mặt của tế bào hô hấp. Nhưng một khi đã xâm nhập được vào tế bào con người thì virus có thể đi vào tận mạch máu, sau đó từ mạch máu xâm nhập và tấn công các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.
Virus corona có thể tấn công nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể người. Ảnh: USA Today |
Bác sĩ Cioe- Peña giải thích: “Một khi vào cơ thể người, virus không gặp khó khăn trong việc tấn công nhiều loại tế bào khác nhau. Đó là điều không may vì nó gây ra vấn đề cho mọi cơ quan nội tạng”.
Trong quá trình tham gia điều trị cho những bệnh nhận nhiễm Covid-19 nặng ở phòng cấp cứu, bác sĩ Cioe-Peña đã gặp những trường hợp viêm cơ tim do virus và đã có trường hợp bệnh nhân tử vong vì nguyên nhân trên.
Trước đó, một nghiên cứu nhỏ được công bố ngày 27/3 trên Tạp chí JAMA Cardiology chỉ ra rằng, hơn 1/5 số bệnh nhân bị tổn thương tim vì nhiễm Covid-19 ở Vũ Hán (Trung Quốc).
Vì sao virus corona có thể xâm nhập nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể?
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết rõ về khả năng miễn dịch của các bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục. |
Virus corona mới có thể xâm nhập cả vào tim và phổi vì mỗi cơ quan đều chứa tế bào được bao phủ bởi protein mang tên là enzyme chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2), đóng vai trò như là cửa ngõ để virus xâm nhập vào trong tế bào. Những cơ quan nội tạng khác như dạ dày, ruột cũng có loại enzyme này. Trên thực tế, một số bệnh nhân không có triệu chứng hô hấp mà thay vào đó là xuất hiện triệu chứng đường ruột, thì có nghĩa là virus đã xuất hiện tại ruột non và đôi khi là cả ruột già.
Bác sĩ Cioe-Peña chia sẻ, đôi khi ở những ca bệnh nhẹ, ông cũng phát hiện enzyme gan tăng cao. Điều này chứng tỏ virus SARS-CoV-2 đang xâm nhập tế bào gan. Khi các tế bào gan chết, chúng sẽ giải phóng enzyme vào mạch máu. Thế nhưng, gan lại có khả năng tái tạo cực tốt, vì vậy tổn thương do virus gây ra có thể không kéo dài. Bên cạnh đó, đôi khi bác sĩ cũng ghi nhận về một số trường hợp bệnh nhân cũng có dấu hiệu suy thận.
Trong khi suy tạng có thể là kết quả do virus xâm nhập trực tiếp vào tế bào, hệ miễn dịch gây ra phần lớn tổn thương cho các cơ quan. “Bão Cytokine” là hiện tượng là trong đó đội quân tế bào miễn dịch được phóng thích vào trong mạch máu và tấn công những mô khỏe mạnh ở trong cơ thể, gây ra tổn thương phổi và suy đa tạng. Đây là phản ứng thái quá khiến cho cơ thể đình trệ.
Theo Tiến sĩ Erin Michos, phó giám đốc phòng ngừa bệnh tim mạch ở Trường Y Johns Hopkins, Mỹ, cho biết, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ tại sao nhiều người lại có phản ứng miễn dịch mạnh hơn so với người khác, nhưng đó cũng có thể là do di truyền.
Hiện tượng “Bão Cytokine” có thể ảnh hưởng tới não bộ. Các bác sĩ gần đây cũng bổ sung việc mất khứu giác và vị giác vào danh sách các triệu chứng của Covid-19. Đây có thể là dấu hiệu virus SARS-CoV-2 xâm nhập và hệ thần kinh và khu vực não bộ phụ trách khứu giác.
Theo bác sĩ Cioe-Peña, bất kỳ loại virus mới nào truyền sang người thì cũng có thể lây nhiễm khắp cơ thể vì hệ miễn dịch chưa từng gặp virus nào như vậy trước đó. Khi người bệnh đã phát triển được miễn dịch với virus đó thì tình trạng bị tấn công nhiều bộ phận sẽ giảm xuống.
Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết rõ về khả năng miễn dịch của các bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục. Tuy nhiên, dù không phát triển miễn dịch đầy đủ, nhưng nếu sống sót sau khi nhiễm SARS-CoV-2 thì chắc chắn những bệnh nhân này sẽ mắc dạng nhẹ hơn với ít tổn thương đa tạng hơn khi bị lây nhiễm virus lần thứ hai.
Xem video:
(Theo Livescience, Reuters)
Bên cạnh dịch Covid-19, trong những ngày qua, dư luận xã hội cũng dành nhiều sự quan tâm, chú ý tới những thông tin liên ... |
Tính đến 7h sáng ngày 18/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,2 triệu người nhiễm virus ... |
Hàng giả là nguy hiểm nhưng NGƯỜI GIẢ còn nguy hiểm hơn, chính họ đang làm xói mòn ghê gớm lòng tin của nhân dân. ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 01/11/2024 20:11
Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.
Đời sống - 31/10/2024 21:30
Miền Trung đang bước vào mùa bão lũ. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều địa phương đã bị thiệt hại nặng trong những đợt mưa bão tháng 10, nhất là cơn bão Trà Mi. Cùng với lực lượng công an, các chiến sĩ, bộ đội, lực lượng dân quân đại phương cũng tất tả ngược xuôi giúp, giầm mình trong mưa bão để gia cố từng mét kè biển, nhặt từng tấm tôn, tấm ngói bão thổi bay để giúp nhân dân ổn định đời sống, vượt qua những khó khăn, mất mát.
Người lao động - 30/10/2024 16:42
Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.
Đời sống - 29/10/2024 19:50
Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.
Đời sống - 26/10/2024 22:31
Để đảm bảo an toàn cho người lao động trên biển trước khi bão số 6 (Trà Mi) đổ bộ vào đất liền, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã triển khai các giải pháp ứng phó với bão, chú trọng huy động người lao động trên biển vào đất liền trú ẩn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.
Đời sống - 25/10/2024 10:56
Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV về dự thảo Luật Nhà giáo.